Powered By Blogger

 ĐÈN SÀI GÒN CÓ TỪ KHI NÀO??

Con người cổ đại cách đây vài chục ngàn năm trước công nguyên muốn thắp sáng trong sinh hoạt về đêm bằng những dụng cụ thô sơ. Những chiếc đèn ở giai đoạn sơ khai này có hình thù hết sức đơn giản, có thể chỉ là một cái vỏ ốc hoặc một khối đá rỗng, bên trong chứa đầ mỡ động vật để làm nhiên liệu cháy và một vật để tạo điều kiện bắt lửa.....Càng về sau, con người dần biết sử dụng các vật liệu khác để làm thân đèn như đất nung, đá cẩm thạch hay kim loại, và thay vì dùng mỡ, người ta sử dụng dầu cá, dầu phọng, dầu dừa hay dầu ô liu để làm chất đốt. Dần dần, bấc cũng được thêm vào để kéo dài thời gian cháy của ngọn lửa cũng như giúp ngọn lửa tập trung và thắp sáng hơn. Cho đến cuối thế kỷ 18, đèn dầu đã trở thành phương pháp chiếu sáng phổ biến nhất tại nhiều quốc gia trên thế giới và ở VN.


Theo s phát hiện các nguồn năng lượng mới, các loại đèn mới cũng được phát minh. Vào những thập niên cuối thế kỷ 18, lần đầu tiên khí từ than đá đã được thương mại hóa và dùng cho việc thắp sáng trong gia đình. Theo đó, khí than được vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng đường ống và được dẫn vào các đèn. Vào đầu thế kỷ 19, hầu hết các thành phố ở Châu Âu và Hoa Kỳ đều đã có những con đường và phố được thắp sáng bằng ánh sáng khí than. Loại đèn không thấy xuất hiện ở VN.

Cũng trong thế kỷ 19, các loại đèn sử dụng dầu hỏa đã xuất hiện ở Đức. Đèn có thiết kế cơ bản với phần bình chứa dầu hỏa, cổ đèn có tim đèn (còn gọi là bấc đèn) hoặc lớp vải bện để đốt cháy. Thân đèn có ống dẫn khói bằng thủy tinh dạng hình bầu vuốt thon một đầu hoặc dạng hình quả cầu, giúp bảo vệ ngọn lửa khỏi gió lùa.

Cuộc chiến chế ngự bóng đêm của con vẩn người tiếp tục theo thời gian, đánh dấu một bước tiến khác về việc tạo ra điện và bóng đèn điện. Vào năm 1801, Sir Humphrey Davy – nhà phát minh kiêm hóa học gia người Anh, đã phát minh ra đèn hồ quang carbon điện đầu tiên, bằng cách kết nối hai dây dẫn với pin và gắn một mảnh than vào đầu kia của dây dẫn tạo bức xạ phóng điện hồ quang giữa các điện cực than, từ đó tạo ra ánh sáng. Nối tiếp theo đèn Hồ quang là  bóng đèn sợi đốt của Sir Joseph Swann và Thomas Edison vào những năm 1850 và 1870. 



Bóng đèn sợi đốt hay còn gọi là đèn dây tóc, hoạt động khi có dòng điện chạy qua dây tóc làm dây tóc nóng lên và tạo ra ánh sáng. Tuy loại đèn này hoạt động không bền, hiệu quả kém và dễ hỏng, nhưng đây là một bước tiến vượt bậc và là nền tảng quan trọng cho những phát minh về sau. Đèn điện, từ đó đã trải qua nhiều gian đoạn để có được sự hoàn hảo như bây giờ.


Sài Gòn sau khi bị người Pháp xâm chiếm, họ cũng đem những văn minh về nguồn sáng đến VN, trong đó có những thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội..v..v..Những ngọn đèn thắp sáng ngoài đường bằng dầu, đã được thay thế bằng những bóng đèn điện, mang ánh sáng đến các thành phố cho sinh hoạt về đêm.

Khi người Pháp chiếm xong Sài Gòn, thành phố hầu như chưa có gì về cơ sở hạ tầng đô thị, ngoại trừ một số đường phố đã có nền đất. Lúc đấy, vì đường sá ban đêm hoàn toàn tăm tối nên cảnh sát Pháp đã có chỉ thị mọi hộ dân cư nhà mặt đường phải thắp một chiếc đèn dầu ngay trước cửa. 

Đồng thời, họ cũng quy định xe cộ, chủ yếu là xe bò và xe ngựa đi trên đường phố vào ban đêm cũng phải treo đèn dầu trên xe.

Cuối năm 1865, nhà cầm quyền Sài Gòn đã dự định làm hơn 150 cột đèn lồng thắp dầu dừa, mỗi cột cách nhau 100 m tại một số con đường, bến sông và quảng trường (chủ yếu ở khu vực trung tâm quận 1 ngày nay) với tổng chiều dài hơn 15 km. Kinh phí dự kiến để mua thiết bị là 30.000 Franc, ước tính mỗi chiếc đèn lồng mỗi đêm cần 300 gram dầu dừa.

Mãi đến tháng 6/1867, ủy hội thành phố mới quyết định bỏ ra 2.400 Franc để mua 100 cây đèn lồng đầu tiên thắp bằng dầu dừa, đặt tại một số đường phố chính. Tháng 11 năm đó, việc lắp đặt này hoàn tất và ủy hội thành phố tuyên bố lệnh của cảnh sát thắp đèn ở cửa nhà không cần thiết nữa. Đó là lần đầu tiên mà Sài Gòn có đèn chiếu sáng đường phố.

100 cây đèn lồng ấy được giao cho một người Chà (người Pháp gọi là người Malabar) lãnh thầu việc bảo quản và thắp sáng mỗi đêm với giá là 0,33 Franc cho mỗi chiếc đèn trong ngày. Những người này làm việc khá chểnh mảng, không thay bấc cũng như không châm thêm dầu đều đặn mỗi đêm nên đèn đóm lúc nào cũng yếu ớt, lại bị hư bể đến nỗi phải thay một số đèn ngay trong tháng đầu tiên. 

Sau đó, ủy hội thành phố giao việc này lại cho một người Pháp tên là Andrieu, nhận trách nhiệm cung cấp dầu dừa, bấc, thắp sáng và bảo quản các đèn lồng, các cột chân đèn. Giá nhận khoán mỗi ngày là 0,6-0,63 Franc với điều kiện phải thắp sáng từ 18h hoặc 18h30 trở đi tùy theo mùa cho đến khi có phát súng đại bác báo hiệu buổi sáng.


ĐÈN DẦU DỪA ĐƯỢC THAY BẰNG DẦU HỎA ( DẦU HÔI)

Giữa năm 1869, nhà thầu thắp sáng đề nghị thành phố cho chuyển sang đèn thắp bằng dầu lửa (tức dầu hỏa) để thay cho dầu dừa. Lúc này người ta cũng có nghĩ đến khí đốt. Song, đến cuối năm đó, khi đọc được báo cáo của ngành cầu đường nhận định rằng đèn đốt bằng dầu lửa sáng hơn so với dầu dừa, ủy hội thành phố mới quyết định cho thắp sáng đường phố bằng đèn dầu lửa từ ngày 1/4/1870.

Trong một chuyến thăm Sài Gòn năm 1872, một ký giả Pháp kể lại rằng "các đường phố thắp sáng bằng đèn dầu và được hút dầu ra bởi các ống máng vươn dài ra ở các bên hông".

Đến đầu năm 1876, một số đường phố Sài Gòn được chiếu sáng bằng 255 cây cột đèn lồng thắp bằng dầu lửa, trong đó 200 cái có chân bằng cột đúc và 55 cái đặt cột bằng gỗ. Theo Hội đồng thành phố, để Sài Gòn về đêm được tương đối sáng sủa, cần phải có hơn 450 cây đèn lồng này, đặt cách nhau tối thiểu 70 m, tức là trên một chiều dài tổng cộng gần 32 km đường phố.

ĐÈN ĐƯỜNG ĐƯỢC CHIẾU SÁNG BNG ĐIỆN

Năm 1896, công ty Société d´Électricité de Saigon (SEVS) được thành lập để cung cấp điện cho thủ đô của Nam Kỳ. Cũng trong năm đó, công ty đã khai trương trạm phát điện xoay chiều đầu tiên trên đường Nationale (nay là đường Hai Bà Trưng). Vị trí này năm 1967 là trụ sở công ty Sài Gòn Điện Lực của VNCH. Từ năm 1908, công ty SEVS bắt đầu cung cấp điện chiếu sáng cho đường phố Sài Gòn, ban đầu được giới hạn chỉ ở vùng trung tâm thành phố. Năm 1909, công ty CEE đã mua lại SEVS như đã nhắc tới, và độc quyền phân phối cả điện và nước cho 3 thành phố lớn nhất Nam Kỳ và Campuchia cho đến ngày 31/12/1967.

Khi nhà đèn Chợ Quán hoàn thành năm 1896, thì đèn đường chiếu sáng bằng điện cũng bắt đầu xuất hiện,  mở ra một giai đoạn mới về việc chiếu sáng từ trong nhà đến đèn đóm ngoài đường cho tới ngày hôm nay, đèn đường thắp sáng bằng dầu cũng từ từ đi vào quên lãng.








Tháng 4 năm 1888, Ferret trình lên một bản đề nghị cho làm thí điểm đèn điện ở Nhà hát lớn Sài Gòn với tên gọi ban đầu là Opera House (toà nhà quốc hội VNCH sau này) và một đoạn đường Catinat (Tự Do) dùng đèn dây tóc và đèn hồ quang, cùng với các trang bị phát điện, cột đèn, dây dẫn điện. Tổng số tiền dự kiến từ 25.000 đến 30.000 Franc. Vì ngân sách lúc này thành phố đã cạn nên chính quyền Sài Gòn đành dừng lại dự án này.

Bốn năm sau đó, Catoire trình ra một dự án khác thắp sáng đường phố Sài Gòn bằng đèn điện và đèn dầu lửa xen k: làm 393 bóng đèn điện Edison, mỗi bóng có sức tỏa sã ng đến 16 nến cho khu phố trung tâm; hơn 570 đèn dầu lửa cho các khu phố khác.

Đến đầu thế kỷ 20, điện phát triển khắp noi trong thành phố bắt đầu từ khi nhà đèn Chợ Quán hoạt động, đèn đường hầu hết đã thay bằng đèn điện.

So với các nơi khác trên đất nước VN, thì Sài Gòn là nơi đã được thực dân Pháp trang bị đèn chiếu sáng bằng dầu cũng như đèn điện sớm nhất. 

Tuy nhiên có một ông Phó GS.TS đỏ Trần Hữu Quang đã từng nghiên cứu trong cuốn Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu, Hải Phòng là nơi đầu tiên ở Việt Nam có đèn điện chiếu sáng phố năm 1892, sau đó là Hà Nội rồi mới tới Sài Gòn. Có thể ông GS.PTS này lấy tài liệu từ ban tuyên giáo hay trên đỉnh Hoàng Liên Sơn, nên ông ta không biết Sài Gòn có điện từ lúc nào? 

Lịch sử miền nam nếu do "bên thắng cuộc" viết. cho dù người viết ở đẳng cấp nào cũng đều bị bóp méo, sai sự thật theo đúng đơn đặt hàng của Ban Tuyên Giáo. Một sự thô bỉ nhất là ông Trần Hữu Quang có học vị là Phó GS.TS, nhưng cũng nhắm mắt nghiên cứu rồi trợn mắt nói láo, nói sai sự thật một cách vô liêm sĩ. 

Xem thêm bài liên kết cùng tác giả: Nhà Đèn Chợ Quán nơi: https://kimanhl.blogspot.com/search/label/NH%C3%80%20%C4%90%C3%88N%20CH%E1%BB%A2%20QU%C3%81N%20-%20K%C3%9D%20%E1%BB%A8C%20TU%E1%BB%94I%20TH%C6%A0%20C%E1%BB%A6A%20T%C3%94I

Biên khảo, người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 08.07.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét