Powered By Blogger

 NGÀY CUỐI THÁNG TƯ 1975 TẠI BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN VÀ DANH SÁCH CÁC TÀU CHIẾN CỦA VNCH DI TẢN TỚI PHILIPPINEN

Đoàn tàu của Hải quân VNCH đã rời đất mẹ VN bắt đầu chuyến hải hành cuối cùng đã khởi hành từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở đường Cường Để, bến Bạch Đằng trên sông Sài Gòn lúc 7:00 giờ tối ngày 29 tháng 4 năm 75, các chiến hạm Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã tập trung lại tại Côn Sơn vào chiều ngày 30 tháng 4. 

Hạm đội khởi hành đi Subic Bay, Phi Luật Tân trưa ngày 1 tháng 5 và đến Phi Luật Tân vào chiều ngày 7 tháng 5.

Trên HQ 3 tức Tuần dương hạm Trần Nhật Duật , ngoài Hạm trưởng là HQ Trung tá Nguyễn Kim Triệu và thủy thủ đoàn, có thêm thành phần BTL/HQ gồm các tướng theo thứ tự thâm niên: Phó Đô đốc Chung Tấn Cang, Phó Đề đốc Đinh Mạnh Hùng, Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy, Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh và HQ Đại tá Nguyễn Xuân Sơn. Về sau, có Phó Đề đốc Đặng Cao Thăng đến từ Vùng 4 Sông ngòi, Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú từ Lực lượng Tuần thám. Lệnh khởi hành đi Phi Luật Tân từ Phó Đô đốc Cang, ông đã quyết định  cho lệnh khởi hành di tản ngay sáng ngày 1 tháng 5. 

CON TÀU HQ.601 

HQ 601 là con tàu HQ có nhiệm vụ đưa tư lệnh Hải Quân rời Sài gòn ra tới Vũng Tàu an toàn vào hồi 2 giờ sáng ngày 30-4, hạm trưởng là Đại Úy Trần Minh Chánh con Đô Đốc Trần văn Chơn, mục tiêu là đưa các chỉ huy BTL/HQ ra Vũng Tàu tìm tầu lớn để di tản.

HQ.601 QUAY VỀ SAU KHI CHUYỄN NGƯỜI SANG HQ.3

HQ.601 đưa Tư Lệnh HQ.VNCH ra khơi rồi chuyển NTL/HQ sang Tuần Dương Hạm Trần Nhật Duật HQ 3 an toàn. 

HQ 3 do hạm trưởng HQ Trung Tá Nguyễn Kim Triệu chỉ huy. HQ 3 rời Sài Gòn lúc 7 giờ tối 29-4, trên chiến hạm có các Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng và Hoàng Cơ Minh. 

Với sự hiện diện của TL/HQ, Tuần Dương Hạm Trần Nhật Duật trở thành soái hạm trong suốt chuyến hải hành qua Subic Bay. 

HQ.601 và Đại úy Trần Minh Chánh sau khi đưa tiển chỉ huy BTL/HQ an toàn sang HQ.3 , đã quay trở lại để rước gia đình là Đô Đốc Trần Văn Chơn, khi chiến hạm HQ.601 từ từ vào tới thương cảng Sài Gòn thấy trên bờ có nhiều chiến xa của giặc cộng. Một chiến xa trên bờ của giặc cộng đã khai hỏa bắn vào HQ 601 nhưng không trúng. Khi vào tới quân cảng, hạm trưởng Chánh bước ra khỏi đài chỉ huy Đại úy Chánh thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ trên kỳ đài không còn nữa, Sài Gòn đã hoàn toàn bị giặc chiếm đóng!

HQ 601 vào cập cầu C mũi thượng giòng, cạnh Tạm Trú Hạm 9051. Hạm trưởng Chánh ra lệnh tháo “lỗ lù” (valve de coque) để nước ngập làm chìm tầu. Ông vẫn mặc quân phục xanh, không lon, không mũ đi bộ về nhà cách đó không xa trên đường Cường Để. Mấy tên Việt Cộng mang dép râu đội nón cối trắng, quần xanh, áo trắng xọc xanh, từ trên bờ ào xuống tầu vơ vét hôi của. Gia đình vui mừng đoàn tụ chưa được bao lâu, đã lại vương sầu chia ly vì Đô Đốc Chơn và hạm trưởng Chánh đều vào tù Việt Cộng (cha 12 năm, con 7 năm).

Nhìn chung, trong ngày hạm đội rời Sài Gòn vào cuối tháng tư đen, nhiều chiến hạm ra khơi an toàn rất đáng ca ngợi. Riêng đặc biệt HQ 601 nhỏ nhất nhưng lại đảm nhiệm công tác "soái hạm" quan trọng và nặng nề nhất, đưa TL/HQ ra khơi. 

Trong hoàn cảnh vô cùng tế nhị và khó khăn, hạm trưởng HQ 601 đã hoàn tất chu đáo nhiệm vụ, rồi sau đó mới quay tầu trở về, ở lại với cha già, đúng là “trung hiếu vẹn toàn”. Ông đã thể hiện tinh tinh thần Kỷ Luật, Danh Dự và Trách Nhiệm ở mức độ cao nhất. HQ 601 "Tiên Mới" tuy nhỏ, nhưng HQ Đại Úy Trần Minh Chánh xứng đáng được coi như vị hạm trưởng có tầm vóc “lớn” trong đêm hạm đội ra khơi.

DANH SÁCH CÁC CHIẾN HẠM VNCH TỚI ĐƯỢC PHI SAU 30.4.1975

Cuộc di tản của Hải Quân VNCH sau ngày 30.4.1975 đã di tản sang Phi Luật Tân ít nhất là 30 chiếc và sau đó đã được xung vào hải quân nước này. Các chiến hạm VNCH sau khi di tản đến Phi Luật Tân được ghi nhận như sau:

*1 khu trục hạm Trần Hưng Đạo HQ 1 (chuyển thành BRP Rajah Lankandula-PS-4);sau đó đã trở thành soái hạm của Phi 

* 5 tuần dương hạm (WHEC):  Trần Quang Khải HQ 2 (thành BRP Diego Silang PS-9); Trần Nhật Duật HQ 3 (tuy được chuyển giao cho HQ Phi nhưng bị phế thải để lấy các cơ phận thay thế dùng sữa chữa cho các chiến hạm khác của HQ Phi); Trần Bình Trọng HQ 5 (thành BRP Francisco Dagohoy PF-10); Trần Quốc Toản HQ 6 (cùng số phận như HQ 3); Lý Thường Kiệt HQ 16 (thành BRP Andres Bonifacio, PF-7); Ngô Quyền HQ 17 (thành BRP Gregorio del Pilar PF-8);

*5 Hộ tống hạm (PCE): Đống Đa II HQ 07 (thành BRP Sultan Kudarat PS-22); Chi Lăng II HQ 08 (thành BRP Magat Salamat PS-20); Chí Linh HQ 11 (thành BRP Datu Tupas PS-18); Ngọc Hồi HQ 12 (thành BRP Miguel Malvar PS-19); Vạn Kiếp HQ 14 (thành BRP Datu Marikudo PS-23).

* 5 Dương vận hạm (LST): Cam Ranh HQ 500 (thành BRP Zamboanga Del Sur LT-86); Thị Nại HQ 502 (thành BRP Cotabato Del Sur LT-87); Nha Trang HQ 505 (thành BRP Agusan Del Sur LT-54); Mỹ Tho HQ 800 ( thành BRP Sierra Madre LT-57); Cần Thơ HQ 801 (thành BRP Kalinga Apayao LT-516)

*1 Cơ Xưởng hạm (ARL): Vĩnh Long HQ 802 (thành BRP Yakal AR-617)

*3 Hải vận hạm (LSM):  Hát giang HQ 400 (thành BRP Western Samar LP-66); Hàn giang HQ 401 (dùng lấy cơ phận); Hương giang HQ 404 (thành BRP Batanes LP-65) 

*3 Trợ chiến hạm (LSSL): Đoàn Ngọc Tảng HQ 228 (thành BRP La Union LF-50); Lưu Phú Thọ HQ 229 (HQ Phi dùng để lấy cơ phận thay thế sử dụng cho các chiến hạm khác); Nguyễn Đức Bổng HQ 231 (thành BRP Camarines Sur LF-48)

 * 3 Giang pháo hạm (LSIL): Thiên kích HQ 329; Lưu công HQ 330;  Tầm sét HQ 331

 * 2 Hỏa vận hạm (YOG), tức sà lan tự hành để chở dầu: HQ 470 và HQ 471

 *1 Tuần duyên hạm (PGM): Hòn trọc HQ 618 (thành BRP Basilan PG-60)

Ngoài ra, còn một số tàu khác như trợ chiến hạm Nguyễn Ngọc Long HQ 230 BRP Sulu LF-49, HQ 474…

Trong số các tàu chiến lớn có hai tàu khu trục hộ tống lớp lớp Edsall là HQ-1 Trần Hưng Đạo và HQ-4 Trần Khánh Dư. 

Chiếc HQ-1 được Philippines sửa chữa nâng cấp (bỏ tháp pháo 76mm và thay bằng 2 tháp pháo 127mm) và chính thức đưa vào trang bị tháng 7/1976 với cái tên mới BRP Rajah Lakandula (PF-4). 

Từ năm 1981-1988, BRP Rajah Lakandula trở thành soái hạm Hải quân Philippines. Con tàu chủ yếu tham gia nhiệm vụ tuần tra bảo vệ biển, thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Năm 1988, con tàu loại ra khỏi lực lượng hải quân Ühi và được sử dụng như doanh trại nổi vịnh Subic tới năm 1999 thì bị phá dỡ.

Trong Hải quân VNCH còn có 7 tàu chiến lớp Casco  được coi là những tàu lớn nhất “tuần dương hạm”.

Trong 6 chiếc lớp Casco, Philippines chỉ dùng 4 chiếc còn lại 2 chiếc được tháo dỡ lấy phụ tùng. Khinh hạm BRP Andres Bonifacio (PF-7) thuộc lớp Casco, tên cũ trong Hải quân VNCH là HQ-16 Lý Thường Kiệt.

Giai đoạn 1991-1993 và năm 2003, cả bốn tàu lần lượt bị tháo dỡ.

Hầu hết các tàu chiến cỡ lớn của VNCH trong Hải quân Philippines đều bị loại bỏ vào những năm 1990 nhưng vẫn có một số ít được hoạt động tới tận ngày nay. Tính đến năm 2012, chỉ còn 7 chiếc trong số này còn hoạt động trong lực lượng hải quân Phi nhu:

Dương Vận Hạm LST: Cam Ranh HQ 500, Thị Nại HQ502, Cần Thơ HQ 801, Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ.802.

Phi Luật tân là quốc gia hạnh phúc được may mắn bất chợt nhận được một số lớn chiến hạm đũ loạt trong ngày 7.5.1975 từ phía VNCH mà không phải tốn một khoảng tiền chi phí nào. 

Tổng hợp từ Hậu Duệ VNCH Lê Kim Anh 09.04.2021

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét