Powered By Blogger

CHÂU ÂU VÀ ĐỨC ĐÃ XÁC ĐỊNH - CON ĐƯỜNG THƯƠNG MẠI VỚI TQ KHÔNG THỂ LÀ CON ĐƯỜNG MỘT CHIỀU

Mối quan hệ với Trung Quốc đã được định hình bởi địa chính trị trong những ngày gần đây. Sự rạn nứt trong chuỗi cung ứng trong thời kỳ đại dịch, đặc biệt là việc Đức nhận ra rằng họ đã trở nên quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, nên Đức đang định hình mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. Đức đang rất cẩn trọng với các hoạt động giao dịch thương mại của Trung Quốc, mối quan hệ đã được khuyến cáo ở các mức độ khác nhau, từ “giảm rủi ro” đến “hủy ghép nối”. Một hình thức tácg dần ảnh hưởng từ TQ.

Chính quyền cộng sản ở Bắc Kinh thường hay sử dụng thương mại làm vũ khí trong chính sách đối ngoại, chống lại Nhật Bản và Nam Hàn, chống lại Australia và Đài Loan. Hiện châu Âu và Đức cũng lo lắng rằng Bắc Kinh có thể ngăn chặn việc xuất cảng hàng hóa quan trọng hoặc chặn nhập cảng các sản phẩm của châu Âu. Các cuộc xung đột quân sự ở Đài Loan có thể là nguyên nhân cho việc làm này của TQ, nhưng đó không còn là lý do duy nhất.

Phần lớn các cuộc thảo luận chính trị trong khối EU, là các khiếu nại về Trung Quốc không dựa trên cơ sở địa chính trị. Chúng dựa trên thực tế là các công ty Trung Quốc đã phát triển thành đối thủ cạnh tranh thực sự trong nhiều lĩnh vực, không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Các nhà sản xuất tấm pin mặt trời hoặc ô tô điện của Đức sẽ khiếu nại và tìm kiếm các thủ tục chống bán phá giá từ Liên minh châu Âu ngay cả khi Trung Quốc là một nền dân chủ hoàn hảo. Chính nỗi sợ hãi về đối thủ cạnh tranh kinh tế, chứ không phải về cường quốc độc tài, đã quyết định phần lớn những lo lắng về Trung Quốc.

Trao đổi kinh tế mang lại lợi ích cho Đức trong một thời gian dài

Điều đó không còn là vấn đề mới, trước đây cũng có những phàn nàn tương tự về “nguy hiểm màu vàng” đối với Nhật Bản hoặc các quốc gia con hổ ở Đông Nam Á như Hồng Kông hay Nam Hàn. Các nước châu Á năng động hơn và đã vượt qua hoặc bắt kịp nước Đức cứng ngắc trên nhiều lĩnh vực. Việc trao đổi kinh tế liên tục với các nước này càng mang lại nhiều lợi ích hơn cho người Đức. Điều này cũng áp dụng cho Trung Quốc.

Trong hai nghiên cứu quan trọng, các nhà kinh tế Đức vừa cố gắng xác định cái giá phải trả của việc tách kinh tế khỏi Trung Quốc. Một nhóm các nhà kinh tế do Moritz Schularick dẫn đầu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW) đã tính toán trong một mô phỏng rằng việc chia thế giới thành ba khối thương mại – phương Tây, Trung Quốc và các quốc gia trung lập – sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Đức. Trong ngắn hạn, có nguy cơ xảy ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng như năm đầu tiên của Covid, và về lâu dài sẽ có sự mất mát thịnh vượng vĩnh viễn khoảng 1,5%. Việc tách một phần khỏi thương mại với Trung Quốc sẽ có thể xảy ra và không thiệt hại nhiều cho người Đứcvà các nước trong khối EU trong tương lai..

Khi Trung Quốc ngăn chặn việc xuất cảng đất hiếm sang Nhật Bản trong tranh chấp lãnh thổ trên quần đảo Senkaku vào năm 2010, mọi dấu hiệu đều có lợi cho Trung Quốc: khi một nhà cung cấp thống trị thị trườngdùng chính trị để bắt chẹt và chống lại một người mua đã được TQ thực hiện trong nhiều năm qua. Nhưng các nhà cung cấp đất hiếm của TQ cho Nhật Bản gần như không ảnh hưởng nhiều với Nhật Bản.

Các công ty Nhật Bản mau chóng thích nghi với nhu cầu một cách có kỷ luật. Để đối phó với tình trạng này, các công ty Nhật đã sử dụng đất hiếm một cách tiết kiệm hơn hoặc thay thế chúng bằng những vật liệu khác. Lệnh cấm vận xuất cảng hgần như như không gây tổn hại cho Nhật Bản.

Ba phần tư số công ty đang phát triển chuỗi cung ứng đa dạng hơn

Cuối cùng thì điều đó cũng có lợi vì Nhật đã loại bỏ được lỗ hổng chuỗi cung cứng từ TQ, tương tự Đức và các nước trong khối EU cũng dần tách ra ảnh hưởng của TQ một mối quan hệ thương mại với nhiều tiềm ẩn đưa đến việc thiệt hại trong sản xuất. Viện Ifo Munich báo cáo rằng thậm chí ba năm sau Covid, 75% các công ty công nghiệp Đức đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Bởi vì các công ty đang học hỏi nên người ta phải giả định rằng rủi ro ở Trung Quốc đang giảm dần.

Ngân hàng Bundesbank của Đức cũng tiến hành một nghiên cứu xem xét nguy cơ tách khỏi Trung Quốc hoặc một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Trung Quốc. Vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức nên không có gì đáng ngạc nhiên khi có những rủi ro lớn, từ thương mại, đầu tư đến sổ sách của các ngân hàng Đức, nếu trao đổi với Trung Quốc mất cân bằng.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là lưu ý nhỏ từ Bundesbank rằng Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào các nước công nghiệp phương Tây về thương mại và công nghệ. Thương mại không bao giờ là con đường một chiều. Bất cứ ai muốn bán thứ gì đó cho phương Tây, như Trung Quốc, cũng phải mua thứ gì đó từ phương Tây. Các chiến binh thương mại phương Tây nên cân nhắc điều này trước khi họ chỉ coi Trung Quốc là một rủi ro địa chính trị. Trung Quốc cũng quan tâm đến hàng hóa châu Âu nếu chúng có chất lượng và công nghệ hạng nhất.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 14 Februar 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét