Powered By Blogger
VNCH MỘT NỀN KINH TẾ PHỒN THỊNH


Tuy chỉ hiện diện trong khoảng 20 năm ngắn ngủi, nước Việt Nam Cộng Hoà cũng kịp ghi lại nhiều dấu ấn. Các chánh phủ VNCH, ở thời đệ Nhất và đệ Nhị Cộng hoà, dù đối diện vô vàn thách thức, dù phải đương đầu với võ lực xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản từ phương bắc, vẫn đủ sức điều hành một xứ sở với gần 20 triệu người một cách hiệu quả trong chừng mực có thể. Với các thành tựu điểm qua trong bài này, ở những lãnh vực kỹ nghệ, giáo dục, văn hoá… VNCH đóng góp một cái nền, một cái khung chắc chắn. Sự ảnh hưởng của nó lên cách tổ chức, ý thức, và đời sống người Việt về sau này sẽ cần thêm thời gian để người ta nhận biết rõ. Thời VNCH cũng tạo ra một lớp người mới, có tri thức, chánh trực, hết lòng phụng sự quốc gia. Chỉ tiếc rằng sau một cơn biến động, đa phần trong số họ không có cơ hội giúp phục hưng xứ sở, thậm chí còn phải hứng chịu nhiều sự trả thù ác hiểm. Thế cho nên, dù đã thôi tồn tại 41 năm rồi, VNCH vẫn còn được nhiều người nhắc nhở, nửa như niềm hãnh diện chưa phôi phai, nửa như nỗi lưu luyến dịu dàng, về một thời thanh xuân cũ, về cái buổi ban đầu trẻ trung nhiều hứa hẹn… Và có lẽ, từ nỗi nhớ nhung nhẹ nhàng này của nhiều người Việt, sẽ bật ra những tia hy vọng, hướng về một tương lai khác hơn, về sự phục sinh của các giá trị đẹp, và sự rõ ràng sòng phẳng với nhiều sự thật lịch sử còn ẩn khuất.
Nền Đệ Nhất Cộng Hoà, với các quốc sách táo bạo, kêu gọi đầu tư, đã giúp mở mang nhiều ngành kỹ nghệ. Sang Đệ Nhị Cộng Hoà thì các ngành vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm, cùng nhiều dịch vụ lại gặp thời thi triển mạnh mẽ.
Đến đầu thập niên 1970, VNCH đón nhận một tin khả quan: việc phát hiện mỏ dầu Bạch Hổ. Theo dự trù của các chuyên gia, Miền Nam sẽ sản xuất ra dầu hoả từ khoảng 20 giàn khoan trễ nhất vào năm 1977, đem về cho quốc gia nguồn ngoại tệ thiết yếu. Tiếc thay, công việc dở dang thì đại cuộc sụp đổ.


Vài nét về nền kinh tế VNCH.

Như đã nhắc bên trên, ngay từ 1957, VNCH dưới quyền điều hành của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đã ban hành nhiều kế sách đầu tư mạnh mẽ, nhằm thu hút các nhà kỹ nghệ nội địa lẫn ngoại quốc bỏ vốn làm ăn. Đổi lại, chánh phủ dành cho họ nhiều ưu đãi thuế khoá, giảm lệ phí thuê mướn cơ sở, đất đai... Đây có thể nói là những quyết sách mang tầm chiến lược, tạo cơ hội phát triển chưa từng thấy cho các ngành công nghiệp nhẹ. Để đối chiếu, đến mãi 1986, lúc cận kề cơn khánh tận của đường lối "kinh tế xã hội chủ nghĩa", nhà cầm quyền Hà Nội hiện tại mới bắt chước "mở cửa đầu tư", vừa kịp thoát hiểm.

Ngoài kêu gọi đầu tư, có nhiều chánh sách thời Đệ Nhất Cộng Hoà đã đặt nền móng cho sự bền vững của Miền Nam hơn một thập niên sau: việc thành lập Phủ Tổng Ủy Dinh Điền có thẩm quyền trên những cuộc khai khẩn đất hoang, chánh yếu ở Cao nguyên Trung phần; mở Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia đặt dưới quyền Phó Tổng Thống; xin vào Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế; khuếch trương Quốc Gia Doanh Tế Cuộc, sau đến Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ, nhằm yểm trợ giới doanh gia mới khởi nghiệp, v.v...


Trước sân của Hạ Viện VNCH trước 1975

Những thành tựu đáng kể


Trong khoảng 20 năm hiện hữu của VNCH, ngành công nghiệp nhẹ tăng khoảng 250% đến 300%. Kinh tế vẫn chánh yếu đặt trên dịch vụ (chiếm hơn 50% tổng sản lượng quốc gia). Cuối thập niên 1950, VNCH xây xa lộ Biên Hoà ở phía Bắc Sài Gòn, là công trình giao thông công cộng có thể nói tân tiến nhất toàn vùng Đông Nam Á khi đó.
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tích cực triển khai chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dựng lên để bảo hộ một loạt ngành công nghiệp nhẹ. Kết quả phải kể đến nhà máy giấy đầu tiên ở Việt Nam: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961) ở Biên hòa, thỏa mãn 30-40% nhu cầu tiêu thụ giấy trong nước; hai xưởng dệt Vinatexco và Vimytex với năng suất 13,2 triệu mét vải mỗi năm; nhà máy thủy tinh Khánh Hội năng suất 15.000 tấn/năm; hai nhà máy xi măng, một ở Hà Tiên, một ở Thủ Đức với năng suất 540.000 tấn mỗi năm; và đập thủy điện Đa Nhim, hoàn thành năm 1961. Đồng thời, các loại máy móc, kim loại - những đầu vào cho các ngành được bảo hộ - được ưu tiên nhập khẩu. Trong khi hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu được khuyến khích. Một số mặt hàng xuất khẩu còn được chính quyền trợ cấp. Ngay cả tỷ giá hối đoái cũng được điều chỉnh thuận lợi cho xuất khẩu (thông qua trừ đi một mức phụ đảm). Thời kỳ 1955-1965 là thời kỳ tốt đẹp nhất của xuất khẩu của Việt Nam Cộng hòa.

Vai trò của chính phủ trong phát triển kinh tế còn thể hiện rõ qua việc triển khai kế hoạch kinh tế 5 năm (Việt Nam Cộng hòa gọi làNgũ niên Kinh tế Kế hoạch do Tổng nha Kế hoạch thiết kế) từ năm 1957 tới 1962 (Kế hoạch Ngũ niên I) và từ năm 1962 tới 1966 (Kế hoạch Ngũ niên II). Chính phủ VNCH còn thành lập khu công nghiệp (hay khu kỹ nghệ theo cách gọi tại VNCH lúc đó) để tạo thuận lợi cho đầu tư vào lĩnh vực chế tạo. Cụ thể, Khu kỹ nghệ Biên Hòa được thành lập vào tháng 5 năm 1963, và Công ty Quốc gia Khuếch trương Khu Kỹ nghệ (SONADEZI - Société nationale du Dévelopment dé zones industrielles) được thành lập vào tháng 12 năm 1963 để quản lý và phát triển các khu công nghiệp, Khu kỹ nghệ Phong Dinh(Cần Thơ ngày nay) được thành lập vào năm 1967, chưa kể đến Khu kỹ nghệ An Hòa - Nông Sơn(Quảng Ngãi) được thành lập từ trước đó. Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư tư nhân, chính quyền VNCH đã có các biện pháp hỗ trợ về tín dụng, chẳng hạn như thành lập Quốc gia Doanh Tế Cuộc vào năm 1955 mà sau đó được thay thế bằng Trung Tâm Khuếch Trương Kỹ Nghệ vào năm 1958, để hỗ trợ các doanh nghiệp mới (theo cách gọi ngày nay là ươm tạo doanh nghiệp), hướng dẫn cho các doanh nghiệp về mặt công nghệ và tài chính, cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp

Về nông nghiệp, nhờ cải tiến kỹ thuật, năm 1973 nông dân thu hoạch gần 5 triệu tấn gạo, gần đủ cho nhu cầu quốc nội. Ước lượng sang 1976 có thặng dư để xuất cảng. Cũng có kế hoạch xuất cảng tôm lên đến 30 triệu Mỹ kim năm 1975, nhưng việc chưa thành thì cơ đồ đã mất. Ngoài ý nghĩa chánh trị và quân sự -- nhằm cô lập các phần tử cộng sản -- những Khu Dinh Điền/Khu Trù Mật có từ thời Đệ Nhất Cộng Hoà là chiến lược xây dựng nông thôn hữu hiệu. 

Nhiều  gia đình khi đó được cấp đất miễn phí, được yểm trợ thêm lương thực và tài chánh trong vòng 6 tháng. So sánh với các kế sách này, sau 1975 chương trình "Kinh Tế Mới" thảm khốc vì  đảng cộng sản yểm trợ tối thiểu, lùa dân vô rừng chẳng khác nào... đem con bỏ chợ.
Về hạ tầng cơ sở, đến đầu 1970, Việt Nam Cộng Hòa có trên 1,200 cây số đường xe lửa, khoảng 20,000 điện thoại, 50 đài phát thanh và 4 đài truyền hình lớn (ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn và Cần Thơ).

Kinh tế giữa thời tao loạn

Đầu thập niên 1970, thu nhập bình quân đầu người của VNCH đạt khoảng $150 / năm, vượt xa các lân bang Thái, Ấn "India", Bangladesh, Pakistan... Thời đó, một sĩ quan về nhận đơn vị có mức sống tương đối ổn định, tùy theo đơn vị, lại được cấp nhà riêng trong khu gia binh, đủ gánh vác gia đình. Lương tháng của một tổng trưởng có thể mua được 10 cây vàng.

Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà phát triển giữa cơn hoành hành của chủ nghĩa cộng sản. Các phần tử cộng sản nằm vùng ưu tiên sách lược khủng bố, thanh trừng, ám sát -- tất cả nhằm làm chậm đà tiến triển của Miền Nam. Với Nga Sô và Trung Cộng chống lưng, Bắc Việt tung hằng chục ngàn cán binh thiếu niên vào chiến trường mỗi năm, núp dưới những cánh rừng già mé Tây rặng Trường Sơn. Chiến cuộc leo thang gây xáo trộn xã hội, bất ổn kinh tế, khiến sản xuất đình trệ. Chánh phủ về sau càng lúc càng phải nhập cảng nhiều hàng tiêu dùng, tạo ảo tưởng xã hội tiêu thụ, là nguồn cơn cho không ít bất mãn.

Chương trình "Cải Cách Điền Địa" là 1 trong những mục tiêu bị cộng sản quấy phá mãnh liệt nhất. Đối phương hiểu rằng, nếu cải cách thành công có nghĩa mầm bất mãn biến mất trong nông dân -- giới cần lao mà họ nhắm đến và liên lỉ mua chuộc. Những nỗ lực phá rối của địch quân khiến chương trình này tiến triển chậm chạp hơn dự liệu. Không ít cán sự nông thôn bị ám sát. Nhiều nông phu bị cộng sản uy hiếp không dám ra mặt cộng tác với chánh phủ quốc gia...

Sự phá hoại của các lực lượng cộng sản rõ nét nhất trong trận mùa hè đỏ lửa 1972. Trên 200 cây cầu và đường sá bị huỷ hoại. Ngành cao su thiệt hại 40% doanh số vì đất đai hoá bãi chiến trường. Thêm một vấn nạn kinh tế là dòng người di tản chạy trốn các cơn pháo kích của chiến binh cộng sản. Hằng triệu nạn nhân chiến tranh trong bao nhiêu năm khiến xã hội phân tán tài nguyên, trong khi nông thôn thiếu người canh tác.

Gánh nặng chiến tranh khiến hơn một nửa ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng. Ngân khố liên tục bị thâm hụt, chưa nói đến dự trữ chiến lược. Một hậu quả nữa là giới tư bản Tây Phương từ từ xa lánh thị trường Miền Nam, quay sang Hongkong, Đài Loan "Taiwan" và các lân bang khác để đầu tư.

Nhiều người từng sống ở Miền Nam trước đây có lẽ vẫn còn nhớ chiếc xe La Dalat, biểu tượng của công nghệ xe hơi non trẻ.  Khởi thuỷ là một cơ xưởng của Citroen mở từ năm 1936. Đến đầu thập niên 1970, hãng này gọi là “Citroen Xe Hơi Công Ty”, đóng nhiều phiên bản xe La Dalat khác nhau, mở cửa hoạt động đến năm 1975. Ngày nay, vẫn có nhiều người chơi xe cổ sưu tập các xe La Dalat này, đặc biệt ở Sài Gòn. Chiếc xe tí hon, đơn giản, song ít nhiều gợi niềm hoài cảm, và hãnh diện cho người miền Nam một thuở, đã bước vào kỹ nghệ đóng xe hơi từ rất sớm.  Vào thời điểm này, sáng lập viên của hãng xe Hyundai (ngày nay cạnh tranh ráo riết với xe Nhật) mới là tiểu thương bên Nam Hàn. Dù lắp ráp với nhiều phụ tùng ngoại quốc, La Dalat vẫn là chiếc xe hơi đầu tiên mang nhãn "Made in Vietnam", mẫu mã của riêng VN, lăn bánh trên đường phố VN. Hãng xe này hoạt động đến năm 1975 rồi cũng lụi tàn theo vận nước.

Giữa đường gãy gánh

Nhu cầu chiến tranh còn giúp mở mang mạng lưới đường sá, cầu cống. Nhiều công trình kiến trúc khang trang mở ra rộng khắp xứ sở. Hơn 4,000 cây cầu và hằng chục ngàn cây số đường tráng nhựa. Có ít nhất 4 phi trường lớn đủ sức tiếp nhận phản lực cơ đủ loại: Tân Sơn Nhất, Biên Hoà, Đà Nẵng, Cần Thơ. Những hải cảng chánh mở ra ở Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá.
Sau 1975, một số công trình này trở thành phế tích, như ở Khu Kỹ Nghệ  Biên Hòa, nơi các cơ sở xi măng, điện tử trở thành nhà hoang. Tình cảnh bi ai tái lập ở làng đại học Thủ Đức. Đà phát triển của Miền Nam hầu như hoàn toàn đình trệ. Việc xây cất gần như là zero trong suốt 15 năm đầu thời hậu chiến. 
Tuy chỉ hiện diện trong khoảng 20 năm ngắn ngủi, nước Việt Nam Cộng Hoà cũng kịp ghi lại nhiều dấu ấn. Các chánh phủ VNCH, ở thời đệ Nhất và đệ Nhị Cộng hoà, dù đối diện vô vàn thách thức, dù phải đương đầu với võ lực xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản từ phương bắc, vẫn đủ sức điều hành một xứ sở với gần 20 triệu người một cách hiệu quả trong chừng mực có thể. Với các thành tựu điểm qua trong bài này, ở những lãnh vực kỹ nghệ, giáo dục, văn hoá… VNCH đóng góp một cái nền, một cái khung chắc chắn. Sự ảnh hưởng của nó lên cách tổ chức, ý thức, và đời sống người Việt về sau này sẽ cần thêm thời gian để người ta nhận biết rõ. Thời VNCH cũng tạo ra một lớp người mới, có tri thức, chánh trực, hết lòng phụng sự quốc gia. Chỉ tiếc rằng sau một cơn biến động, đa phần trong số họ không có cơ hội giúp phục hưng xứ sở, thậm chí còn phải hứng chịu nhiều sự trả thù ác hiểm. Thế cho nên, dù đã thôi tồn tại 36 năm rồi, VNCH vẫn còn được nhiều người nhắc nhở, nửa như niềm hãnh diện chưa phôi phai, nửa như nỗi lưu luyến dịu dàng, về một thời thanh xuân cũ, về cái buổi ban đầu trẻ trung nhiều hứa hẹn…

Nói chung nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa là một nền kinh tế thị trường có nhiều tiềm năng, nếu được phát triển trong hòa bình thì sẽ có nhiều khả năng phát triển tốt hơn là chính sách phát triển tập trung sau 30/4/1975.  http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/04/150424_bui_kien_thanh_lesson_south_vietnam
Nếu Việt Nam có hòa bình thì những chính sách phát triển kinh tế bắt đầu từ nền Đệ nhất Cộng hòa vẫn được duy trì, như khu công nghiệp Biên Hòa, các trung tâm phát triển công nghiệp. Khi đó chúng ta học dần dần thì bắt đầu tích lũy kinh nghiệm và bắt đầu đi lên.
Sau 30/4 thì tất cả những kinh nghiệm đó bị chặn đứng, áp dụng kế hoạch tập trung của miền Bắc vào miền Nam, bao nhiêu doanh nghiệp bị quốc hữu hóa, doanh nhân thì vào trại cải tạo hoặc bỏ xứ ra đi.
Nền kinh tế tan vỡ ra hết và nền kinh tế tập trung không phát triển được, việc ngăn sông cấm chợ khiến nền kinh tế đi vào ngõ cụt.
Đến khi đó nhà nước cộng sản mới áp dụng chinh sách Đổi Mới. Nhưng Đổi Mới không phải là kinh tế thị trường mà là nền kinh tế 'nhiều thành phần vận hành theo kinh tế thị trường dưới sự quản lý‎ của nhà nước".
Cho đến nay định nghĩa của nền kinh tế Việt Nam sau Đổi Mới vẫn chưa có gì mới hơn là định nghĩa năm 1986, là kinh tế nhiều thành phần có sự quản l‎ý của nhà nước.
Vì vậy nên đến 2015, chúng ta vẫn bị sự chi phối nặng nề của các doanh nghiệp nhà nước, không thoát ra được tư duy kế hoạch tập trung của một số lãnh đạo, và không thoát ra khỏi sự vận hành của kinh tế nhà nước, trì trệ và không có hiệu quả.
Từ năm 1985 đến giờ ta không bắt kịp các nền kinh tế khác vì tư duy không rõ ràng, không ai biết kinh tế xã hội chủ nghĩa là cái gì. Một mặt thì nói là kinh tế thị trường, một mặt thì nói là có sự quản l‎ý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các đỉnh cao trí tệ của  Ba đình đã mất hơn 30 năm mà vẫn còn loay hoay trong những việc làm không rõ ràng.

Nền Kinh tế thị trường của VNCH bị phá v sau 30.4.1975

Xã Hội Chủ Nghĩa hóa, phá nát một nền kinh tế Tư Bản Thịnh Vượng của miền Nam… (Biểu Đồ GDP 1960)…

Biểu đồ So sánh GDP (US$) đầu người giữa vài quốc gia Á châu năm 1960 (từ tài liệu 1) - Theo biểu đồ 1, vào thời điểm 1960, trong số 10 quốc gia Á châu, Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, South Vietnam, 223$) có GDP đầu người đứng sau Singapore (395$), Malaysia (299$), Philippines (257$), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155$), hơn gấp đôi Thailand (101$), gấp 2,4 lần Trung quốc (92$), gấp 2,7 lần Ấn độ (84$), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam, 73$).
Nhưng ngày nay, tại thời điểm này. GDP Việt Nam bị các nước bỏ xa chỉ hơn được Campuchia (theo biểu đồ trên) Nhà nước Đảng CSVN phải quay lại lấy Chủ Nghĩa Tư Bản để xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và tổ chức cho hàng trăm ngàn thanh niên thiếu nữ Việt Nam xếp hàng xin qua Hàn Quốc (một quốc gia chưa cần Thống Nhất) để “ở đợ” thì hơn 20 năm với gần 3 triêu sinh mạng (một thế hệ trẻ) Bắc Nam đã hy sinh để làm cái gì!?. 
Nền kinh tế CHXHCN với một định hướng là đem thân nhân bà con vào cửa quyền để chia nhau tiền thuế của nhân dân, một nước với 92 triệu dân, nhưng phải chi cho tiền lương công nhân viên chức, bao gồm quân đội công an tới 11 triệu người. Nhân dân VN hết sức chóng mặt và lo ngại về tình trạng bộ máy hành chính Nhà nước thì ngày một “phình” to, tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoạt động. cán bộ, công nhân viên nhà nước các cấp lãnh đạo trong quân đội, công an tha hồ thi nhau dùng tiền chuà từ tiền thuế câa nhân dân-để đi vung vít bên ngoài VN, hàng năm có tới 3.200 lượt đi công tác nước ngoài. Theo báo cáo của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, việc quá nhiều đoàn của các bộ, ngành, địa phương liên tiếp đi công tác nước ngoài dẫn tới sự trùng lặp, lãng phí không cần thiết. Người ta đi nước ngoài quá trời đến nỗi có cơ quan sứ quán mỗi năm phải đón trên 200 đoàn từ chính quốc ghé qua. Có đoàn 60 người. Năm nay cũng quá trời. Tỉnh Tiền Giang lập đoàn đi học tập cách trị thủy ở Nga, Hà Lan để phòng chống biên đổi khí hậu cho các thành viên đều là cán bộ “hoàng hôn nhiệm kỳ”.http://congly.com.vn/goc-nhin/3-200-doan-di-cong-tac-nuoc-ngoai-nhieu-qua-troi-128552.html.
Tình trạng tham nhũng đạt độ cao trong khu vực. Năm 2015, ngành Thanh tra đã triển khai 6.527 cuộc thanh tra hành chính và gần 244 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, ngành đã tham mưu cấp thẩm quyền chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước trên 24 nghìn tỷ đồng, gần 7 nghìn ha đất; xuất toán, loại khỏi quyết toán và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý trên 73 nghìn tỷ đồng và gần 10 nghìn ha đất.http://baohungyen.vn/doi-song-phap-luat/201601/nam-2015-nganh-thanh-tra-kien-nghi-thu-hoi-tren-24-nghin-ty-dong-655734/Đây chỉ là những khám phá của thanh tra ở cấp nhỏ và cấp trung, chứ thượng tầng vẩn còn an toàn. 
Toàn là một đám người đụt khoét, phung phí tiền thuế nhân dân, trong khi ngoài biển thì ngư dân bị bọn Tàu cộng đâm chìm tàu trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN, cảnh sát biển thì sắm hết tàu nầy tới tàu tối tân khác, nhưng số thiệt hại của ngư dân ngày càng lên cao, ngườc lại với chỉ tiêu bảo vệ vùng biển an toàn cho ngư dân VN. 

Vai trò của kiều hối

Kiều hối đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Với 9 tỷ USD trong năm 2011, lượng kiều hối đã tương đương 7,4% tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam. Ngoài ra, kiều hối còn lớn hơn nhiều so với vốn FDI và ODA được đầu tư vào Việt Nam.
Nhờ kiều hối, chính phủ Việt Nam có thêm một nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách cũng như thâm hụt thương mại với nước ngoài.
Kiều hối giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Việt Nam do Việt Kiều trở về Việt Nam đầu tư nhiều kèm theo các nhu cầu ăn chơi, giải trí.
Nói qua, chúng ta đã thấy rõ kiều hối giúp sức cho nền kinh tế CSVN như thế nào. Cuối mục này, tôi xin phép trích dẫn ra nhận định về kiều hối của Đại sứ quán CSVN tại Hoa Kỳ: “Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…” (Vietnam Embassy in U.S, 13/10/2004)
Hiểu được tầm quan trọng của kiều hối, người Việt hải ngoại có thể nghĩ ra các biện pháp hạn chế, ngăn cản dòng kiếu hối này về Việt Nam, tiếp tục tiếp sức cho chính quyền CSVN đàn áp nhân dân trong nước. Tại sao tôi đề xuất chặn kiều hối? Bởi vì đó là vũ khí kinh tế duy nhất hiệu quả mà người Việt hải ngoại hiện có để gây áp lực lên chính quyền CSVN. Chúng ta hoàn toàn không phải phụ thuộc vào chính phủ Mỹ trợ giúp hay bất cứ thế lực ngoại bang nào giúp sức.

CỘNG SẢN SỐNG NHỜ KIỀU HỐI ( Bám lưng VNCH)

Nguồn kiều hối khác hẳn với tiền ODA hay FDI của nước ngoài vào Việt Nam. Đây là số tiền của bà con sống ở nước ngoài, bà con đi lao động ở nước ngoài gửi về… đó là nguồn tiền không hoàn lại. Trong khi đó, ODA không phải là khoản tiền cho không, biếu không, mà là cho vay dài hạn, còn FDI là đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời, và cuối cùng sẽ chuyển trả về nước ngoài.
Cùng với dòng lao động dịch chuyển từ trong nước xuất khẩu sang nước ngoài và lượng kiều bào đông đảo ở khắp nơi trên thế giới, hơn hai mươi năm nay, lượng kiều hối về Việt Nam tăng trưởng bình quân hằng năm hơn 38%, theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong “Nghiên cứu về toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” mới công bố. Theo con số chính thức tính đến quý một năm nay, tổng lượng kiều hối về VN đạt hơn 90 tỷ USD. Con số này chỉ sau nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào VN và lớn hơn nguồn viện trợ phát triển ODA đã giải ngân.
Khảo sát của CIEM cũng chỉ ra, có những giai đoạn như từ năm 2004-2006, kiều hối thậm chí còn là nguồn vốn lớn nhất của đất nước. Hoa Kỳ là quốc gia chuyển kiều hối về VN nhiều nhất, trong ba năm trở lại đây chiếm 57% tổng kiều hối chính thức. Tiếp theo là Úc, Canada, Đức, Campuchia và Pháp…
Riêng tại TP.HCM, địa phương tiếp nhận kiều hối lớn nhất cả nước, theo NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, kiều hối chuyển về các NH trên địa bàn TP.HCM năm 2014 đã tăng 200-300 triệu USD so với năm ngoái, đạt 5 tỉ USD.  Những dòng vốn này thật sự đã có tác động lớn với các cá nhân nhận tiền nói riêng, cũng như sự phát triển của thành phố nói chung.

Kiều hối về VN đã được dùng làm gì?
Ông Võ Trí Thành, phó Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, một trong hai thành viên tham gia xây dựng nghiên cứu về kiều hối, cho hay, tỉ trọng người nhận kiều hối có mục đích chi tiêu hằng ngày lên tới 35,4% tổng lượng kiều hối. Như ở TP.HCM, trong ba năm gần đây tỉ trọng này chiếm 45% tổng lượng kiều hối.
Còn kiều hối đầu tư vào sản xuất - kinh doanh nói chung chiếm khoảng 16% như sản xuất và dịch vụ: 30% đầu tư vào bất động sản, vàng chiếm khoảng 20%...
Có tới 11% tổng kiều hối được gửi tiết kiệm để lấy lãi, còn sử dụng cho các mục đích như chữa bệnh, đi học, trả nợ... chỉ 7-10%.
Ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, nhận định: “Đang có sự dịch chuyển qua lại giữa các kênh đầu tư. Cụ thể theo báo cáo từ các NH trên địa bàn thành phố, năm 2014 có 71,4% lượng kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh (lĩnh vực này năm 2013 là 70,2%), lĩnh vực bất động sản chiếm 22,1%, còn lại dùng vào hỗ trợ, chi tiêu gia đình”.
Còn theo ông Vũ Hồng Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài: Kiều hối ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn.
Khảo sát năm 2014 cho thấy tại TP.HCM, nơi tiếp nhận một nửa kiều hối của cả nước cho thấy, 72% kiều hối đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. 22 % đầu tư vào BĐS  Từ chỗ trước đây kiều hối gửi về để giúp đỡ thân nhân thì nay kiều hồi đã chuyển sang góp vốn kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm cho đất nước trong giai đoạn khó khăn và vực dậy sản xuất trong nước. Cũng theo ông Nam, hiện nay có khoảng 7.000 Việt kiều đã đăng ký sở hữu nhà tại Việt Nam trực tiếp đứng tên, chưa kể có thể không ít Việt kiều mua nhà nhờ người thân đứng tên.
Nếu năm 2004, số lượng người Việt Nam sống ở nước ngoài khoảng 2,7 triệu người thì sau 10 năm, đến năm 2014 tăng lên 4,5 triệu người tại 109 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, mỗi năm có khoảng 500.000 Việt kiều về Việt Nam ăn tết cổ truyền.
Ngoài ra, kiều bào còn tham gia đóng góp trong một số hoạt động từ thiện, thiện nguyện. Trong năm 2014, Ủy ban về người Việt ở nước ngoài TP.HCM đã đứng ra vận động, hỗ trợ kiều bào tham gia nhiều hoạt động xã hội từ thiện như ủng hộ học bổng cho học sinh nghèo hiếu học vùng sâu vùng xa, học bổng cho HS-SV vượt khó học giỏi; xây cầu bê tộng, xây nhà tình thương, v.v… Ông Trần Hòa Phương, phó chủ nhiệm Ủy ban cho biết: “Từ các nguồn kiều hối, đã vận động xây dựng được 2 nhà tình thương ở Củ Chi và Bình Chánh, xây 19 cây cầu bê tông ở các tỉnh ĐBSCL với tổng giá trị 3 tỷ đồng”…

Tóm lại Quốc gia Việt-Nam Cộng-Hòa, tuy chỉ góp mặt trong khoảng 20 năm ngắn ngủi, nhưng đã kịp ghi lại nhiều đóng góp khả quan, hữu ích trong dòng lịch sử Việt. Các chính phủ Việt-Nam Cộng-Hòa gầy dựng được một nền kinh tế phồn thịnh đũ để tạo hạnh phúc cho nhân dân miền nam. VNCH xây dựng được một nền chính trị dân chủ căn bản, theo nguyên tắc tam quyền phân lập, với các cuộc bầu cử tự do được tổ chức thường xuyên. 
Các sinh hoạt khác về văn hoá, nghệ thuật, thể thao.... khiến không khí Việt-Nam Cộng-Hòa chừng như vẫn thu nhận được nhiều thành tựu đáng kể về sự tự do sáng tác của căn nghệ sĩ, mặc dù trong thời gian đầu sau 1975, người cộng sản kỳ thị cấm đoán, nhưng rồi sau đó nền nghệ thuật và âm nhạc của VNCH đã sống lại và sống mạnh cho tới ngày nay mặc dù cộng sản cai trị 41 năm rồi. Với không ít người Việt, ở hải ngoại cũng như tại quốc nội, tới nay vẩn luôn nhắc nhở đến sự phồn thịnh của xã hội miền Nam như là một điểm đến cần thiết cho một xã hội mới hậu cảng sản trong tương lai.

XEM THÊM:
1.VNCH- Quốc Gia trẻ trung của Đông Nam Á
http://bendoi.over-blog.com/article-vnch-qu-c-gia-tr-trung-c-a-ong-nam-a-96708814.html
2.Học gì từ chính sách kinh tế của VNCH? http://vietnamville.ca/article.4781
3.3.200 đoàn đi công tác nước ngoài: Nhiều quá trời!
http://congly.com.vn/goc-nhin/3-200-doan-di-cong-tac-nuoc-ngoai-nhieu-qua-troi-128552.html
4. Việt Nam có 11 triệu người ăn lương Nhà nước
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/viet-nam-co-11-trieu-nguoi-an-luong-nha-nuoc-3238952/

Võ thị Linh 18/4/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét