Powered By Blogger

 HÙNG 4T LẠI NỔ: VIETTEL VỪA CÔNG BỐ SẢN XUẤT ĐƯỢC CHIP 5G (?)

Trích truyền thông dòng chính của bộ máy tuyên truyền trong nước lại bốc phét về: "Chip 5G DFE có thể tính toán 1.000 tỷ phép tính trên giây là tiền đề để Viettel sản xuất các loại chip phục vụ nhiều lĩnh vực trong đó có ngành bán dẫn.

Viettel công bố nghiên cứu thành công chip 5G và trợ lý ảo AI tại Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) tổ chức tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc) từ 28/10 đến 1/11.

Theo đó, dòng chip 5G DFE thuộc hệ sinh thái sản phẩm 5G do kỹ sư Viettel làm chủ hoàn toàn thiết kế. Là thành phần phức tạp nhất của hệ sinh thái 5G, chip đóng vai trò xử lý các thuật toán 5G DFE, điều khiển toàn bộ các hoạt động của 5G RRU (khối thu/chuyển tín hiệu) và giao tiếp tốc độ cao với các khối xử lý 5G khác. Chip 5G DFE có năng lực tính toán 1.000 tỷ phép tính trên giây."

Trong khi đó thì Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong ngày hôm qua 15/11 (giờ Mỹ), đã lên tiếng đề nghị Mỹ sớm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam, tháo gỡ việc xếp hạng Việt Nam trong nhóm hạn chế hỗ trợ hợp tác về chíp, chất bán dẫn tại cuộc  họp Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CFR) , Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ được thực hiện một cách đầy đủ, trong đó có vấn đề hợp tác sản xuất chất bán dẫn, chíp và lĩnh vực công nghệ cao. Nguồn:https://viettimes.vn/viet-nam-de-nghi-my-ho-tro-phat-trien-nganh-cong-nghiep-ban-dan-post171548.html

Thật ngộ !! Các kỷ sư về chất bán dẫn của Viettel chưa được đào tạo, Võ Văn Thưởng thì đang hết lời năn nỉ Mỹ Đế truyền lại cho nghệ thuật xào nấu chất bán dẫn cho VN, mà Hùng nổ đẵ nặn ra đưọc Chip 5G?? Cũng dể hiểu, vì truyền thống của tộc cối Pắc Bó thường đâu tiến sĩ trước khi học hết lớp 3 trường làng.

Theo đánh giá của các chuyên gia về chất bán dẫn, muốn sản xuất được Chip bán dẫn , VN còn cần một thời gian ít nhất 10 năm nửa, sớm nhất là tới năm 2030. Thế mà Hùng nổ 4T đã làm được điều kỳ quái này - nó giống như VN tiến lên XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản, chính vì bỏ qua giai đoạn căn bản Tư Bản, nên gi các đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó đã không định nghĩa và ước định được thời gian thành công trong việc đưa VN "đi lên XHCN" theo đúng sách Mác.

NHỮNG ĐÒI HỎI CĂN BẢN ĐỂ SẢN XUÁT CHIP BÁN DẨN:

Muốn sản xuất được chip bán dẫn, thì phải làm chủ được: kỹ thuật chế tạo chất bán dẫn, một lãnh vực đòi hỏi đầu tư cao về máy móc và hàng ngũ chuyên viên cũng như kỷ sư chuyên môn. Mặt khác VN tuy có mỏ đất hiếm, nhưng không biết khai thác để dùng trong việc sản xuất chất  bán dẩn vì chưa đũ trình độ để làm.

Bài giới thiệu dưới đây sẽ kê ra các giai đoạn làm ra một con chip bán dẫn, nó phức tạp và đòi hỏi những kỹ thuật cao về con người và máy móc như thế nào để chúng ta có thể biết đến tài nổ của đám tộc cối đỉnh cao trí tuệ Pắc Bó. Bọn tộc cối này sản xuất được chip 5 G (?)- giống như sản xuất "kít test Covid-19", trong năm 2021 của công ty Việt Á.

1. Chip bán dẫn là gì? 

Chip bán dẫn hay còn gọi là vi mạch bán dẫn, là một cấu trúc điện tử phức tạp được tạo thành bằng cách kết hợp hàng trăm hoặc hàng tỷ thành phần điện tử nhỏ khác nhau trên cùng một miếng bán dẫn, thường là silic. Chip (miếng bán dẩn) này chứa rất nhiều các thành phần điện tử quan trọng như transistor, diode, và nhiều linh kiện khác, cho phép nó thực hiện nhiều chức năng và hoạt động trong nhiều ứng dụng khác nhau. Chip bán dẫn thường có kích thước nhỏ gọn và khả năng thực hiện các chức năng phức tạp.

Thành phần chính của chip bán dẫn là mạch kết hợp, nơi mà các thành phần điện tử như transistor, diode, capacitor và resistor được kết hợp và kết nối chặt chẽ trên cùng một miếng bán dẫn. Để có thể  tạo ra một chip bán dẫn , phải trải qua các giai đoạn kỹ nghệ lấp ghép điện tử tinh vi để sản xuất ra một con chip điện tử. Các bước này yêu cầu độ chính xác và kiểm soát cao để đảm bảo sự hoạt động tin cậy của chip.

Chip bán dẫn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực kỹ nghệ điện tử và thông tin. Chúng được sử dụng trong các cơ phận như:bộ nhớ, cơ phận tiêu thụ ít năng lượng, viễn thông, máy tính cá nhân, điện thoại di động và một số các cơ phận khác trên điện thoại di.  Khả năng kết hợp cao và hiệu năng đáng kể của chip bán dẫn đã góp phần quan trọng vào sự phát triển trong kỹ nghệ và đời sống hiện nay.

Nhờ vào sự phức tạp của các mạch và sự kết hợp của chip bán dẫn, chúng ta có thể tận dụng được nhiều tính năng và ứng dụng mà trước đây chỉ có thể ước tính trong tương lai. Từ việc tạo ra các cơ phận thông minh dùng trong kỷ nghệ, đến việc cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng.

2. Chất bán dẫn là gì? 

Chất bán dẫn là một loại vật liệu có tính chất đặc biệt, nằm ở một vị trí độc đáo giữa chất dẫn điện cao như kim loại và chất cách điện như gốm sứ. Đặc trưng chính của chất bán dẫn là khả năng dẫn điện một cách tương đối, nhưng độ dẫn này không phải là tuyệt đối như trong kim loại. Chất bán dẫn chủ yếu được sản xuất từ các nguyên tố như silic và germani trong dạng tinh thể.

Các chất bán dẫn có những đặc điểm độc đáo, và một trong những điểm đáng chú ý nhất là khả năng điều chỉnh dòng điện thông qua chúng. Khi chất bán dẫn bị tác động bởi ánh sáng, nhiệt độ hoặc điện trường, số lượng điện tử và lỗ trống trong chất bán dẫn sẽ thay đổi vị trí, tạo ra dòng điện. Điều này cho phép chất bán dẫn được ứng dụng rộng rãi trong các thành phần điện tử quan trọng như transistor, đèn LED, vi mạch và nhiều ứng dụng khác.....

Các chất bán dẫn có thể có khả năng dẫn điện khác nhau, từ chất bán dẫn dạng n (có khả năng dẫn điện tốt) đến chất bán dẫn dạng p (khả năng dẫn điện thấp). Một ứng dụng quan trọng của chất bán dẫn là việc kết hợp chúng để tạo thành cấu trúc p-n junction hoặc transistor. Những cấu trúc này cho phép kiểm soát dòng điện một cách hiệu quả và tạo ra các thiết bị điện tử có khả năng chuyển đổi và kiểm soát dòng điện.

Chất bán dẫn đã đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển vượt bậc của kỹ nghệ điện tử và truyền tin trong thế kỷ 20. Chúng đã thúc đẩy việc chuyển đổi từ trạng thái cơ học sang các trạng thái trong các bộ phận điện tử, nó mở ra cánh cửa cho sự phát triển của máy tính, viễn thông, và nhiều lĩnh vực lỹ nghệ khác. Ngày nay, chất bán dẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, định hình sự phát triển của xã hội hiện đại và cuộc cách mạng công nghệ.

3. Cấu tạo chip bán dẫn:

Cấu tạo của chip bán dẫn thực sự rất phức tạp. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo này, chúng ta sẽ cùng xem xét các thành phần cơ bản và cách chúng hoạt động:

* Transistor: Trong một chip bán dẫn, transistor đóng vai trò quan trọng. Transistor là một cơ phận bán dẫn cho phép kiểm soát và điều chỉnh dòng điện. Nó có thể hoạt động như một công tắc điện tử, cho phép hoặc ngăn chặn dòng điện chảy qua. Ngoài ra, transistor cũng có khả năng khuếch đại tín hiệu, tăng độ lớn của tín hiệu điện. Trong chip, transistor được làm ra từ chất bán dẫn như silic hoặc germani, với ba lớp chất bán dẫn: lớp đáp ứng (emitter), lớp kiểm soát (base) và lớp thu (collector). Loại transistor phổ biến bao gồm transistor bipol, transistor trường (FET) và transistor MOSFET.


* Diode: Điốt là một thành phần hai cực, chỉ cho phép dòng điện chảy qua một hướng. Nó hoạt động như một cửa ngăn cản dòng điện, cho phép nó chảy qua khi điện áp được áp dụng đúng chiều. Điốt được sử dụng để thực hiện các chức năng như chỉnh lưu, biến tần và xác định hướng dòng điện trong mạch.




*Capacitor (tụ điện): Tụ điện là một thiết bị có khả năng lưu trữ năng lượng trong môi trường của mạch điện. Nó được tạo ra bằng cách đặt hai tấm dẫn điện, được tách rời bởi một lớp cách điện. Khi điện áp đi ngang qua nó, năng lượng điện được lưu lại giữa hai tấm dẫn điện. Tụ điện thường được sử dụng để cung cấp năng lượng tạm thời, đôi khi nó còn có thể được xem như là bộ lọc tín hiệu và đôi khi còn có thể thực hiện nhiều chức năng khác trong một mạch điện.

*Resistor (đỉện trở): Resistor là một thành phần điện tử có khả năng giới hạn dòng điện. Nó giới hạn lưu lượng dòng điện bằng cách tạo ra một điện trở cho dòng điện đi qua. Điều này có thể điều chỉnh mức điện áp và dòng điện trong mạch điện. Resistor được làm từ vật liệu kháng điện như cacbon hoặc kim loại và có giá trị điện trở được đo bằng đơn vị ohm (Ω).



Cách đọc trị số Ohm qua màu của một Resistorsng  

Tất cả các thành phần trên được kết nối với nhau thông qua các mạch dẫn điện  trên bề mặt của chip. Quá trình kết hợp các thành phần này lại với nhau để tạo thành mạch điện tử hoàn chỉnh là một phần quan trọng trong giai đoạn sản xuất chip bán dẫn. Sự kết hợp của các thành phần và mạch điện tử này mang lại sự đa dạng và khả năng thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong chip bán dẫn.

4. Quy trình sản xuất chip bán dẫn thế nào?

Quá trình sản xuất chip bán dẫn là một quá trình với độ chính xác cao, tinh vi và đòi hỏi sự sử dụng các kỹ thuật rất tối tân. Quá trình này bao gồm một loạt các giai đoạn, mỗi giai đoạn đóng góp vào việc tạo ra các thành phần điện tử phức tạp trên một tấm wafer, thể hiện sự phức tạp và sự khó khăn của quy trình sản xuất.

* Khảo sát thiết kế: Bước đầu tiên trong quá trình sản xuất là khảo sát thiết kế ban đầu của chip. Các kỹ sư sẽ xem xét thiết kế đã có và thường tìm cách cải tiến và tối ưu hóa nó. Điều này bảo đảm rằng chip khixuất xưởng đạt được hiệu suất và chức năng tốt nhất.

*Chế tạo wafer: Wafer là một tấm silic đặc biệt được đánh bóng và xử lý để có bề mặt mịn và hoàn chỉnh. Quá trình chế tạo wafer đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ về  vật liệu và môi trường để bảo đảm rằng wafer có chất lượng tốt để phục vụ cho các bước tiếp theo.

* Phủ chất liệu lên wafer: Các lớp chất bán dẫn được phủ lên bề mặt wafer thông qua các quá trình phun hoặc bố trí lớp mỏng. Quá trình này yêu cầu sự kiểm soát chính xác về độ dày và đều đặn của lớp chất liệu để đảm bảo rằng các thành phần điện tử sau này có thể được tạo thành chính xác.

*Hình thành các thành phần điện tử: Sử dụng các công cụ chuyên dụng, các lớp chất bán dẫn trên wafer được cắt và hình thành để tạo ra các đường dẫn, transistor, điốt và các thành phần khác. Đây là giai đoạn quyết định trong quy trình sản xuất, khi các thành phần điện tử cơ bản được tạo ra.

* Điều chế và kiểm tra: Sau khi thành phần điện tử được hình thành, wafer được điều chế để tạo ra các mạch điện tử hoàn chỉnh. Sau đó, các mạch và thành phần điện tử trên wafer được kiểm tra một cách cẩn thận để bảo đảm chúng hoạt động đúng cách và không có lỗi nào.

* Cắt và đóng gói: Cuối cùng, wafer được cắt thành các chip riêng lẻ và tiến hành đóng gói. Quá trình đóng gói bảo vệ chip khỏi nhiễm bẩn và đảm bảo rằng chúng có thể hoạt động trong môi trường bên ngoài một cách ổn định. Các chip sau đó được đóng gói trong các gói đặc biệt để bảo vệ và tiện lợi sử dụng.

Tóm lại, việc Viettel của Hùng 4T sản xuất được chip bán dẫn 5G, giống như chuyện giả tưởng trong truyền thuyết Lê Văn Tám của Ban Tuyên láo csVN đã sản xuất. Hãy nghe lời thành thật của Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng Công nghiệp ICT - Bộ Thông tin và Truyền thông, nhận định: tại cuộc họp thường kỳ tháng 7 của Bộ vào ngày 7/7/2023 là: "Phải nhìn nhận thẳng thắn, công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam vẫn chủ yếu được đánh giá ở tiềm năng phát triển hơn là có vai trò chủ đạo"
Việc gia nhập chuỗi sản xuất này đòi hỏi phải có thị trường, có sự đầu tư rất lớn về công nghệ và quan hệ địa chính trị. "Theo nhận định của các hiệp hội vi mạch quốc tế, nếu làm tốt xu hướng phát triển này, Việt Nam có thể nghĩ đến tự sản xuất chip từ năm 2030 trở đi", ông nói. Nguôn: https://vnexpress.net/khi-nao-viet-nam-co-the-tu-lam-chip-4625992.html

Bình luận từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 16 November 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét