NỘI DUNG CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH CUẢ NATO TẠI CỘNG HOÀ LITAUEN
Để tiến hành cuộc họp thượng đỉnh tại đây, NATO đã biến Vilnius, thủ đô của Litauen, thành một pháo đài kiên cố với những giàn phòng không tối tân nhất hiện nay để bảo vệ các lãnh đạo của liên minh NATO an toàn khi đáp xuống thủ đô của nước này để tham dự cho cuộc họp thượng đỉnh vào 2 ngày 11 và 12/7/2023.
SƠ LƯỢC VỀ QUỐC GIA LITUAEN
Cộng Hoà Litauen ( tiếng Đức) được xếp vào nhóm Bắc Âu theo sự phân chia của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên đôi khi Litauen cũng được coi là một quốc gia ở Đông Âu. Litauen là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ, khoảng 65.200 km². Litauen chia sẻ chung đường biên giới các quốc gia là Belarus (502 km), Litauen (453 km), Ba Lan (91 km), tỉnh Kaliningrad thuộc Nga (227 km). Đường bờ biển giáp với biển Baltic của Litva dài 99 km. Điểm thấp nhất ở Litauen là mép nước tiếp giáp với biển Baltic (0 m), còn điểm cao nhất là đồi Aukštojas, cao 294 m.
Sau khi Litauen được độc lập ngày 11/3/1990, gia nhập LHQ ngày 17/9/1991 và Tiếp đến ngày 31 tháng 5 năm 2001, Litauen chính thức trở thành thành viên thứ 151 của Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO. Và đến ngày 1 tháng 5 năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông và Nam Âu khác, Litauen trở thành một thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Litauen còn là một thành viên của NATO và có quan hệ chính trị gần gũi với các nước phương Tây.
GDP (PPP): Ước lượng 2021 $107 tỷ (hạng 83), Bình quân đầu người: $41,288 (hạng 34), GDP (danh nghĩa): Ước lượng 2021 $56 tỷ (hạng 80), Đơn vị tiền tệ Euro (€) (EUR). Kể từ khi tuyên bố khôi phục độc lập vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, nước này đã duy trì truyền thống dân chủ tự do mạnh mẽ. Litauen đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử độc lập đầu tiên vào ngày 25 tháng 10 năm 1992, trong đó 56,75% cử tri ủng hộ hiến pháp mới, với Tổng Thống hiện nay là ông Gitanas Nausėda. Quân đội Litauen có 20.565 người đang phục vụ trong quân đội. Chế độ quân dịch trong quân đội Litauen đã bị bãi bỏ từ tháng 9 năm 2008.Nhưng nó lại được đưa ra vào năm 2015 trước áp lực quân sự của NGA sau khi chiếm những phần đất của Ukraine vào năm 2014.
Để bảo vệ không phận Litauen, Đức đã đưa 12 xe bệ phóng hoả tiẽn điạ không Patriot nhằm đánh chặn hoả tiễn đạn đạo và hoả tiễn hành trình, máy bay chiến đấu của Nga. Riêng tại phi trường Vilnius, 8 bệ phóng hoả tiễn Patriot do Đức điều hành được đưa đến đây vào sáng 7/7/2023. Đồng thời có 1000 quân đội Nato cũng được đưa tới tới Litaue để giử an ninh cho chuộc họp thượng đỉnh.
Các nước NATO khác như:Tây Ban Nha triển khai hệ thống phòng không NASAMS. Pháp gửi pháo tự hành Caesar. Ngoài ra, Pháp, Phần Lan và Đan Mạch còn điều động các máy bay quân sự đến Litauen. Anh và Pháp cũng hỗ trợ khả năng bắn hạ các máy bay không người lái (UAV).
Ba Lan và Đức cử lực lượng đặc nhiệm, cùng trực thăng tăng cường. Một số quốc gia khác triển khai các biện pháp để đối phó với nguy cơ xảy ra tấn công hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân. Coi như mức độ bảo vệ cuộc họp thượng đỉnh đã được bảo vệ cẩn mật trước các hoả lực của Nga tấn công. Quyết định cuộc họp thượng đỉnh tại Litauen của BATO là đòn thử và có mục đích thăm dò phản ứng của Putin về sức mạnh NATO đang thọc ngang hông của Nga.
Ba vấn đề trọng tâm sẽ được bàn thảo tại cuộc họp thượng đỉnh lần này là:
1. Tư cách thành viên của Ukraine
Theo hãng tin AFP, tuyên bố với các phóng viên bên lề thượng đỉnh ở Vilnius, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết khối NATO sẽ vạch ra một “con đường các cải tổ” mà Ukraina phải thực hiện để có thể gia nhập Liên minh, nhưngNATO chưa đề ra một “lịch trình” cho việc thâu nhận Kiev. Tổng thống Ukraine cũng đã tới tham dự hội nghị và được tiếp đón rất trọng thể.
2. Bảo dẳm an ninh cho Ukraine
Các lãnh đạo NATO dự kiến sẽ thảo luận về vấn đề bảo đảm vấn để tái thiết hậu chiến cho Ukraine, sẽ nhận được sau khi cuộc chiến kết thúc. Các cam kết có thể bao gồm lời hứa tiếp tục viện trợ tài chính và quân sự cho Ukraine để ngăn chặn Nga tiến hành cuộc chiến mới.
Tuy nhiên, ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng, theo Điều 5 của Hiệp ước Washington, NATO sẽ chỉ cung cấp các đảm bảo an ninh đầy đủ cho các quốc gia thành viên của khối.
3.Tiến trình gia nhập NATO của Thụy Điển
NATO đang hướng đến việc chào đón Thụy Điển trở thành thành viên thứ 32 của khối tại Vilnius. Vì hàng rào cản từ Thổ Nhị Kỳ đã được Tổng Thống Turkei Erdogan tháo gờ ngay ngày đầu của cuộc họp thượng đỉnh, sau hơn 1 năm bế tắc. Vì Ankara từng cáo buộc Stockholm chứa chấp các nhóm chiến binh mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là tổ chức khủng bố, nên đã ngăn cản Thụy Điển gia nhập NaTO.
Ngoài ra các vấn đề như mức chi tiêu của các nước dành cho NATO là 2% GDP sẽ được bàn thảo để lấy sự đồng thuận., cũng như vấn đề tăng cường sức mạnh quân sự của các nước NATO ở phiá sườn đông của Nga.
Tường trình từ Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 23.7.2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét