CỐ VÕ SƯ TRỊNH NGỌC MINH
( Người sáng lập võ đường Vovinam
Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng 1966)
Nhân mùa tưởng niệm 19 năm ( 1998-2017) ngày giỗ của cố võ sư Trịnh Ngọc Minh. Tôi, một cựu môn sinh thuộc võ đường ghi lại những hồi ức năm xưa để kính nhớ đến vị cố võ sư hồng đai tam cấp, một danh sư của môn phái Vovinam. Vs Trịnh Ngọc Minh là người khai sáng võ đường Vovinam Cao Thắng vào năm 1966, nơi mà cách đây hơn nửa thế kỷ, chúng tôi đã được thầy truyền thụ cho môn Vovinam với những kiến thức về võ thuật lẩn võ đạo. Chúng tôi lúc đó là những thanh niên mới lớn đang theo học những năm gần cuối của bậc đệ nhị cấp kỹ thuật, cái tuổi còn sôi nổi nhiều nông nổi và hay bất bình trước những bất công xã hội.
Võ sư Trịnh Ngọc Minh, tên khai sinh là Trịnh văn Mão sinh ngày 5.8.1939 tại Hà Nội một danh sư của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo, là Cục Trưởng Huấn Luyện miền Trung (1967-1975) .Thầy và gia đình vào nam năm 1940, sinh sống ở xóm Bến Cừ đường Võ Duy Nguy Phú Nhuận Sài Gòn, nay là đường Phan Đình Phùng quận Phú Nhuận. Năm 1959 thầy theo học Vovinam tại võ đường Trần Hưng Đạo - Chợ Lớn, thầy hay tập và đánh cặp với võ sư Cao Văn Cát trong các lần đi biểu diển.
Sự nghiệp phát triển môn phái của thầy bắt đầu từ năm 1966, khi phong trào "Vovinam hóa học đường" phát triển rầm rộ khắp các nơi tại Sài Gòn như trường trung học công lập Gia Long, Petrus Ký... Thầy Trịnh Ngọc Minh đã được cử về khai sáng võ đường Cao Thắng và trực tiếp huấn luyện cho những lớp võ Vovinam đầu tiên tại trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng vào năm 1966, trong các lớp đầu tiên mổi lớp chừng 10 tới 25 môn sinh, với một phòng tập nhỏ tráng xi măng, không có thãm để vật. Thầy Minh là một người năng động, vui tính có khả năng thu phục được những nam sinh mà các bạn cùng một mái trường cho là những con ngựa chứng trong sân trường Cao Thắng. Tôi, người viết bài là một môn sinh nhập môn từ lớp đầu tiên do thầy Minh phụ trách huấn luyện. Tuy thời gian chúng tôi sinh hoạt trong võ đường với võ sư Trịnh Ngọc MInh không được bao lâu (khoảng 8 tháng), đến đầu năm 1967 thì thầy đã được điều động để đi huấn luyện cho các lớp Vovinam thuộc đơn vị Cảnh Sát Quốc Gia, rồi sau đó được điều ra miền trung để tiếp tục phát triển và xây dựng nền móng cho môn phái Vovinam tại vùng đất này cho đến năm 1975. Sau khi thầy Minh rời trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng thì có hai HLV về: Nguyễn Hữu Tô Đồng hoàng đai đệ nhị cấp và Đặng Hữu Hào hoàng đai nhất cấp tiếp nối việc huấn luyện cho võ đường Cao Thắng. Lịch sử trường Cao Thắng:http://lybichthuy.blogspot.de/2017/04/truong-hoc-ky-thuat-cao-thang-truong.html
Lớp Vovinam Cao Thắng, sau khi thầy Minh ra đi các lớp Vovinam vẩn tiếp tục hoạt động, rồi đến ngày các HLV đi nhận huấn luyện cho các võ đường mới, lúc đó trong lớp chúng tôi đã có những hoàng đai, rồi tự đứng ra đảm đương lớp võ, mọi sinh hoạt đều được báo cáo trực tiếp với thầy Chưởng Môn Lê Sáng. Chúng tôi và thầy Minh đã chia tay nhau từ dạo đó, lúc thầy ra đi có đem theo một người bạn đồng học là anh Voeng Long. Anh này là một phụ tá đắc lực cho thầy Minh khi đi khai phá ở miền Trung, và từ đó chúng tôi không còn gặp lại thầy vì tình hình đất nước bước vào thời kỳ khốc liệt của cuộc chiến do cộng sản miền Bắc chủ trương và phát động. Hầu hết các nam môn sinh của võ đường Cao Thắng sau khi tốt nghiệp, một số lên Đại Học tiếp tục học hành, một số khác thì lên đường nhập ngũ sau khi rớt vào các trường Đại Học, để làm bổn phận người trai thời loạn. Sau đó, trong chúng tôi, những môn sinh võ đường Cao Thắng mổi người một nơi, vai vác ba lô tay cầm súng để bảo vệ dân lành trước sự phá hoại của cộng sản cho đến ngày miền nam bị cộng sản Bắc Việt thôn tính vào ngày 30.4.1975. Hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh không cho phép tôi, thầy Minh, Huấn Luyện Viên và đồng môn khác có dịp gặp lại lại nhau vào những ngày cuối năm, những ngày nghĩ phép để cùng nhau hàn huyên tâm sự chuyện vui buồn của môn phái và đời lính.
Tuy sinh hoạt được với thầy Trịnh Ngọc Minh và hai HLV Đồng và Hào một thời gian ngắn, nhưng những kỷ niệm khó quên ngày nào trên sân tập tới nay trên nửa thế kỷ chưa phai nhạt trong ký ức của tôi và một số đồng môn khác hiện đang lưu vong tại hải ngoại. Võ sư Trịnh Ngọc Minh, một người thầy mà anh em chúng tôi rất quý mến và kính trọng mặc dù thầy chỉ là người huấn luyện võ thuật chứ không phải là những người thầy dạy văn hóa cho chúng tôi.
Rất tiếc ngày hôm nay sau cuộc bể dâu năm 1975, môn phái đã đi vào một hướng khác không như những năm trước 1975. Con người và môn phái đều bước vào vận hội mới vói nếp sinh hoạt chính trị mới của một chế độ độc tài toàn trị bởi những người cộng sản buôn dân bán nước hèn với giặc ác với dân. Ngày hôm nay Vovinam tên tuy vẩn còn nhưng sự sinh hoạt độc lập hoàn toàn không lệ thuộc đảng cầm quyền đã không còn nửa, những bậc hiền tài, danh sư của Vovinam cũng đã vắng bóng nhường chổ cho các tiểu nhân với trái tim từ ái ích kỷ, hẹp hòi, hám danh, cái xấu đã thật sự lên ngôi. Con đường chính đạo của môn phái đã biến mất, nhường chổ cho nhóm võ sư huấn luyện viên tay sai của cộng sản lên ngôi, để bắt đầu dẩn Vovinam đi theo tấm bảng chỉ đường của định hướng XHCN.
Thầy tôi đã khuất bóng và tôi cũng đã xa thầy hơn nửa thế kỷ qua, tuy nhiên lời giảng của thầy về nguyên lý " Cương nhu phối triển" của Vovinam Việt Võ đạo. đâu đó cũng còn văng vẳng bên tai. Hôm nay trong mùa tưởng niệm một người thầy Vovinam đáng kính của anh em thuộc võ đường Cao Thắng, tôi cố gắng ghi lại một vài nét về thầy Trịnh Ngọc Minh để lưu lại một góc võ phả của võ đường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng vào thập niên 60 của thế kỷ 20, để lưu lại một chút hình ảnh đẹp của danh sư Trịnh Ngọc MInh thuộc môn phái Vovinam.
Để nhớ lại nguyên lý " Cương Nhu Phối Triển" của môn phái Vovinam mà võ sư Trịnh Ngọc Minh đã từng hướng dẩn cho anh em chúng tôi cách đây hơn 5 thập niên, nay xin mạn phép ghi lại để kính nhớ đến thầy tôi trong mùa giỗ năm nay.
Một trong những đặc trưng thuộc hệ thống võ học của Vovinam đó là nguyên Lý "Cương nhu phối triển". Nhìn từ những tính chất độc đáo có nơi thân cây TRE để tìm ra một nguyên lý cho hệ thống võ học Vovinam - đưa tới việc thiết lập những đòn thế tự vệ hay tấn công cho môn phái.
Cây tre Việt Nam mọc thành lũy thành rừng, hình thành cả một biển tre xào xạc đón từng cơn gió ngàn tràn về. Còn nữa là bờ tre uốn khúc quanh co làm bạn cùng dòng sông trong xanh chảy dài. Rễ tre bám chặt bờ đất phì nhiêu, kiên cường như người vệ sĩ bám đất bám bờ ngăn chặn những cơn lũ hung dữ. Còn nữa là những xóm thôn làng mạc được che chở bao bọc bởi những lũy tre trùm bóng mát rượi, cây tre luôn sát cánh cùng với những người dân làng chắn gió che mưa, chứng kiến bao sự thăng trầm của lịch sử. Các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược từ phương bắc, chống thiên tai, che chở hồn dân tộc tránh sự đồng hóa và tiêu diệt văn hóa phong tục tập quán của Việt tộc. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công hay phòng thủ trong các cuộc chiến.
“ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...” Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Tre "ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có nhau, chết có nhau chung thủy". Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê đất cằn, thì sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người quân tử". "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm".
Có thể nói rằng cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của con người Việt Nam: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn tàng trong khả năng bền dẻo trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch chính trị của lịch sử, có thể đến từ mọi phía từ nội lẩn ngoại tại, để trường tồn và phát triển. Tre còn là chiến lũy thép trước xâm lăng và bão lũ. Tre nhẫn nại, oằn mình, ngả rạp trước cuồng phong, bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thẳng thành bức tường che chắn vững chắc cho dân làng
LŨY TRE LÀNG CHE CHỞ HỒN DÂN TỘC.
(Ngăn giặc thù, bảo vệ giống nòi)
Việt Nam ta là một quốc gia có trữ lượng tre khá lớn, có mặt ở khắp các vùng miền trên cả nước. Tre là một nhóm thực vật thường có thân gỗ bên ngoài màu xanh sống lâu, tuổi thọ trung bình 60-70 năm, đôi khi cã trăm năm. , thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 60 – 70 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất, chúng ta có thể bắt gặp cây tre ở khắp nơi trên toàn cõi Việt Nam. Cây tre Việt Nam mọc thành lũy thành rừng, hình thành cả một biển tre xào xạc đón từng cơn gió ngàn tràn về. Còn nữa là bờ tre uốn khúc quanh co làm bạn cùng dòng sông trong xanh chảy dài. Rễ tre bám chặt bờ đất phì nhiêu, kiên cường như người vệ sĩ bám đất bám bờ ngăn chặn những cơn lũ hung dữ. Còn nữa là những xóm thôn làng mạc được che chở bao bọc bởi những lũy tre trùm bóng mát rượi, cây tre luôn sát cánh cùng với những người dân làng chắn gió che mưa, chứng kiến bao sự thăng trầm của lịch sử.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược từ phương bắc, chống thiên tai, che chở hồn dân tộc tránh sự đồng hóa và tiêu diệt văn hóa phong tục tập quán của Việt tộc. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công hay phòng thủ trong các cuộc chiến.
Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập,Tự do cho Tổ Quốc.
Truyền thuyết Phù Đổng Thiên Vương, Ông Dóng dùng tre đánh giặc Ân.
“Đứa thì sứt mũi , sứt tai.
Đứa thì chết tốt vì gai tre ngà”
Những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán.
”Đánh giặc thì đánh giữa sông.
Chớ đánh trong cạn, phải chông mà chìm”
Đám tre ngà vốn là rừng tre ở phía Đông Bắc làng Thất Gian,xã Châu Phong ngày nay.Đầm Thất Gian là chỗ đất lõm xuống do Ông Dóng nhổ tre giết giặc.
“ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...” Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt.
Tre "ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp", "sống có nhau, chết có nhau chung thủy". Tre "mộc mạc", "nhũn nhặn" mà nhẫn nại không chê đất cằn, thì sá gì sương gió. Tre "ngay thẳng, thủy chung, can đảm", giàu lòng vị tha, bao dung, đùm bọc. Tre "thanh cao, giản dị, chí khí như người quân tử", một quý tính cần thiết của một Việt Võ Sĩ đạo "Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm".
Có thể nói rằng cây tre là biểu tượng cho phẩm chất đặc sắc nhất của người môn sinh Vovinam chính thống: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất. Là đức tính kiên cường ẩn tàng trong khả năng bền dẻo trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch chính trị của lịch sử, có thể đến từ mọi phía từ nội lẩn ngoại tại, để trường tồn và phát triển. Tre còn là chiến lũy thép trước xâm lăng và bão lũ. Tre nhẫn nại, oằn mình, ngả rạp trước cuồng phong, bão lớn, để khi gió yên trời lặng lại vươn mình đứng thẳng thành bức tường che chắn vững chắc cho dân làng. Tre già măng mọc thể hiện được sự trường tồn và đi tới của tộc Việt. .
Cây tre cũng gắn bó với người nông dân VN từ nghìn năm nay. Tre làm nhà cửa cùng vô số vật dụng thân quen: cái rổ, cái rá, cái cần câu, cái vó, cái đó, bè mảng, cầu ao và cả những cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ…Trong sản xuất nông nghiệp những cái cày, cái bừa, cái rọ trâu, cái đòn gánh sẽ không thể có nếu thiếu bóng dáng tre. Trong nghệ thuật trang trí, tre còn là những vật dụng để trang trí nội thất cho các phòng trà, quán cà phê, nhà hàng, quán nhậu...
Tre dẻo dai bền bỉ, vì có tính đàn hồi tốt và dễ hình thành tác dụng cộng hưởng, là loại vật liệu thiên nhiên lý tưởng dùng để chế tác nhạc cụ. Nhiều loại nhạc cụ tiêu biểu tại Việt Nam đều được chế tạo bằng vật liệu tre, mà trong đó cây đàn bầu là một ví dụ điển hình. Đàn bầu là nhạc cụ rất được cộng đồng người Kinh—dân tộc lớn nhất tại Việt Nam ưu ái. Vào giai đoạn đầu thì cây đàn bầu được tổ hợp bởi vài khúc tre, có hình kéo dài, phần dưới không có bệ, sợi dây kim loại được gắn chặt suốt từ đầu chí cuối cây đàn, còn một mặt khác thì xuyên qua chiếc hồ lô hình loa kèn rồi cắm lên đầu một phên tre ngay đầu cây đàn. Khi biểu diễn, người diễn tấu tay trái giữ lấy phên tre nhỏ để điều tiết âm lượng, tay phải dùng một tấm phên tre nhỏ gảy lên dây đàn phát ra âm thanh du dương êm ái ngân dài. Ngoài cây đàn bầu, Việt Nam còn có nhiều loại nhạc cụ khác cũng được chế tạo bằng vật liệu tre như đàn tre, đàn Tơ-rưng, đàn công, đàn nước v.v… đều có tiếng tăm trong và ngoài nước.
Vốn mộc mạc gần gũi và thân thiết với các thời kỳ của dân tộc, tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật. Nói rằng " thành vì tre bại cũng vì tre" quả không sai. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre.
TRE TRONG VĂN HỌC
Ca dao:
*Làng tôi có luỹ tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
*Một cành tre, năm bảy cành tre
Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng.
*Một vợ tát nước bờ ao
Phải trận mưa rào đứng lấp bụi tre
*Con mèo, con chó có lông
Cây tre có mắt, nồi đồng có quai.
Tục ngữ:
- Tre già khó uốn.
- Tre già là bà lim.
- Có tre mới cho vay hom tranh.
- Tre già măng mọc.
- Tre non dễ uốn.
- Tre già nhiều người chuộng, người già ai chuộng làm chi.
Mấy Nhịp Cầu Tre (nhạc)
Tác giả: Hoàng Thi Thơ
Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre
Làng bên, băng qua kinh nối tình miền quê
Buồn vui dân trong làng ra nghỉ trưa hè
Lặng mà nghe ai hát đêm về.
Hỏi rằng, ai nâng niu mấy nhịp cầu tre
Lặng nghe, ai ca trong nắng chiều vàng hoe
Cầu tre bao nhiêu hè vui một câu vè
Để lòng ai quên hết não nề.
TRONG VĂN HÓA DÂN GIAN
1.Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
2.Tre già măng mọc
3.Phù Đổng Thiên Vương, người anh hùng dân tộc cưỡi ngựa sắt với bó tre trong tay
TRE TRONG VÕ HỌC
Các bậc tiền nhân của môn phái VOVINAM – VIỆT VÕ ĐẠO nhìn cây tre ở nhiều góc độ khác nhau để tìm ra một nguyên lý căn bản trong việc phát triển bộ môn võ thuật của mình, đó là: " Cương nhu phối triển". Các đời võ sư sáng lập đã lấy cây cây tre làm biểu tượng cho việc diển đạt tính âm dương, cương nhu hòa hợp để tạo cho môn phái Vovinam một hướng đi đặc trưng cho Vovinam.
Cho nên, hệ thống kỹ thuật Vovinam Việt Võ Đạo bao gồm những đòn thế nhu nhuyễn, các đòn cương mãnh và ngay trong bản thân từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết giao giữa cương – nhu, giống nhu sự giao hòa giữa âm – dương trong thiên nhiên và xã hội. Cương nhu phối triển không đơn thuần là sự bao hàm cả 2 tính cương và nhu mà nó linh động và biến hóa. Có lúc cương nhiều, nhu ít; có khi cương ít nhu nhiều; có lúc nửa cương nửa nhu, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt, nguyên lý này còn cần được người học võ Vovinam Việt Võ Đạo rèn luyện ngay trong đời sống tinh thần và cách hành xử hàng ngày vì: "Cương tượng trung sự hào hùng, ý chí sắt thép, lòng cương quyết và đức Dũng của con nhà võ. Nhu biểu tượng tính nhu hòa, điềm đạm và lòng Nhân của người võ sĩ. Có cương mà không có thiếu nhu sẽ không biến hóa, linh hoạt theo từng hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, có nhu nhưng thiếu cương sẽ không thể phát huy được hiệu quả tối đa."
Trong thời đệ nhất cộng hòa tre đã được xử dụng xây dựng thế phòng thủ cho các Ấp chiến lược để tiêu diệt các cơ sở hạ tầng của cộng sản Bắc Việt phá hoại miền nam VN từ năm 1961 trở đi, sau khi cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời năm 1960. Ngoài ra Tổng Thống Ngô đình Diệm đã dùng bụi trúc trong các quốc uy và các con dấu của các cấp hành chánh VNCH từ hạ tầng lên tới thượng tầng. Bụi trúc trong quốc uy của Tổng Thống mang ý nghĩa "Tiết Trực Tâm Hư", để tượng trưng cho người quân tử.
TÓM LẠI:
Với đặc tính nổi bật nhất của cây tre là càng bị uốn cong bao nhiêu thì sức bật càng mãnh liệt bấy nhiêu, dữ dội bấy nhiêu. Điều này càng thể hiện rõ tính "Cương Nhu Phối Triển" trong võ học cũng như trong nghệ thuật giữ nước của Việt tộc hàng ngàn năm qua. Đứng trước những kẻ thù hùng mạnh cường bạo, hung hiểm, tạm thời ông cha ta thường lánh đi (nhu) để tránh nhuệ khí bị hao hụt. Sau đó chờ cho địch lơi lỏng, chểnh mảng việc quân cơ, ta mới tập trung đánh những trận quyết định (cương) để giành thắng lợi sau cùng.
Một thoáng ký ức của các môn sinh võ đường Trung Học Kỹ Thuât Cao Thắng trong mùa giổ thứ 19 (1998-2017) của cố võ sư Trịnh Ngọc Minh, người khai sáng võ đường Cao Thắng vào năm 1966. Các môn sịnh Minh Triet Nguyen, Thái An Vu, Trinh Khanh Tuan và NgocTho Ly đồng kính dâng một nén tâm hương lên thầy Trịnh Ngọc Minh..
Trịnh Khanh Tuấn 16.10.2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét