Powered By Blogger

 KHI BỘ MÁY TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG PẮC BÓ LÁO TOÉT VỀ NGUỒN NĂNG  LƯỢNG CỦA MIỀN NAM TRƯỚC 1975


Người viết là người Sài Gòn, tình cờ đọc được một tờ báo cũ của đảng cộng sản viết về nguồn năng lượng ở miền nam, đọc xong mới thấy thấy đảng cộng sản hạ cấp và thô bỉ đến độ tuyên truyền bậy bạ, sai hoàn toàn sự thật về hệ thống điện ở miền nam chỉ vì mặc cảm quá thua kém.

Một thoáng về những ngày đám hai luá vào cướp Sài Gòn như di lạc vào một thế giới xa lạ nào đó trên hành tinh, họ thiếu thốn, ngu dốt đến độ không biết gì về ly cà phê phin ở miền nam , không biết cái TV là gi ? chỉ biết đài (radio) thôi. Họ hết sức lạc hậu khi đối diện với người miền nam.

Tôi, người Sài Gòn đã sống trọn vẹn trong 2 chế độ VNCH, từng chứng kiến nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử miền nam, phải thẳng thắn mà nói: đảng cộng sản chỉ lừa bịp người dân để tồn tại. Nhớ những ngày đầu tháng 5/1975, khì đám hai lúa, trong cái bình phong " đoàn quân giải phóng" đi lang thang ở Sài Gòn, nhìn sự tráng lệ hào nhoáng của Sài Gòn mà ngơ ngác. Từ đó người Sài Gòn mới thấy được bản chất hai luá đi cùng với bốc phét của đám Pắc Bó này, qua các câu chuyện:

1.Cà rem ăn không hết đem phơi khô để dành ăn.
2.Cái nồi ngồi trên cái cốc.
3.TV truyền hình chạy đầy đường.
4.Đồng hồ có người lái.
5.Rọng cá trong bồn cầu tiêu.....

và hàng chục câu chuyện khác từ ming của đám hai lúa, từ trong rừng chạy lạc vào các thành phố văn minh ở miền nam, nhất là ở Sài Gòn. Cái ngu dốt và hai lúa của đám bộ đội cu hồ thấy mà tội nghiệp, họ bị nhồi sọ, đến độ không theo kịp đà tiến của nhân loại. 

Nhà văn Dương Thu Hương, một đảng viên đảng csVN đã có lần công khai bầy tỏ rằng, Tháng Tư năm 1975, bà đã ngồi trên lề đường của Sàigòn ôm mặt khóc vì khám phá ra rằng, chế độ chiến thắng cuộc chiến chẳng qua chỉ là một thể chế man rợ. Từ đó, bà chọn cho mình một hướng đi riêng, là đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do dân chủ. 

Nhà văn Dương Thu Hương, nổi tiếng không những về những tác phẩm như “Thiên Ðường Mù,” “Bên Kia Bờ Ảo Vọng,” “Khải Hoàn Môn,” mà còn do thái độ can đảm và thẳng thắn phê bình giới lãnh đạo Hà Nội. Bà từng bị chế độ giam giữ gần một năm. Hiện nay, bà Dương Thu Hươngđang tị nạn tại Paris.

Mọt nhà báo, nhà thơ miền bắc khác là Phan Huy, khi vào miền nam ông đã thúuc tỉnh và biết mình đã bị đảng gạt. Ông đã viết bài " Cảm tạ Miền Nam", như giải tỏa tâm sự của một người từng u mê trước sự tuyên truyền sai sự thật của đảng về miền nam VN. Bài thơ của ông đã được phổ nhạc và được phổ biến rộng trên Youtube nhiều năm qua.


Bạn nào muốn thưởng tức tập của thi sĩ Phan Huy, xin mời vào trang thơ của thi sĩ Phan Huy: https://fdfvn.wordpress.com/.

Tôi đã đưa ra hai thí dụ điển hình: nhà văn nữ Dương Thu Hương và nhà báo , thi sĩ Phan Huy để thấy họ là những trí thức yêu chuộng sự thật và tự do của miền nam. Qua hai câu chuyện về hai nhân vật này họ đã rời đảng nói láo, nhồi sọ, để nói lên cho mọi người cùng biết về bản chất của đảng csVN bằng văn và thơ.
Nay tôi, người Sài Gòn, không thể không viết lên đây cái dối trá của đảng, trong thên phận của bên thắng cuộc để tuyên truyền dối trá về miên nam VN. Đó là khi viết về hệ thống điện của miền nam trước năm 1975.

Nói về điện của miền nam, thì đảng cộng sản đã tuyên truyền như sau:"..người dân miền nam hầu như chưa có điện" bài này được đăng trong báo Điện tử của đảng csVN ngày 05/05/2021

Tiện đây tôi xin nói tổng quan về vấn đề năng lượng của mền nam trước 1975 vào thời đó, người Sài Gò và miền nam không hề thiếu điện để xài, cũng như thắp sáng đèn đường phố tại các đô thị lớn. Thời đó, người viết, còn là những học sinh của Sài Gòn, nhưng chưa bao giờ phải bắt đom đóm để ôn thi như hai ông bự trong tứ trụ triều đình là cố Đại Tướng Trần Đại Quang, cựu chủ tịch nước csxhcnVN  và ông Vương Đình Hụê đương kim chủ tịch quốc hội. 

Từ ngày có sự hiện diện của đoàn quân Pắc Bó, thì miền nam, đã bắt đầu thiếu ăn và thiếu điện...Ly Do là mấy ông vào cướp luôn 2 Turbin phát điện của nhà máy điện Thủ Đức để đem ra lắp ráp vào cho thành phố Hải Phòng. Rồi trợn mắt nói láo là miền nam hầu như không có điện (?!) 

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG ĐIỆN CỦA MIỀN BẮC TRƯỚC TRƯỚC 1975

Khi Việt Minh trở lại Hà Nội họ đã tiếp quả  5 nhà máy điện tiếp quản từ chế độ cũ (trước năm 1954); các đường dây tải điện Hà Nội - Sơn Tây, Hà Nội - Hà Đông, Phố Nối - Hưng Yên, Thái Bình - Nam Định được phục hồi; các tuyến đường dây cũ 30,5kV được cải tạo thành 35kV và hàng trăm kilômét đường dây 35kV mới được xây dựng đã đưa điện đến các khu công nghiệp và phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng đường dây 110kV đầu tiên ở miền Bắc: Đông Anh - Việt Trì, Uông Bí - Hải Phòng.

Các nhà máy điện Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý xí nghiệp. Thủy điện Tà Sa và đường dây tải điện 6kV nối Thủy điện Tà Sa - Nà Ngần được phục hồi để phục vụ cho mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng). Nguồn: https://www.tmhpp.com.vn/d4/news/Buoc-ngoat-cua-nganh-dien-Viet-Nam-Bai-1-Dau-moc-nhung-nam-1955-1975-1-7752.aspx

Bức tranh điện lực miền bắc về năng lượng là nhà máy Uông Bí, ngày 19/5/1961, VNDCCH đã cho khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí có công suất 48MW là nguồn điện chủ lực lớn nhất cung cấp điện thực hiện chủ trương, đường lối xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Sau 4 năm xây dựng, tới năm 1963 nhà máy đã được khánh thành và đi vào hoạt động. Đây là công trình do Liên Xô giúp xây dựng, cung cấp thiết bị và đào tạo cán bộ, kỹ sư, công nhân viên. 

Tiếp đến, ngày 19/8/1964, khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái) có công suất 108MW, khánh thành đợt I và đưa vào vận hành ngày 5/10/1971. Công trình có sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô và là công trình có công suất lớn nhất của nước ta vào thời điểm này. Trong chiến tranh nhà máy này bị hư hại vằ được khôi phục và đầu năm 1973 cả 3 tổ máy đã được đưa vào tiếp tục vận hành cung cấp lượng điện lớn vào thời điểm ấy cho cả miền Bắc.

Ngày 19/5/1974, Tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình do Trung Quốc giúp xây dựng bắt đầu hoạt động. Cùng ngày, miền Bắc đã khôi phục xong Nhà máy Thủy điện Cống Lân (Thái Bình) - một công trình lớn ngăn nước mặn và tiêu nước cho hơn 3 vạn hécta ruộng ở ba huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư. 

Nếu trong giai đoạn 1955-1960, chỉ có 7 nhà máy điện với tổng công suất 100MW thì đến giai đoạn 1960-1975 đã có thêm 8 nhà máy đi vào hoạt động ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tổng công suất 841MW.

TỔNG QUAN MẠNG LƯỚI ĐIỆN MIỀN NAM TRƯỚC 1975

Trước đó dưới thời thời Pháp thuộc, khai thác điện năng tại Việt Nam nằm dưới sự cai trị của người Pháp, do tư bản chính quốc đảm trách dưới hình thức nhượng công vụ. Sau Thế Chiến II, các công ty này có xu hướng giải đầu tư tại Việt Nam để tái đầu tư ở các thuộc địa khác. Mãi đến sau năm 1964, những bất cập trong việc khai thác điện năng mới được giải quyết khi cơ quan Điện lực Việt-Nam ra đời.

Điện lực Việt-Nam là một cơ quan tự trị có tư cách pháp nhân, hoạt động vì mục tiêu công ích chứ không vụ lợi, thống nhất công cuộc khai thác điện năng trên toàn quốc bằng cách sát nhập cơ quan Trùng tu Điện lực (ORDEE năm 1958, sau đổi tên thành ONDEE năm 1953) vào chương trình Đa-Nhim, Thủ-Đức, đồng thời thay thế các nhà đèn công quản và chuẩn bị thu hồi các công ty đặc nhượng Pháp khi khế ước mãn hạn (31-12-1967).

Với sứ mệnh điện hóa toàn quốc, đến cuối năm 1967, Điện lực Việt-Nam đã đạt những thành tích sau:

  • Hoàn tất nhà máy nhiệt điện Thủ-Đức (3 nhà máy diesel, và gas turbine), tổng công suất đạt 73,800,000 kW (1968), sau đó bán lại cho bên CEE, thiết lập 14 công ty điện lực tại các tỉnh và tái cấp điện cho Bình Dương;
  • Điện hóa được hơn 100 quận, xã;
  • Hỗ trợ ba thí điểm hợp tác xã điện nông thôn tại Tuyên Đức, Đức Tu, An Giang;
  • Thu hồi các nhà máy đặc nhượng CEE Đàlạt, SCEE và UNEDI của miền Tây và khu vực Đông Nam: khách hàng từ 14,654 lên 36,022 với mức điện tiêu thụ từ 33,321,000 kW/giờ lên 54,934,000 kW/giờ.

Ngày 30-6-1967, công ty Saigon Điện Lực ra đời với sự giúp sức của người Mỹ trên phương diện tư vấn lẫn tài chính, vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng. Saigon Điện Lực đã mua lại tất cả tài sản của CEE trị giá 974 triệu đồng. Công ty này cũng đã nhận viện trợ 32 triệu USD từ Hoa Kỳ để mở mang, khai thác điện lực tại Sài Gòn và dự tính sẽ thâu nhập phần còn lại của Điện lực Việt-Nam, sau đó thành lập công ty Điện Lực Việt-Nam. Tuy nhiên, công ty Saigon Điện Lực đã vấp phải nhiều chỉ trích cho hành động trên từ phía hội chuyên viên điện lực (Hội Điện Học, hội Kỹ Sư, Nghiệp Đoàn Chuyên Viên Điện Lực,…) và Thượng Viện.

Hình ảnh nhà đèm Chợ Quán trước 1975
Hình ảnh nhà đèm Chợ Quán trước 1975
Hình ảnh nhà đèm Chợ Quán trước 1975

Diện tích khai thác điện năng của công ty Saigon Điện Lực bao gồm 11 quận Đô Thành, tỉnh Gia Định (trừ quận Quảng Xuyên, Cần Giờ) tỉnh lỵ Biên Hòa, quận Lái Thiêu tỉnh Bình Dương. Tổng cộng Saigon Điện Lực phục vụ khoảng 3 triệu dân Sài Gòn và vùng lân cận, sử dụng 1,500 nhân viên, sản xuất được 325,733,450 kW/giờ (năm 1968) và mua lại 261,866,884 kW/giờ của Điện lực Việt-Nam để phân phối cho các nhà thuê bao điện năng.

Có thể thấy, Điện lực Việt-Nam (nhà nước quản lý) và công ty Saigon Điện Lực (tư nhân quản lý) đại diện cho hai khuynh hướng – khai thác phục vụ công ích và khai thác phục vụ kinh doanh. 

Có một điều đặc biệt trong cơ chế quản trị của Điện lực Việt-Nam là chính phủ và Quốc hội thực hiện kiểm soát thu chi, và cán bộ tham nhũng sẽ chịu tội đại hình chứ không phải kỷ luật nội bộ (cảnh cáo, sa thải).

2. Thủy điện

Nhằm đảm bảo nguồn cung điện năng trong giai đoạn phát triển nhạy cảm của nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa, đập thủy điện Đa-Nhim được chính thức khởi công xây dựng từ ngày 01-4-1961 với 3000 nhân công (300 chuyên viên Nhật) và chia làm hai đợt, đợt thứ nhất đập được đắp cao 25m và đợt sau cao thêm 30m. Dự án xây dựng đập thủy điện Đa-Nhim dựa vào hai dự án của hãng SOGREATH (Pháp) và hãng NIPPON KOEI (Nhật). Tất cả chi phí đầu tư xây cất đều do khoản tiền sau đài thọ gồm 3.5 tỷ bồi thường chiến tranh và 1.5 tỷ vay của Nhật.

Kích thước của đập: dài 1,460m, cao 38m, bề ngang đáy đập 180m, bề ngang mặt đập 6m, khối đất để đắp đập là 3,600,000m3.

Đập đất gồm có hai phần, phần chính bằng đất đồng chất, trồng cỏ tránh xâm thực và đập tràn bằng bê-tông (nhỏ và thấp hơn đập đất 16.3m) dài 51.5m có 4 cửa sắt để bảo đảm lưu lượng tràn đến 6,468m3/giây vào mùa mưa.

Đường hầm thủy áp đào xuyên qua lòng núi dưới đèo Ngoạn Mục, dài 4,878m, đường kính 3.4m dẫn nước từ hồ nhân tạo Đơn Dương đến đỉnh núi chế ngự đồng bằng Phan Rang. Từ núi này nước được dẫn xuống nhà máy phát điện nằm dưới chân núi bằng 2 ống thép thủy áp dài 2,340m, đường kính 2m và nhỏ dần lại 1m trước khi vào nhà máy phát điện.

Nhà máy phát điện gồm có 4 máy turbine, 4 máy phát điện, 4 máy biến điện, v.v. Máy phát điện sản xuất điện hạ thế 13.2 kV được biến thành điện cao thế 230 kV rồi chuyển về nhà máy biến điện Thủ Đức bằng 3 đường dây cao thế trên đoạn đường 252km từ Krong-Pha đến Thủ Đức.

Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức trước 1975

Điện năng tiêu thụ và sản xuất tại Sài Gòn và phụ cận (Nguyễn Huy, 1972, tr.68)

NămĐiện năng sản xuất (Kwh)Điện năng tiêu thụ (Kwh)
1963
1964
1965
1966
1967
349,779,000
399,086,000
431,809,000
534,418,000
620,951,000
292,065,000
336,756,000
362,950,000
436,756,000
510,422,145

Có thể thấy, nguồn cung điện năng tại miền Nam trước 1975 luôn đáp ứng đủ nếu không nói là dư chonhu cầu của người dân và các xí nghiệp sản xuất, bảo đảm quá trình vận hành một cách trơn tru cho toàn bộ nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa.

Đến sau 1975, khi miền nam bị chiếm đóng, phe thắng cuộc đã tháo gở hai Turbin của nhà máy phát điện THủ Đđể đem xử dụng ở Hải Phòng vào năm 1979. Chuyện cướp 2 tubin phát điện này vẩn có thể kiêm chứng ở trang Wikipedia tiếng Việt.

Nên biết tại Sài Gòn còn có nhà đèn Chợ Quán có từ thời Pháp thuộc do thực Pháp  xây dựng. Thời Việt Nam Cộng hòa, tại miền Nam chính quyền cho mở rộng nhà máy điện Chợ Quán và xây dựng thêm hai nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Trà Nóc (Cần Thơ). Cuối năm 1974, công suất nhà máy nhiệt điện Chợ Quán đạt 55 MW Nhà đèn Chợ Quán xây dựng vào năm 1922 với công suất đủ dùng cho nhu cầu của Sài Gòn – Chợ Lớn và một số thị trấn phụ cận như Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, đồng thời từ lúc này  hầu hết các đường phố Sài Gòn – Chợ Lớn đều được chiếu sáng bằng điện của “nhà đèn” Chợ Quán.

Nhà đèn Chợ Quán cổ nhất Sài Gòn,  có trước nhà máy phát điện Yên Phú ở Hà Nội 10 năm - được coi là nhà máy phát điện cổ nhất của miềnHà Nội

Nghiên cứu biên soạn từ người lính già xa quê hương 

Trịnh Khánh Tuấn 01.07.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét