Powered By Blogger

NHỮNG ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ CỦA VNCH MÀ ĐẾN NAY CỘNG ĐẢNG TIẾP TỤC XỬ DỤNG VÀ KHÔNG BAO GIỜ XOÁ BỎ ĐƯỢC!!

Sau khi đánh chiếm miền nam VN vào ngày 30.4.1975, Viêt gian cộng sản vội tìm cách xoá bỏ ngay cái mà chúng gọi là tàn tích của VNCH như văn hoá và các di sản khác của VNCH. Bộ máy truyền thông của cộng đảng ra sức đánh phá lăng mạ chính thể VNCH hàng ngày với những từ ngữ khó nghe như ngụy quân nguỵ quyền....Nhưng tất cả gần như đã thất bại, các di sản của VNCH vẩn tồn tại và được người Việt tị nạn cộng sản lưu giử khắp nơi trên thế giới, ở những nơi có người  Việt tị nạn cộng sản sinh sống, lớn nhất là những khu đông cư dân Việt tị nạn sinh sống như ở Hoa Kỳ. Các cơ quan truyền thông tự do, thư viện, nhạc vàng, trung tâm văn bút của các văn nghệ sĩ tự do được thành lập và bảo tồn. Nên đến nay kho tàng về các di sản VNCH gần như đóng góp lớn vào việc duy trì văn hoá nguồn cội VNCH ở hải ngoại.

Đặc biệt là bọn cộng đảng Pc Bó cũng muối mặt xử dụng một số di sản quốc tế của VNCH cho đến hôm nay, mặc dù hàng ngày chúng vẩn luôn mạt sát và tìm đũ mọi cách để xoa bỏ hết tất cả cái gì của VNCH. Đó là việc chúng tiếp tục tư cách thành viên của VNCH đối với các định chế tài chính quốc tế. Đó là các định chế quốc tế mà chỉ có chính thể VNCH là thành viên của các định chế tài chính quốc tế này trước năm tháng 4 năm 1975. Đó là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đến tháng 7 năm 1976, CHXHCN Việt Nam đã nộp đơn xin thay thế (substitution) tư cách thành viên tiếp nối VNCH tại các định chế tài chính nói trên, chứ không phải là đơn xin gia nhập làm thành viên mới.

Cụ thể là khi thay thế tư cách thành viên của VNCH với ADB, CHXHCN Việt Nam đã tiếp nhận 3.000 cổ phần của chính phủ VNCH tại ngân hàng này. Đồng thời, nhà nước chxhcnVN cũng tiếp tục nhận tất cả các khoản vay mà VNCH đã được ADB chấp thuận cho vay trong những năm trước đó. CHXHCN Việt Nam cũng bảo đảm sẽ chịu trách nhiệm chi trả cho những khoản vay này.

Vì vậy, ngày gia nhập ADB của chxhcn Việt Nam hiện nay là ngày 22/9/1966, là ngày mà Quốc hội của chính phủ VNCH đã phê chuẩn việc tham gia định chế quốc tế ADB. CHXHCN Việt Nam tiếp tục công nhận một số hiệp ước mà VNCH đã ký kết, để có được tư cách thành viên trong tổ chúc này từ năm 1966.

Tương tự như việc tiếp tục tư cách thành viên của VNCH tại một số tổ chức và định chế tài chính quốc tế như đã nêu, CHXHCN Việt Nam còn tiếp tục công nhận ít nhất hai hiệp ước quốc tế mà VNCH đã ký kết trước ngày 30/4/1975.

Ngày 16/12/1976, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đệ trình đơn phê chuẩn Công ước Viễn thông Quốc tế 1973 (1973 International Telecommunication Convention) mà chính phủ VNCH đã ký kết vào ngày 25/10/1974 tại Hội nghị Málaga-Torremolinos nhưng chưa kịp phê chuẩn. Đơn đệ trình của CHXHCN Việt Nam nêu rõ là việc phê chuẩn được dựa trên những ký kết mà VNCH đã thực hiện trước đó.

Tương tự, VNCH được công nhận tư cách thành viên của Liên minh Bưu chính Quốc tế (UPU) từ năm 1951. Vào tháng 7/1974, chính phủ VNCH đã ký kết các văn bản liên quan đến Các Quy chế chung (General Regulations) và Công ước Liên minh Bưu chính Lausanne (Universal Postal Convention) của UPU nhưng chưa kịp phê chuẩn. Ngày 27/10/1976, Quốc hội của CHXHCN Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản này và đệ trình lên tổ chức UPU với yêu cầu được thừa kế (succession) tư cách của VNCH. Thế nên số mã điện thoại của VN là +84 là con số cũ của VNCH đã dùng trước 1975.

Tuy nhà nước Việt Nam hiện nay chưa bao giờ chính thức công nhận chính thể VNCH nhưng CHXHCN Việt Nam lại phải muối mặt liên tục công nhận tư cách quốc gia của VNCH một cách gián tiếp, qua việc thừa kế hoặc tiếp nhận tư cách thành viên của VNCH tại các tổ chức và định chế tài chính quốc tế. Đây là điều mà chúng chưa bao giờ dám phổ biến đến quốc dân VN và đám dư lợn viên.

Nhìn về quá khứ từ khi Tổng thống Ngô Đình Diện chấp chính và bắt đầu lèo lái con thuyền VNCH ra khơi thì nhận được ngay 62 quốc gia bạn bè trên thế giới công nhận và thiếp lập ngoại giao cấp đại sứ ngay khi cộng bố Hiến pháp VNCH đệ nhất vào ngày 26.10.1957. 

Tính tới thời điểm 14/9/1958, trên thực tế VNCH cũng đảm bảo được 3 tiêu chuẩn về dân số, lãnh thổ, chính phủ; và tiêu chuẩn có năng lực tham gia vào mối quan hệ chính thức với nhiều quốc gia khác. Theo danh sách các nước công nhận VNCH cho tới ngày 7/8/1958 lưu ở Văn khố quốc gia Úc (NAA) có tới 62 nước chính thức hoặc hàm ý công nhận VNCH. Danh sách này ở trang 40-42 (và 44,45) trong hồ sơ "Saigon - Vietnam relations with other countries general [re Republic of Vietnam also known as South Vietnam]” gồm 157 trang số hiệu NAA: A4531, V221/5, có thể truy cập trực tuyến ở recordsearch.naa.gov.au. Con số này gia tăng cho đến 1975 là 84 quốc gia.
VNCH trong việc xây dựng đất nước đã không dùng bất cứ tà thuyết nào của ngoại bang trong việc xây dựng đất nước, VNCH chỉ biết dùng triết lý nhân bản, chính nghĩa dân tộc và truyền thống Việt đạo để xây dựng quốc gia và chính lực dân tộc.

Riêng VNDCCH do hồ chí minh thành lập ngày 2.9.1945 cho đến đầu năm 1950 không được một quốc gia nào trên thế giới công nhận kể luôn hai đàn anh là Liên Xô và Trung Cộng. Điu này chúng minh được tính chính nghiã của VNCH vươn cao trên bầu trời thế giới. 

Người lính già xa quê hương, Trịnh Khánh Tuấn 20.7.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét