NHÀ THỜ NOTRE - DAME DE PARIS ĐÃ MỞ CỬA LẠI SAU 5 NĂM TRÙNG TU VÌ HỎA HOẠN.
Năm năm sau vụ cháy, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris) đã mở cửa trở lại. Một kỳ tích về sức mạnh khiến nước Pháp phải kinh ngạc – và nhờ đó mà Tổng thống Macron đã tạo dựng tên tuổi cho mình qua việc trùng tu Notre-Dame de Paris.
Emmanuel lại vang lên – và bằng cách nào! Chiếc chuông lớn nhất, được gọi là nhà thờ Đức Bà, nặng 13 tấn, vang lên lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 12 kể từ vụ hỏa hoạn tàn khốc ở nhà thờ. Mặc dù chỉ nhằm mục đích thử nghiệm, nhưng ở Paris, tiếng rung rung của tám chiếc chuông khổng lồ đã tạo ra “niềm vui, cảm ơn và sự kiên nhẫn”, như Đức Tổng Giám mục Paris Laurent Ulrich đã nhận xét.
Đức TGM Ulrich nói: “Đã đến lúc Notre-Dame phải mở rộng cửa trở lại để đón 14 triệu tín đồ và du khách, những người mà chúng tôi mong đợi và đón nhận không phân biệt, để họ có thể thưởng thức trước nhiều vẻ đẹp của Notre Dame Paris” sau khi được sửa chửa và trùng tu.
Ở Pháp, chính quyền và tôn giáo hoàn toàn tách biệt - tuy nhiên, có một sự nghịch lý trong việc sửa chửa và trùng tu ngôi nhà thờ nổi tiếng này. Nhưng sau trận hỏa hoạn cách đây 5 năm, vi việc làm này thuộc Giáo Hội công giáo đảm trách. Nhưng ngược lại được chính quyền đương thời đứng ra làm công việc này.
ở một khía cạnh nào đó, lại có sự liên kết chặt chẽ hơn những quốc gia khác. Luật về chủ nghĩa thế tục năm 1905 đã chấm dứt cuộc tranh giành quyền lực kéo dài nhiều năm giữa những người bảo vệ nền cộng hòa và Giáo hội Công giáo. Nó chủ yếu nhằm vào ảnh hưởng của Rome, nhưng cũng bao gồm các cộng đồng tôn giáo khác vì lý do trung lập.
Điều nên biết về đạo luật nước Pháp về sự độc lập giữa thần quyền và thế quyền quy định quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do thực thi tôn giáo của mình. Các nhà thờ và tu viện bị tịch thu trong cuộc Cách mạng Pháp sau năm 1789 vẫn là tài sản của chính quyền.
Sau này, chính quyền cam kết sẽ bảo trì các tài sản đó của thần quyền, nhưng cung cấp miễn phí các tòa nhà cho các nhà thờ. Kể từ bây giờ, những tổ chức này có tư cách hiệp hội và không nhận được bất kỳ khoản trợ cấp nào từ phía chính quyền.
Điều này giải thích tại sao việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà ở Pháp hoàn toàn là việc làm của thế quyền đương thời và Giáo hội hầu như không có tiếng nói. Ban đầu, tổng thống Macron đã giao quyền điều hành trong việc tu sửa cho một cựu tướng và sau đó là một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng.
Đức Tổng Giám mục Laurent Ulrich của Paris chỉ có thể quyết định các trang trí nội thất cũng như chọn bàn thờ và ghế mới.
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 30 November 2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét