HAMAS ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG CUỘC CHIẾN VỚI DO THÁI?
Trong cuộc chiến hiện nay giửa Palestine và Do Thái, mà báo chí quốc tế thường nhắc tới một lực lượng gọi là Hamas, Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem Hamas là gì?
Tiếng Ả Rập, Hamas có nghĩa là "nhiệt huyết", "lửa". Các hành động của Hamas xư nay phần lớn là khủng bố, đánh bom liều chết là một yếu tố mà Hamas coi là vũ khí trong cuộc chiến chống lại Israel.
Hamas là từ viết tắt cho Harakat al-Muqawama al-Islamiyya (tiếng Ả Rập: حركة المقاومة الاسلامية), có nghĩa là "Phong trào Kháng chiến Hồi giáo". Ngày 14 tháng 12 năm 1987, chỉ ít ngày sau khi cuộc nổi dậy của người Palestine chống lại sự chiếm đóng của Israel (còn được gọi là Intifada lần thứ nhất) bùng nổ. Phong trào Hồi giáo Sunni Vũ trang Hamas đã được thành lập với mục tiêu dài hạn là thành lập một nhà nước Hồi giáo của người Palestine trên vùng lãnh thổ được trước năm 1948.
Hamas coi "Allah là mục tiêu, Nhà tiên tri Muhammad là hình mẫu, Kinh Koran là hiến pháp, Thánh chiến là con đường duy nhất và được chết vì Allah là sự thể hiện lòng trung thành". Vì những lý do đó, Hamas khước từ mọi giải pháp hòa bình, không công nhận nhà nước Israel.
Al-Sulṭa Al-Waṭaniyyah Al-Filasṭīniyyah) là tổ chức hành chính được lập ra để cai quản các vùng của lãnh thổ Palestine gồm Bờ Tây và Dải Gaza. Chính quyền. Yassin, người sáng lập ra tổ chức Hamas (lãnh tụ tinh thần của nhóm Hamas). Sau khi Sheikh Ahmed Ismail Yassin qua đời năm 2003, Ismail Haniya trở thành nhà lãnh đạo tối cao của tổ chức này từ 16.2.2006 ông cũng là thủ tướng của nhà nước Palestine.
NHỮNG QUỐC GIA COI HAMAS LÀ TỔ CHỨC KHỦNG BỐ
Ai Cập: cấm Hamas hoạt động trên toàn nước Ai Cập.
Úc: Nhánh quân sự của Hamas là đội Izz ad-Din al-Qassam, được đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Đức:Toà án tối cao Đức đã phán năm 2004, Hamas là một tổ chức thống nhất, không thể tách rời các hoạt động nhân đạo với chính trị và khủng bố được.
Liên minh Âu châu (EU): Hamas được liệt vào danh sách các tổ chức bị cấm, để mà chống khủng bố.
Israel: Bộ ngoại giao Do Thái tuyên bố, Hamas có một hạ tầng cơ sở khủng bố ở Gaza và Bờ Tây sông Jordan, hoạch định những cuộc khủng bố tại Israel. ("Hamas maintains a terrorist infrastructure in Gaza and the West Bank, and acts to carry out terrorist attacks in the territories and Israel.")
Nhật Bản: tuyên bố vào năm 2005, đóng băng tài sản của tổ chức khủng bố này..
Canada: Hamas bị cho là một tổ chức Hồi giáo Sunni khủng bố quá khích ("a radical Sunni Muslim terrorist organization").
Anh Quốc:Đội Iz al-Din al-Qassem được liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.
Hoa Kỳ: Hamas được liệt vào danh sách tổ chức khủng bố ngoại quốc ("Foreign Terrorist Organization").
Ngoài những nước kể trên, Hamas thường nhận được sự ũng hộ của Nga và Thổ Nhị Kỳ một quốc gia Hồi Giáo.
CUỘC CHIẾN GIỬA DO THÁI VÀ PALESTINE ĐỂ GIÀNH NHAU THÁNH ĐỊA JERUSALEM
Sau hàng thiên niên kỷ vất vả để lập quốc và được trở về cố hương Jerusalem vùng đất thánh của dân Do Thái. Jerusalem đối với người Do Thái, đó là quê hương của tổ tiên họ, cũng là nơi phát xuất ra Do Thái Giáo. Đây là vùng đất mà người Ả Rập Palestine cũng tuyên bố chủ quyền này của Do Thái vì nơi đây cũng là thánh địa của Hồi Giáo luôn cả Thiên Chúa giáo.
Căn cứ vào thời gian về sự xuất hiện của các tôn giáo, thì Do Thái Giáo được coi là có mặt rất sớm tại đây trước hơn hai tôn giáo kia. Có nghĩa là người Do Thái đã định cư tại vùng đất này trước hơn các sắc dân khác. Trong khi dân Do Thái đi tị nạn khắp nơi trên thế giới, vì các đế chế hùng mạnh đã chiếm đất của dân Do Thái, thì Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo lần lượt ra đời tại đây.
Tới giữa thế kỷ 19, Lãnh thổ Israel từng là một phần của Đế chế Ottoman (Thổ Nhị Kỳ) với đa số dân Hồi giáo và Ả rập theo Thiên chúa giáo sinh sống, cũng như người Do Thái, Hy Lạp, Druze, Bedouin và các dân tộc thiểu số khác.
Tới năm 1844, người Do Thái là nhóm người đông đảo nhất (và tới năm 1890 trở thành đa số tuyệt đối) ở một số thành phố, nhất là tại Jerusalem. Hơn nữa, ngoài những cộng đồng tôn giáo truyền thống Do Thái đó, được gọi là Old Yishuv.
Năm 1917, Chính phủ Anh Quốc "nhìn nhận với sự ưu tiên việc thành lập tại Palestine một nhà nước quê hương cho người Do Thái"..."nó được hiểu rõ ràng rằng không hành động nào có thể được thực hiện nếu nó có thể làm tổn hại cho các quyền dân sự và tôn giáo của các cộng đồng không phải Do Thái đang sinh sống ở Palestine". Sự nhìn nhận này được một số nước ủng hộ, gồm cả Hoa Kỳ và ngày càng trở nên quan trọng hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi Liên đoàn quốc gia giao cho Anh Quốc quyền quản trị Palestine.
Đến khi Đức Quốc Xã tàn sát người Do Thái ở Âu Châu, nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp người Do Thái thoát sự phong tỏa của Anh ở vùng này, để đưa người Do Thái về lại Jerusalem.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Anh Quốc đã bày tỏ ý định muốn rút chân ra khỏi Palestin vốn đang được đặt dưới quyền cai quản của mình.
Đại hội đồng Liên hiệp quốc đề nghị việc chia cắt Palestin ra là hai nhà nước, Ả Rập và Do Thái cùng với khu vực Jerusalem được đặt dưới sự kiểm soát của Liên hiệp quốc. Đa số người Do Thái chấp nhận đề xuất này, trong khi đa số người Ả rập tại Palestine phản đối. Người Ả rập hoàn toàn bác bỏ ý tưởng về một nhà nước Do Thái tại Palestine, thế là cuộc chiến giửa khối Ả Rập, Palestine và Do Thái đã diễn ra suốt từ những ngày có sự phân chia này.
Năm 1947, Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu cho Palestine được tách thành các nhà nước Do Thái và Ả Rập riêng biệt, với Jerusalem trở thành một thành phố quốc tế. Kế hoạch đó đã được các nhà lãnh đạo Do Thái chấp nhận nhưng bị phía Ả Rập bác bỏ và không bao giờ thực hiện.
Năm 14.5.1948, không thể giải quyết được vấn đề tại đây, người Anh cuối cùng đã rút ra khỏi vùng tranh chấp này và nhà lãnh đạo Do Thái là David Ben Gurion tuyên bố thành lập nhà nước Israel theo sự phân chia của Liên Hiệp Quốc. Chính quyền Do Thái ra đời được sự công nhận của nhiều nước trên thế giới.
Sau khi nhà nước Irael thành lập người Palestine phản đối và một cuộc chiến xảy ra sau đó. Quân đội từ các nước Ả Rập láng giềng tiến vào. Hàng trăm nghìn người Palestine chạy trốn hoặc buộc phải rời khỏi nơi ở trong biến cố mà họ gọi là Al Nakba, hay "Thảm họa".
Vào thời điểm giao tranh kết thúc bằng lệnh ngừng bắn vào năm sau, Israel đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ. Jordan chiếm vùng đất được gọi là Bờ Tây, và Ai Cập chiếm Gaza. Jerusalem bị chia cắt giữa lực lượng Israel ở phía Tây và lực lượng của Jordan ở phía Đông.
Bởi vì không bao giờ có một hiệp định hòa bình vì bên này đổ lỗi cho bên kia - đưa đến cuộc chiến tại nơi đây bùng phát trong nhiều thập niên tiếp sau đó.
Trong một cuộc chiến khác vào năm 1967, Israel đã chiếm đóng Đông Jerusalem và Bờ Tây, cũng như hầu hết Cao nguyên Golan của Syria, Gaza và bán đảo Sinai của Ai Cập.
Hầu hết những người tị nạn Palestine và con cháu của họ sống ở Gaza và Bờ Tây, cũng như ở các nước láng giềng Jordan, Syria và Lebanon.
ĐẤT NƯỚc DO THÁI NGÀY NAY:
Diện tích 20.770 / 22.072 km²
Dân số: 9.357.040 người (hạng 98)
GDP (PPP) (2020): Tổng số: ~361 tỷ USD (hạng 48)
GDP: Bình quân đầu người: 41.560 USD (hạng 19)
Nền kinh tế lớn thứ 30 trên thế giới
Tôn giáo: 74,8% Do Thái giáo,17,6% Hồi giáo và 2% Thiên Chúa giáo
Israel có quan hệ ngoại giao với 158 quốc gia và có 107 phái bộ ngoại giao trên toàn cầu.
Lực lượng Phòng vệ Israel duy trì khoảng 176.500 lính tại ngũ cộng thêm 445.000 lính dự bị. Israel xếp hạng 7 thế giới về xuất cảng vũ khí vào năm 2016.
Hàng năm, Israel chi khoảng 19 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng, chiếm 5,1% GDP của quốc gia này. So với các quốc gia phát triển, đây là một tỷ lệ chi cho QP rất lớn, điều này cho thấy sự quan tâm của chính phủ Israel về mặt phát triển và tân trang thường xuyên các vũ khíquốc phòng.
Trong khi đó ở chiều đối thủ Palestine lại hoàn toàn không có quân đội. Về mặt lý thuyết, quốc gia này chỉ có các lực lượng an ninh quốc gia và lực lượng này không phải một tổ chức quân sự hoàn thiện mà chỉ là tổ chức bán vũ trang. Lực lượng An ninh Quốc gia của Palestine được chia làm sáu binh chủng bao gồm cảnh sất dân sự, an ninh công cộng, cận vệ tổng thống, tình báo, cứu cấp và an ninh dự bị. Tổng quân số của tất cả các lực lượng này vào khoảng từ 45.000 cho tới tối đa 60.000 người. Ngân sách được Palestine chi cho lực lượng an ninh quốc gia vào khoảng 1 tỷ USD.
Trong đó, lực lượng Hamas đã được thành lập từ năm 1987 chủ trương đường lối đấu tranh bằng vũ lực với quốc gia thù địch là Israel và thường được xem là thủ phạm trong các vụ bắn rocket hay đạn pháo sang lãnh thổ Israel.
Trong các vụ náo loạn xảy ra ở Trung Đông thời gian gần đây, lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ chốt của phía Palestine thường là do phong trào Hamas hoặc phong trào Fatah gây ra.
Kể từ khi Hamas bắn 200 rocket vào Israel vào ngày 11.5.2021, thì cuộc giao tranh nổ ra, các cuộc không kích trả đủa từ phía Israel đã làm ít nhất 174 người bị giết chết tại Gaza, trong đó có 47 trẻ em và 29 phụ nữ, và 1.200 người bị thương, theo Bộ y tế do Hamas kiểm soát. Israel nói có hàng chục tay súng nằm trong số những người thiệt mạng.
Tính đến hôm nay bạo lực đã bùng phát tại nơi này sáu ngày qua, sau hàng tuần có tình trạng gia tăng căng thẳng giữa Israel và người Palestine tại Đông Jerusalem dẫn tới các cuộc đụng độ tại địa điểm nơi là thánh địa thiêng liêng đối với cả người Hồi Giáo và người Do Thái giáo. Hamas đã nã gần 2000 rocket về phía Israel.
Do THái ném bom dữ dội trong đêm
Quân đội Israel nói họ đã tấn công vào nhà của cả Yahya Sinwar, một thủ lãnh cao cáp của lực lượng chiến binh Hamas và người anh em của ông này là Muhammad Sinwar, người mà Israel mô tả là đứng đầu bộ phận hậu cần và nhân lực của Hamas. Theo quân đội Israel nói, hai ngôi nhà trên, đều "được dùng làm cơ sở chỉ huy quân sự" của Hamas.
Cuộc chiến để chiếm hữu Jerusalem là cuộc chiến không hồi kết, đã kéo dài biết bao đời và từ đầu thế kỷ XX đến nay. Đã có rất nhiều sự góp sức của các quốc gia trên thế giới để đem lại hòa bình cho vùng này, nhưng tới nay chưa thấy có được sự ổn định lâu dài tại vùng này. 4 năm dưới thời Tổng Thống Trump vùng này tương đối yên tỉnh. Đến thời Joe Biden bước vào nhà trắng, chỉ vài tháng sau đó là cuộc chiến tại đây đã bùng nổ và trong những ngày gần đây, khi cuộc chiến còn đang leo thang, thay vì tìm biện pháp can thiệp cho cuộc chiến hạ nhiệt, thì tên Joe Biden đã tuyên bố sẽ viện trợ hàng 10 triệu US đô la cho Palestine, hành động này không khác gì Joe Biden đã phản bội trắng trợn một đồng minh số một của mình từ nhiều thập niên qua và chắc chắn rồi đây trong những ngày sắp tới, chiến sự sẽ khốc liệt hơn khi đám khủng bố Hamas nhận được viện trợ của Biden để hồi sinh.
Đây là hành động đi ngược lại với chính sách của ông Trump trước đó, bầy ác quỉ dân chủ thổ tả Biden đã xích lại gần lại với đám ác quỉ Hamas, để quậy vùng này nổi sóng. Nước Mỹ giờ đây vô phúc đã có một tên tổng thống thổ tả đang chơi với đám ác quỉ Hamas.
Đọc thêm:
IRON DOME HỆ THỐNG CHẬN BẮT HỎA TIỄN LẠ TẤN CÔNG VÀO LÃNH THỔ ISRAEL, ĐỘ THÀNH CÔNG LÊN TỚI 90%, cùng tác giả :http://lybichthuy.blogspot.com/2021/05/iron-dome-he-thong-chan-bat-hoa-tien-la.html
Bình luận chính trị từ Hậu Duệ VNCH Võ Thị Linh 16.05.2021
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét