CỘNG ĐẢNG VỚI NHIỀU THIÊN TÀI TẠO RA NHIỀU " CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI ĐÔ THI " Ở ĐỘ CAO 1.500 - 1800 MÉT NHƯ ĐÀ LẠT VÀ SA PA.
VN thời đại hcm thật tự hào với những thiên tài đảng ta !! Các ông bà này có thể tạo ra những "công trình thuỷ lợi đô thị" , những tuyệt tác mà chỉ có ở VN, sau những cơn mưa lớn ở những vùng có độ cao 1800 mét ở Sa Pa và 1500 mét trên mặt nước biển như ở Đà Lạt, tất cả đều thành sông ngay tại các trung tâm thành phố - nơi tập trung nhiều sinh hoạt của dân sinh.
Trong khi đó nhìn lại nước người như Hoà Lan, Đan Mạch và hàng chục nơi khác trên thế giới có những vùng nằm sâu so dưới mặt nước biển, nhưng nước mưa không bao giờ làm trở ngại dân sinh như ở thiên đường xhvnVN, với hàng chục ngàn GS, PGS, TS, PTS và Thạc sĩ như ở VN, nhưng về muà mưa các thành phố lớn nhỏ ở VN đều bị tắt nghẻn vì nước dâng cao ở các nơi có dân sinh đông đúc.
Phần lớn các công trình thủy lợi trên thế giới đều dẩn nước để tưới tiêu cho đồng ruộng...Nhưng ở VN có chổ khác biệt các thiên tài đảng ta làm thủy lợi cho cá phố đông người dân, đặc biệt là các nơi cao ráo trên 1500 mét, kỳ tài của VN chuyên làm những chuyện nghịch lý với thiên hạ - một đám người làm quan trước khi đi học lớp 3 trường làng, học đại học trườc khi tốt nghiệp phổ thông.
HOÀ LAN CÓ NƠI THẤP GẦN 7 MÉT SO VỚI MẶT NƯỚC BIỂN.
Diện tích nước có ảnh hưởng lớn tới địa hình của Hoà Lan. Ba con sông lớn của Châu Âu (Rhine, Meuse và Scheldt) chảy qua Hoà Lan để ra biển và tạo nên một vùng châu thổ quan trọng tại đây. Cũng cần nên biết 26% diện tích của Hoà Lan nằm dưới mực nước biển.
Để đối phó với điều này, Hoà Lan đã xây dựng một hệ thống thủy lợi bao gồm đê điều, những vùng đất lấn biển và các đập nước. Tuy nhiên, phong cảnh đất nước Hoà Lan không chỉ dừng lại ở những đồng cỏ xanh quen thuộc, hay các mảnh đất lấn biển bằng phẳng với những đàn bò trắng đen mà còn phong phú hơn thế vô cùng. Hoà Lan còn là quốc gia có những vùng trồng hoa Tu Líp đẹp và nổi tiếng nhất thế giới.
Về địa lý của Hoà Lan thật sự rất thấp, với 26% diện tích dưới mực nước biển và là nơi có khoảng 60% dân số đang sinh sống ở độ cao 5m dưới mực nước biển. Điểm cao nhất của Hoà Lan là Vaalserberg, với độ cao 322 mét trên mực nước biển và điểm thấp nhất là Zuidplaspolder – 7m dưới mực nước biển.
Sân bay Schiphol tại thành phố Amsterdam, nơi đón nhận khách du lịch, nằm ở độ cao 3m dưới mực nước biển.
Chính phủ Hoà Lan sau đó thi hành một chương trình quy mô lớn mang tên là "Deltawerken" (công trình châu thổ) nhằm bảo vệ quốc gia khỏi nạn lụt trong tương lai. Dự án hoàn thành phần lớn vào năm 1997 khi hoàn thành Maeslantkering. Một mục tiêu chính của dự án Delta là giảm nguy cơ lụt tại Zuid-Holland và Zeeland xuống còn một lần trong 10.000 năm (so với 1 lần trong 4000 năm của phần còn lại trong nước). Mục tiêu này đạt được bằng việc xây các con đê ngoài biển dài 3.000 km và 10.000 km các đê nội bộ, kênh đào và sông, đóng các cửa biển của tỉnh Zeeland. Các đánh giá nguy cơ mới theo định kỳ cho thấy các vấn đề cần phải gia cố đê. Dự án Delta được Hiệp hội Kỹ sư dân dụng Hoa Kỳ đánh giá là một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại.
VÙNG THẤP NHẤT CỦA ĐAN MẠCH
Ngoài ra ở châu Âu còn có một vùng thấp nhất là Lammefjord polder ở Đan Mạch, nằm dưới mực nước biển 7,50 mét có nơi nói là 7 mét.
Vùng Lammefjord có hai hệ thống kênh: thứ nhất, kênh đất liền, bao quanh khu vực ở mực nước biển dọc theo đường bờ biển cũ và về phía đông vào Rest Lammefjord và phía tây vào Vịnh Sejerø; và thứ hai, kênh thoát nước, chạy qua những khu vực sâu nhất của đáy biển trước đây và do đó cần có một trạm bơm tại Audebo. Nó từng được cung cấp năng lượng bằng gió và hơi nước cho đến khi động cơ đẩy điện được lắp đặt vào những năm 1920.
Vì lý do kỹ thuật và kinh tế, mực nước được hạ thấp theo từng giai đoạn. Việc bơm ra đã bị trì hoãn do việc bán đất chậm và việc trùng tu hệ thống bơm, trong khi đó đến hạn vào những năm 1930. Chiến tranh thế giới thứ hai cũng đã làm phần còn lại.
Năm 1943, mực thấp đo được cuối cùng đạt đến -7,50 m so với mặt nước biển,
ĐÀ LẠT
Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần thể hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX.
THỊ XÃ SA PA
Thị trấn này ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Tên "Sa Pả" là tên gọi của người dân vùng này xuất phát từ tiếng Quan thoại có nghĩa là "bãi cát" (Hán Việt: Sa Bá, 沙壩), người Pháp viết tên khu là "Chapa". Dấu tích còn lại của tên vùng là phường Sa Pả ngày nay. Cùng với các tên đó là loạt tên xã theo tiếng H'Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Giàng Phình,...phần lớn cư dân Sa Pa là những người dân tộc thiểu số, nhưng khu vực trung tâm thị xã lại tập trung chủ yếu những người Kinh sinh sống bằng nông nghiệp và dịch vụ du lịch..
Sa Pa nằm trên một mặt bằng ở độ cao 1.500 đến 1.650mso với mặt nước biển ở sườn núi Lô Suây Tông. Đỉnh của núi này có thể nhìn thấy ở phía đông nam của Sa Pa, có độ cao 2.228m. Từ trung tâm thị xã nhìn xuống có thung lũng Ngòi Đum ở phía đông bắc và thung lũng Mường Hoa ở phía đông nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét