Powered By Blogger
ĐÀI TRUYỀN HÌNH SỐ 9 CỦA VNCH

Năm 1966, chính phủ VNCH khánh thành đài vô tuyến truyền hình đầu tiên, đồng thời thành lập Nha vô tuyến truyền hình Việt Nam đặt tại Trung tâm điện ảnh. Nhiệm vụ của Nha là hằng ngày cung cấp các chương trình cho Đài VTTH Sài Gòn trên băng tần số 9. Về tổ chức, Nha này thuộc Bộ Thông tin, có Giám đốc điều hành, 4 Sở , một Đài Trung ương và 2 đài địa phương (Huế và Cần Thơ). Trực thuộc Nha có các Sở Quản trị, Sở Chương trình, Sở Thời sự và Sở Kỹ thuật.

Để đào tạo chuyên viên, chính phủ VNCH cử tám người sang Đài Loan thụ huấn trong 6 tháng cùng hai học viên khác do cơ quan Viện trợ Văn hóa Á Châu cử đi, tổng cộng là 10 người. Trong đó có một người là Tổng thư ký Bộ Quốc gia Giáo dục và hai cô nhân viên thuộc Bộ học về chương trình giáo dục bằng VTTH, hai người thuộc Thông tin Công giáo. Phía Nha VTTH có các nhân viên học về kỹ thuật, về làm chương trình và về đạo diễn. Đến Đài Bắc, các học viên được tập huấn tại Quang Khải Xã, đài truyền hình lớn nhất Đài Loan lúc ấy. Họ được làm quen với tất cả các công đoạn làm chương trình truyền hình như lập kế hoạch, viết bản tóm lược, phân cảnh, đạo diễn, quay phim, thu hình, âm thanh, bày trí phông, hướng dẫn diễn viên và hóa trang. Người hướng dẫn là chuyên viên thuộc Quang Khải Xã và từ hai đài truyền hình ở Đài Trung và Đài Nam. Họ được sử dụng máy móc giống như dàn thiết bị mới được trang bị ở Sài Gòn. Trong khi lưu lại, họ được dự các buổi phúc khảo hoặc việc sản xuất thực tế của các chương trình thường xuyên của Quang Khải Xã. Khóa huấn luyện kết thúc vào cuối tháng 3 năm 1967. Sau khi về nước, họ đã có thể sản xuất trọn vẹn một chương trình và nhanh chóng bắt tay vào việc.


Đài Truyền hình Việt Nam, viết tắt là THVN hay còn gọi là Đài Truyền hình Sài Gòn  Đài Sài Gòn phát sóng trên băng tần số 9 nên cũng được gọi là Đài số 9, phát hình trắng đen với tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình Hệ FCC - điều tần tiếng 4,5 MHz. Đài Sài Gòn hoạt động  đều đặn từ năm 1966 đến năm 1975. Đây là đài truyền hình đầu tiên của đất nước Việt Nam. Trong thời gian 1966 người dân miền nam đã biết được thế nào là vô tuyến truyền trên những chiếc màn hình nhỏ TV, thì các đĩnh cao trí tuệ và đồng bào miền bắc còn đang rượt bắt các TV chạy ngoài đường để đem về nhà coi ( chuyện vui về tài nói phét của đàn bò về " TV chạy đầy đường", khi vào miền nam sau ngày 30.4.1975). 



Miền bắc VN dưới thời VNDCCH mãi đến năm 1970 người dân mới biết được thế nào là Vô Tuyến Truyền Hình, buổi phát sóng truyền hình của đài Tiếng nói Việt Nam DCCH thử nghiệm đầu tiên từ đêm ngày 7 tháng 9 năm 1970: Đây là buổi phát sóng chưong trình gồm 15 phút thời sự và 30 phút ca nhạc. Rồi mãi đến năm 1973 người dân miền  Bắc mới thật sự được xem những lần phát hình dưới hình thức trắng đen. Tức nhiên chuyện mua được 1 cái truyền hình, là một điều khó khăn vi sự nghèo đói của người miền bắc trong chế độ XHCN.

ài TH 9 Việt Nam Cộng Hoà" góc Hồng Thập Tự - Cường Để 

Đài THVN do Tổng cục Truyền thanh, Truyền hình và Điện ảnh điều hành dưới quyền Bộ Dân vận.

Hệ thống phát thanh quốc gia Việt Nam, tức đài radio mang tên Vô tuyến Việt Nam (VTVN) vào giữa thập niên 1960 bao gồm đài trung ương ở Sài Gòn và tám đài khu vực phát sóng từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Đà Lạt, và Cần Thơ. Ngoài ra có những đài địa phương ở những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiến Tường, và Định Tường.


Đến năm 1972 thì có tổng cộng 49 đài phát thanh và 5 đài truyền hình đặt ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ.Truyền hình thì bắt đầu ngày 7 Tháng Hai 1966, lúc đầu chỉ phát hình một giờ mỗi ngày. Sau vào đầu thập niên 1970 thời lượng phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được. 

Máy vô tuyến truyền hình xuất hiện tại VN lần đầu tiên vào năm 1966. Một chiếc TV hiệu Denon cỡ 12 inch có giá 16.500 đồng, cỡ 19 inch là 30.000 đồng (tương đương 1 tháng lương của giáo viên Tiểu học thời đó). Phần lớn giới công chức, quân nhân và các nhà khá giả đều có ti vi. Nhà nào không có thì đi coi ké của hàng xóm rất thoãi mái hoặc ra xem tại các điểm truyền hình công cộng Lúc đó, lưới điện còn yếu nên mỗi nhà phải trang bị thêm một cái survolteur (bộ tăng điện áp) cho tivi.


Buổi truyền hình đầu tiên phát vào ngày 29 tháng 1 năm 1966. Trong buổi phát, máy bay vận tải Super Constellation 4 động cơ đặt tên là Ô-xanh 2 bay ở độ cao ổn định là 3.150 mét. Mỗi tối máy bay này chở 56 ,5 tấn máy móc rời phi trường Tân Sơn nhất lên tới độ cao nhất định tại một địa điểm phía đông nam Sài Gòn khoảng 32 km rồi từ đó bay theo một lộ trình không thay đổi, lập lại mỗi đêm với tốc độ ổn định là 271 km/giờ. Máy bay bay suốt 4 giờ liên tục từ 7 giờ đến 11 giờ đêm mới hạ cánh lại Tân Sơn Nhất. Từ 8 giờ máy bay phục vụ cho chương trình truyền hình thứ nhì loan tin và giải trí cho quân đội Mỹ đến 11 giờ. Trong máy bay có 2 máy truyền hình mạnh 2000 kw, 2 máy thu hình và tiếng vào băng, 2 hệ thống kiểm sóat âm thanh, 2 hệ thống vô tuyến điện ảnh dùng phim 16 ly, tất cả đặt trong một không gian nhỏ hẹp trên máy bay. Phía sau phi cơ có một máy chạy dầu cặn để chạy một máy phát điện 100 kw dùng cung cấp điện cho hệ thống máy lạnh nặng trên 10 tấn. Ngoài thân máy bay còn đưa ra 8 ăng ten để phát các làn sóng điện vô tuyến truyền hình. Các máy móc ấy trị giá nửa triệu đô la thời ấy. Các làn sóng điện đem theo hình ảnh và âm thanh có thể được tiếp nhận tới các nơi xa Sài gòn như Cam Bốt (cách 120 km), Đà Nẵng (608 km), Cà Mau (206 km). Tuy nhiên Sài Gòn và 7 tỉnh lân cận mới tiếp nhận hoàn hảo.
Vào khoảng cuối năm 1967, hệ thống này được mở rộng hơn, hai máy bay Constellation được thay bằng máy bay Blue Eagle.



Sau đó, kế hoạch xây cơ sở truyền hình quốc gia bắt đầu được thực hiện. Gồm 34 tòa nhà: một tòa dành cho 2 máy truyền hình mạnh, mỗi máy 25.000 watt và 2 cái dùng đặt tại văn phòng, phòng thu hình và thu thanh, kho vật dụng...dựng một trụ sắt cao 90 mét, trên nóc trụ gắn 1 ăng ten cao 24 mét phát đi các làn sóng điện. Chi phí lúc đó là 28 triệu đô la Mỹ một phần do nước Mỹ đài thọ. Đến tháng 3 năm 1968, khi đài truyền hình mới đã được xây xong tại số 9 Hồng Thập Tự, Sài Gòn (nay là trụ sở Đài Truyền hình TPHCM) thì nhờ có trụ phát tuyến cao nên hình ảnh được rõ ràng, không còn mờ rung như khi phát hình bằng máy bay nữa. Từ đó các chương trình đầy đủ và phong phú hơn với thời lượng phát là 3 giờ mỗi đêm, trong khi trước kia chỉ khỏang 1 đến 2 giờ.

Xem TV công cộng trên Bến Bạch Đằng 1967
Hai nữ xướng ngôn viên đang trong tình trạng sẵn sàng tại phim trường THVN 
trong lúc một cameraman kiểm tra lại lần cuối trước khi thu hình 
chương trình thời sự hàng ngày, ảnh 1967
Cô Hoàng Thị Lê Hợp, một trong những phát thanh viên truyền hình hàng đầu trong ngành  truyền hình VNCH, đang đọc lại bản tin trước khi được ghi hình. Ảnh 1967
Một thủ thư trong thư viện chứa hàng nghìn thước phim đủ mọi thể loại trong thư viện của đài truyền hình VNCH. Ảnh 1967

Cùng lúc với việc thiết lập đài Truyền hình Việt Nam là đài của Quân đội Hoa Kỳ phát bằng tiếng Anh, lúc đầu gọi là AFRTS (Armed Forces Radio Television Service), đến năm 1967 thì đổi là AFVN (Armed Forces Vietnam Network). Đài THVN được phát trên băng tần số 9 trong khi đài AFVN phát tín trên băng tần số 11. AFVN đã trình chiếu hình ảnh phi hành gia Neil Armstrong đáp xuống Mặt Trăng năm 1969 cho người dân ở Miền Nam xem. 

Về băng tầng 11 của đài Mỹ thì chiếu các phim (nhiều tập) thể loại hành động như Batman, Mission Impossible và Green Hornet, khoa học giả tưởng như Star Trek (đám nhỏ tụi mình gọi nôm na là phim Lỗ Tai Lừa vì có diễn viên Leonard Nimoy đóng vai Spock, người hành tinh Vulcan có lỗ tai dài nhọn như lỗ tai lừa), Lost In Space và Voyage Under the Bottom of the Sea, chiến tranh Đệ Nhị Thế Chiến như Combat, cao bồi Viễn Tây như Wild Wild West, Gun Smoke và Bonanza. Cũng rất hấp dẫn là các trận đô vật kiểu Mỹ với võ sĩ Mil Mascaras (Người Muôn Mặt) rất được hâm mộ do có lối đánh đẹp mắt và phong cách mã thượng. Các chương trình này tuy toàn bằng tiếng Anh và không có chuyễn âm hay phụ đề tiếng Việt nhưng lại rất được đông đảo người dân miền Nam ưa thích.

Trụ sở thu hình lúc đầu của đài Truyền hình số 9, dùng chung cơ sở của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia số 9 trên đường Thi Sách, đến năm 1967 thì tách ra thành Phòng Điện ảnh và Phòng Truyền hình riêng. Đài Truyền hình chuyển về số 9 đường Hồng Thập tự, Sài Gòn. Giám đốc đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam là Trung tá Đỗ Việt, Phó Giám đốc là Lê Hoàng Hoa.


Những chương trình hay của đài truyền hình Sài gòn trong thập niên 60-70 (thế kỷ 20). Đó là những chương trình ca nhạc thiếu nhi Tuổi Xanh của kịch sĩ Kiều Hạnh, chương trình Quê ngoại đậm đà tình quê hương của Nhạc sĩ Bắc Sơn. Về ca nhạc có chương trình của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ với nhạc kịch Ả đào say, ban hợp ca Thăng Long với các ca khúc Ly Rượu Mừng, Ngựa phi đường xa, ban tam ca AVT. Cải lương thì có đoàn Dạ Lý Hương, đoàn Thanh Minh- Thanh Nga... V đài Mỹ thì có các phim Wild wild west, Combat, Lạc trong không gian, Lỗ tai lừa...

Về thể thao thì có truyền hình trực tiếp các trận túc cầu giao hữu quốc tế của đội tuyển VNCH và giải túc cầu Quốc Khánh tổ chức hàng năm (với sự tham dự của đội tuyển các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Miến Điện, Indonesia, Malaysia, Hong Kong, Singapore...).

Hậu duệ VNCH vùng nam Đức Võ thị Linh sưu tầm 22.9.2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét