GÓC KHUẤT CỦA LỊCH SỬ
ÂM MƯU GIẾT ÔNG THIỆU BẰNG BOM " DAISY CUTTER"
Từ năm 1973, sau khi ký Hiệp định Paris, ông Thiệu luôn bị áp lực từ nhiều phía, nặng nề nhất là từ phía tập đoàn Mỹ( Nixon-Kisssinger). Ông Thiệu thường xuyên bị đe doạ - sẻ bị lấy tính mạng nếu không ký vào Hiệp Định Paris. Thời gian từ 1973 đến ngày ông rời khỏi VN, lúc nào cũng phải sống trong sự phập phồng về một cuộc đảo chính hoặc bị ám sát. Đó là cuộc đời gian truân của người Tổng Thống của nền đệ nhị Cộng Hoà trong những ngày cuối ở VN. Những người muốn giết ông gồm có: CIA, các sĩ quan cao cấp của QL.VNCH và cã quân thù VC. Cộng sản Bắc Việt không những muốn giết ông mà còn cày nát mồ mã của gia đình ông khi chúng chiếm được Phan Rang vào giửa tháng 4/1975, bọn người phi nhân này đã cho xe ủi cày và san bằng hết khu mồ mã của gia đình ông Thiệu, một tội ác mà trời đất cũng phải phẩn nộ.
Chúng ta còn nhớ, ngày 18 tháng 4, quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật về viện trợ quân sự tài khóa 1976 trên 3 tỷ đô la dành cho nhiều nước trên thế giới, nhưng trong số những quốc gia nhận được viện trợ không có VNCH. Như vậy có nghĩa là dù cho miền nam VN không mất vào tay cộng sản ngày 30/4/1975 thì sau này trong tương lai cũng VNCH, sẽ không còn nhận được một số tiền viện trợ nào dành cho quân sự nữa - không còn ngân khoản nào để mua súng đạn, nhiên liệu và trả lương cho quân đội và công chức nữa. Vì thế nếu không mất vào tháng 4/1975 thì đến tháng 6/1975 cũng thất thủ vì không có chi phí nào để đài thọ cho cuộc chiến và guống máy hành chánh.
NHỮNG ÂM MƯU ÁM SÁT TỔNG THỐNG THIỆU CỦA DÂN BIỂU NGUYỄN VĂN CỬ. (Đây là phần trích trong cuốn "Những uất hận trong trận chiến mất nước năm 1975 của tác giả Phạm Huấn-phần hình ảnh do người viết sưu tầm trên Internet và hiệu dính )
Đầu tháng 4/1975, sau khi Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 tan rã, 2/3 đất nước đã mất vào tay cộng sản, tình hình chính trị tại Sài Gòn rất sôi sục. Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng của LM Trần Hữu Thanh đòi ông Thiệu Phải từ chức. PT này đã lôi cuốn các tổ chức, đảng phái chính trị như như: PT tranh đấu cho Báo Chí, Luật Sư Đoàn,, Trận Tuyến Nhân Dân Cách Mạng, Uỷ Ban Hành Động Cứu Nước v..v....
Để dằn mặt những tổ chức này, ông Thiệu ra tay trước, áp dụng biện pháp mạnh, bắt giam một số ký giả những chính trị gia chống đối như các nhà văn nhà báo Vũ Bằng, Mặc Thu, Sức Mấy, luật sư Nguyễn văn Chức, Phạm nam Sách, cựu Thượng Nghị Sĩ Thái Lăng Nghiêm, Thẩm Phán Trần thúc Linh..
Tuy nhiên, mọi chuyện xảy ra sau đó đã không đúng như ông Thiệu muốn, vì sau những vụ bắt bớ này, các tổ chức chống đối này còn dữ dội hơn nửa. Đặc biệt Trận Tuyến Nhân Dân Cách Mạng đã quy tụ các đảng phái, tôn giáo như các cụ Nguyễn văn Lực, Ngô văn Kỷ (VNQDĐ) LM Trẩn hữu Thanh, LM Trẩn Học Hiệu, Thượng toạ Thích Pháp Tri (PG), các ông Phan Bá Cầm, Trần Quang Vinh (Hòa Hảo)...
Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ
Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng Thống cũng chính thức nhập cuộc, chủ trương tái lập Hội Đồng Tướng Lãnh để kết hợp các đảng phái, tôn giáo cùng với quân đội đương đầu chống cộng sản. Hậu thuẩn tướng Kỳ có một nhóm sĩ quan cao cấp trẻ nhiệt quyết và uy tín thuộc mọi quân binh chủng bí mật móc nối với các đơn vị quân đội đứng lên lật đổ ông Thiệu. bằng võ lực. Nguyễn Văn Cử, Đặng văn Âu (không quân), phụ trách liên lạc với các đảng phái chính trị. Trần Bá Hợi kết nạp cá phi công Biệt Đoàn Thần Phong, Kỹ Sư Nông Lâm Súc Bùi Anh Dũng ( Phủ Phó Tổng Thống) Lê Thành....móc nối với cá đơn vị Biệt Đống Quân, Lôi Hổ, Nhẩy Dù đang hành quân chung quang thủ đô Sài Gòn. Nhà văn Quân Đội Văn Quang, người cùng khóa sĩ quanThủ Đức với tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC ra Vũng Tàu thuyết phục tướng Lân tham gia đảo chính.
Lực lượng quân sự quan trọng tham gia cuộc lật đổ ông Thiệu là một Lữ Đoàn TQLC được sự chỉ huy của một Trung Tá trẻ, là một cựu đảng viên Đại Việt. Anh là người củng với nhạc phụ, và cũng là đồng chí trong Đại Việt, đã dự định bắt sống , hoặc ám sát Tổng Thống Thiệu, khi ông ra vùng I Chiến Thuật gắn hai sao cho tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh TQLC trong dịp tết Đinh Mão 1975.
Âm mưu này sở dĩ không thành công, vì trong chuyến đi đó, khi ra đến phi trường Phú Bài-Huế, đáng lẽ bay trực thăng thăm các đơn vị TQLC trấn đóng trong vùng giới tuyến, và gắn lon cho tướng Lân tại đó; giờ phút chót ông Thiệu thay đổi chương trình. Ông ra lệnh bay đến phòng tuyếnTây Nam Huế trước, và cho gọi tướng Lân về Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I để ông gắn lon.
Ngày 12/4/1975, tất cả đơn vị quân đội, đảng phái chính trị sẵn sàng nhưng hai nhân chính là tướng Kỳ và LM Trần Hữu Thanh chưa sẵn sàng. Nói một cách khác là là hai nhân vật này chưa dám hành động vì Mỹ chưa bật đèn xanh. Các ông này lý do là cùng một lúc vừa chống ông Thiệu và Mỹ cùng một lúc rất nguy hiểm và khó thể thành công (!). Thời gian này, tướng Kỳ bị một nhân vật "Xịa-CIA", vừa là bạn vừa có uy tín với ông Kỳ, trước đây là Timmes, một tướng hồi hưu ba sao của Mỹ theo ông từng nag2y. Tướng Timmes quả quyết với ông Kỳ, Tổng thống Thiệu bắt buộc ra đi, và nhóm ông Kỳ sẻ được mời để nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên, lật đổ ông Thiệu bằng võ lực lúc này, người Mỹ không muốn.
Ngày 13/4/1975 dân Biểu Nguyễn văn Cử, người phi công từng với Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập năm 1962, và cũng là " người của hành động" trong tổ chức, quyết định loại ông Thiệu bằng bom. Tối 13/4/1975, sau khi thảo luận riêng với nhóm sĩ quan cao cấp và chính trị gai. Cử về cư xá sĩ quan KQ trong Tân Sơn Nhất gặp người em, là một phi công,Trung tá Nguyễn Kim Đính thuôc không đoàn 53 chiến thuật để bàn luận về âm mưu này. Đính là người em kế với Cử trong số 5 anh em trai con của nhà cách mạng lão thành Ngyuễ văn Lực, một lãnh tụ trong hệ phái Đại Việt-VNQDĐ. và Cử coi Đính như một người bạn và đồng chí của anh.
Hai chiếc máy bay của Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử
sau khi oanh tạc dinh Độc Lập trên sông Bạch Đằng
-" Ông dân biểu phản loạn! Đêm tối khuya khoắt, " Gánh" (người yêu) để đâu mà tới đây thế này?
Cử bắt tay Đính:
.Chú Đính, tình hình rất nguy ngập, anh có việc quan trọng muốn bàn riêng với chú. Mình ra ngoài nói chuyện cho tiện.
Đính vẫn cười, khi theo Cử bước ra:
_ Đồng ý, nhưng mọi chuyện cứ từ từ: " Cơm không ăn gạo còn đó", đi đâu mà vội ?
_!!!
Hai em Cử tới một góc cư xá phía sát đường thì ngu2ưg lại. Cử nhìn vào Đính hỏi:
-Chú có nghe biết về bom "Daisy Cutter"?
Đính không trả lời câu hỏi của Cử, lại cười:
_ Láu! Dân Biểu phản loạn... láu!
Cử nghiêm nét mặt chặn ngay:
-Chú Đính! Anh không muốn đùa với chú nửa, anh muốn nóichuyện đàng hoàng với chú.
-Thì em đang nói chuyện đàng hoàng với anh đây!
Cái bảnh tínhcon người nghệ sĩ của Đính là như vậy. Với anh hay bất cứ việc gì cũng đều coi nhẹ nhàng, và đều có thể đùa được.
Cử hỏi:
- Chú thấy trái bom "Daisy Cutter" chưa?
Đính gật đầu:
-Thấy! Bom "con heo"!
Mắt Cử sáng lên hỏi dồn:
-Ở đâuß
_Phi đạo 39! 5 "trự"...tổ chảng!
Cử thở phào nhẹ nhõm:
- Nếu vậy, đúng với nguồn tin mà anh biết chiều nay.
Cử lại hỏi Đính:
-Bom "con heo" thả bằng tàu bay nào hả chú?
-C 130!
Cử nắm chặt tay Đính hét lên nho nhỏ:
-Ồ! Như vậy...tuyệt!
Cử hỏi tiếp:
-Chú vẩn bay C-130 đấy chứ?
-Hiện giờ em là Sĩ quan An Ninh Phi Hành của Không Đoàn, nhưng bay lúc nào mà chả được.
Cử suýt soa:
-Tuyệt! Tuyệt!
Đính nhìn Cử giây lát,biết Cử muốn gì! Tự nhiên anh thấy ái ngại và không muốn Cử đặt nhiều hy vọng vào anh trong công việc đang dự tính. Anh nói với Cử:
-Tuy nhiên việc sử dụng trái bom không dễ như anh tưởng đâu.
- Tại sao?
-Vì cần phải có chuyên viên sử dụng đầu nổ của trái bom. Không có đầu nổ, trái bom vô dụng! Hôm qua tình cờ lái xe qua phi đạo 39, thấy đang "unload" 5 trái bom khổng lồ này, em có nói chuyện với một thằng "Tây" chuyên viên, nó nói trái bom"con heo" này chỉ khi nào có lệnh mới lắp đầu nổ vô. Lắp xong, phải " load" lên C-130 và " take off" ngay!
Cử thở phào:
- Chuyện đó có khó gì đâu, anh sẻ nhờ thằng Quý " Cút Vương" tìm chuyên viên cho anh. Quý " Cút Vương" là biệt danh của một Sĩ Quan Trưởng phòng vũ khí Bộ Tư Lệnh KQ.
Đính lắc đầu:
-Thằng Cút Vương" chưa chắc đã biết, và ngay cả mấy ông tướng KQ của mình cũng chẳng biết " tung tích" chuyên viên, và cách sử dụng mấy trái bom "Daisy Cutter" này!
Bom Daisy Cutter
Cử hỏi bằng một giọng tự tin:
- Được, chuyện đó để anh lo, nhưng anh muốn hỏi chú,nếu có chuyên viên, nếu có đầu nổ, chú có giúp anh....." chở" trái bom "Daisy Cutter" không?
Đính nhìn Cử thật lâu. Anh biết Cử đang nghĩ, đang muốn gì. Cử là người anh mà Đính kính trọng và ngưỡng phục như thần tượng, ngay từ ngày còn đi học, và lúc hai anh em bắt đầu theo đuổi nghề bay. Anh luôn làm mọi chuyện Cử muốn. Cũng vì vâỵ, trong cuộc ném bom Dinh Độc Lập ngày 26/2/1962, ngay khi Cử vừa cất cánh, dù không phải là Sĩ quan của trung tâm kiểm báo, anh đã có mặt tại đó để liên lạc với Cử, khi Cử còn ở trên trời. Chyuện này xẩy ra, chính tướng " sáu Lèo" Nguyễn Ngọc Loan, hồi đó là Đại Uý Chỉ Huy Trưởng Trung tâm, cũng phải ngạc nhiên, khi tới bắt Đính giao cho Cục An Ninh QĐ. Sau đó, khi Cử thoát sang cam Bốt, Đính ở nhà phải vô tù thay Cử, nhưng không bao giờ Đính ta thán hay phiền trách việc mà người anh của Đính đã làm...
Cử ngạc nhiên về thái độ của Đính:
-Sao? Chú trả lời anh, chú có giúp anh"chở" trái bom không?
Câu hỏi của Cử làm cho những luồn tư tưởng đang nghĩ trong đầu Đính bị gián đoạn, anh hỏi lại anh mình:
-Em chưa từ chối bất cứ việc gì anh muốn từ trước đến nay, nhưng lần này em muốn hỏi anh, mục đích sử dụng trái bom " daisy Cutter" để làm gì?
Nét mặt Cử tự nhiên đanh lại, buông hai tiếng cộc lôc:
-Giết Thiệu!
Đôi mắt Đính mở ra thật lớn:
- Giết, Thiệu? Giết Thiệu? Anh định giết Thiệu bằng bom " Daisy Cutter"?
Cử gật đầu, lạnh lùng:
-Đúng vậy!
Giọng Đính hốt hoảng hỏi lại Cử:
-Giết Thiệu? Anh định giết Thiệu bằng " Daisy Cutter" tại đâu?
-Dinh Độc Lập!
Đính thét thất thanh:
-Không! Không được! Chuyện này sẻ không bao giờ xẩy ra!
Cử nắm tay Đính:
-Anh biết chuyện này rất khó, nhưng nếu anh em mình không làm, sẻ chẳng ai dám làm. Chú giúp anh một lần, một lần nữa thôi! Đây không phải là chuyện cá nhân hay tư thù. Anh mong chú hiểu đây là chuyện trọng đại của đất nước. Phải loại bỏ Thiệu và " đồng bọn"ngay, mới may ra cứu vãn được tình thế, vì trễ lắm rồi!
Đính thở dài:
-Em biết lắm chứ, nhưng tại sao anh không chọn một giải pháp khác?
-!!
-Tại sao anh không thào luận với bọn "Hưng phê" F-5 " để" nhẹ một mũi tên lửa " Sidewinder" vào chiếc DC-6 khi Thiệu và đồng bọn bay trên trời? Như vậy có phải gọn và dể dàng hơn nhiều không? Hửng Phệ" F-5 là biệt danh của Trung Tá Nguyễn Quốc Hưng, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn phản lực F-5.
Cử nắm lấy cơ hội để lung lạc Đính:
-Đúng! Chú nói đúng lắm! Giải pháp ấy anh đã chọn làm "ưu tiên I" dù hơi tội cho những anh em khác trong phi hành đoàn Thiệu...
Đính cắt ngang:
-Làm chính trị phải chấp nhận những điều đó chứ; vả lại, bọn nó, phi hành đoàn DC-6 cũng được ân sủng của Thiệu nhiều rồi. Cử lắc đầu:
-Nhưng giải pháp đó không còn " work" nữa.
-Tại sao?
-Gần một tháng rồi, từ hôm đi Cam ranh 14/3 ra lệnh rút bỏ Cao Ngyuên đến nay, Thiệu không còn dám bay nữa!
-!!!
Một lát sau, Cử lại năm nỉ Đính:
-Chú Đính! Chỉ còn giải pháp sử dụng " Daisy Cutter" để thanh toán Thiệu và đồng bọn của hắn ta ngay tại dinh Độc Lập, Chú giúp anh nhé?
Giọng Đính đanh thép:
-Không! Anh hãy lựa chọn giải pháp khác, không bao giờ em điên rồ làm chuyện đó!
Cử ngạc nhiên đến sửng sốt về thái độ của Đính, dau đớn hỏi:
-Chú Đính! Chú hết thương anh rồi ư? Chuyện anh nhờ chú đâu phải là chuyện cá nhân, riêng tư của anh?
Đính chậm rãi;
-Em biết lắm chứ! Em biết đây là chuyện của đất nước, nhưng nếu quyết định của anh chỉ ảnh hưởng đến em, đến anh, hay đến những người trong gia đình mình không thôi, em sẻ làm ngay không thắc mắc. Điều này chính anh đã thấy. Sau vụ ném bom Dinh Độc Lập năm 1962 của anh, những chuyện gì đã xẩy ra khi anh bay thoát sang Cam Bốt? Thầy phải trốn vào chùa, mẹ bị tù hơn 6 tháng, chị Tuất vợ anh, đẻ con trong tù, bị lao,một năm sau mới được về. Còn anh Năng, em và 3 đứa em trai khác, ở tù cho đến ngày lật đổ ông Diệm...
Cử ôm đầu:
- Thôi! Chú đừng nói nửa ! Nhưng tôi vẩn yêu cầu chú giúp tôi thêm một lần, chỉ một lần này thôi!
Đính nhìn anh thương hại, rồi chậm rãi hỏi Cử
- Anh quyết định sử dụng " Daisy Cutter" để giết Thiệu, nhưng anh đã biết về sức công phá, và kết quả tai hại của trái bom này chưa?
Cử đáp không suy nghĩ:
-Có chứ! Tôi biết chắc trái bom " Daisy Cutter" thả xuống Dinh Độc Lập, Thiệu và đồng bọn hắn không thề nào thoát chết được, như ông Diệm đã thoát chết khi trái bom 500 cân Anh trên cánh khu trục cơ AD-6 của tôi rơi cách 50 thước mà ông Diệm không chết!
Đính lắc đầu, và bằng một giọng buồn buồn nói với Cử:
- Như vậy, có nghĩa là anh chẳng biết gì về trái bom" Daisy Cutter" này cả!
-Chú nói sao? Tôi không hiểu!
-Bom " Daisy Cutter" là một trái bom "tiểu nguyên tử" với khối thuốc nổ 15.000 pounds (7tấn). Zrái bom này chiếu dài và chiều cao vừa kít với với chiếc vận tải cơ Hercules C-130, sau khi tháo gỡ hết ghế trong thân tàu.
Lấp trái bom trên đường rầy của C-130 rồi, muốn di chuyển trên máy bay phải lách người, lưng sát vào thân máy bay, mới qua được. Công dụng của bom " Daisy Cutter" trong cuộc hành quân lớn cấp quân đoàn, và lộ quânn, để thiết lập chớp nhoáng một căn cứ hỏa lực, để thả đại bác và chiến xa xuống, hay bãi bốc quân bằng trực thăng, chuyển vận cho một sư đoàn bộ binh. Khi trái bom thả xuống, ở bất địa thế nào, trong khu rừng rậm, đồi núi, cây cao, sẻ cắt bằng phẳng một khu đất với chiều dài, rộng bằng một sân chơi Football của Mỹ. Và sức ép, tầm nhiệt là 5 dậm đường kính.
-Ai cho chú biết những chi tiết này?
-Thằng "Tây" chuyên viên ở phi đạo 39 ngày hôm qua, khi em nói chuyện với hắn.
-!!!
Bỗng Đính hỏi Cử:
-Anh nghĩ sao nếu bom " daisy Cutter" thả xuống Dinh Độc Lập? Bao nhiêu người sẻ chết? Lịch sử sau này khen hay kết tội anh đã giết Thiệu bằng bom " Daisy Cutter"
Sau 30 Tháng Tư năm 1975, phi công Nguyễn Văn Cử bị cộng sản đưa đi tập trung cải tạo gần 10 năm rồi sau đó ông được đi định cư tại Hoa Kỳ.“Ông Augustino Nguyễn Văn Cử, cựu thiếu tá Không Quân, nguyên dân biểu Việt Nam Cộng Hòa, đã về với Chúa vào lúc 11 giờ 10 phút sáng ngày 8 tháng 10, năm 2013, tại San Jose, California, hưởng thọ 79 tuổi. Ông bị ung thư thư phổi một thời gian dài trước khi mất.
Đó là câu chuyện ám sát Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu bằng bom "Daisy Cutter" bất thành vì người em của Nguyễn văn Cử không đồng ý với anh trai, thả loại bom này xuống Dinh Độc Lập trong những ngày cuối cũa tháng tư đen 1975. Đó cũng là lần thoát chết cuối cùng của những âm mưu ám sát ông Thiệu của các quân nhân QL.VNCH.
Xem thêm về Bom Daisy Cutter: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=236366239846846&set=a.236365809846889.1073741871.100004204144219&type=3&theater
TRƯỚC NGÀY ÔNG THIỆU RỜI VN
Câu chuyện đối thoại giửa hai anh em dân biểu Nguyễn văn Cử và Trung Tá KQ Nguyễn Kim Đính là phần trích từ cuốn: "Những uất hận trong: Trận chiến mất nước 1975 " của Phạm Huấn, từ trang 138 đền trang 146.
Phạm Huấn là một nhà báo quân đội và trong “Bộ Biên Tập Diều Hâu”.
Thành viên Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, đặc trách về Báo Chí, khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết.Chủ tịch Hội Phóng Viên Chiến Tranh Việt Nam, 1972-1975
Tác giả đã theo học Trường Võ bị Đà Lạt năm 1956, Trường Đại Học Quân Sự năm 1963.
Và các Trường Quân sự tại Hoa Kỳ: Infantry School (Fort Benning, GA, 1958), Civil Affairs School (Fort Gordon, GA) và Special Warfare School (Fort Braggs, NC, 1965).…
Tác giả Phạm Huấn, trong những lời cuối của cuốn bút ký chiến trường lịch sử “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975” đã bày tỏ: “Tôi đã viết ra tất cả những bí mật, những cái lệnh của các tướng lãnh, lãnh đạo đất nước và quân đội, và mọi diễn biến xảy ra trong “Cuộc rút bỏ Cao Nguyên tháng 3,1975”, dưa đến sự sụp đổ tinh thần, làm tan rã QLVNCH, và mất nước sau đó. Những tiết lộ trong cuốn sách này, ngoài đoạn viết về “quyết định Cam Ranh 14.3” của năm tướng Thiệu, Khiêm, Viên, Quang, Phú; tất cả là sự thật và có chứng tích
TRƯỚC NGÀY ÔNG THIỆU RỜI VN
Trong cuốn hồi ký "Đất Nước Tôi" được xuất bản vào năm 2003, vị thủ tướng cuối cùng của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa là ông Nguyễn Bá Cẩn cho biết rằng:
“Cũng chính ngày 20 tháng 4 nầy, trong lúc Cộng Sản Bắc Việt đang chặt tay, chặt chân để bóp cổ và chọc thủng bụng theo thế đánh mà bọn chúng thường rêu rao để tuyên truyền thì đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa đã “trảm thủ” miền Nam bằng một nhát gươm ân huệ. Thật vậy, sáng hôm ấy, Đại Sứ Martin đến gặp TT Thiệu. Sau khi Đại sứ Martin ra về thì một màn khói im lặng và bí mật bao phủ Dinh Độc Lập cho đến sáng hôm sau” (Nguyễn Bá Cẩn: Đất Nước Tôi, Hoa Hoa Press, Derwood, Maryland, trang 420)
Ngày Chủ Nhật 20 tháng 4 không chỉ có Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin mà còn có cả đại sứ Pháp Mérillon đến hội kiến với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tại Dinh Độc Lập với mục đích thuyết phục ông từ chức để cứu vãn tình hình vì phe Cộng sản dứt khoát không chịu thương thuyết với ông. Theo Frank Snepp và các tác giả của bộ “The Vietnam experience” thì Đại Sứ Mérillon vào gặp TT Thiệu trước Đại sứ Martin, tuy nhiên theo Oliver Todd thì ông đại sứ Pháp vào gặp TT Thiệu sau ông đại sứ Hoa Kỳ.
Oliver Todd cho biết: vào ngày 20 tháng 4, Đại sứ Mérillon đến Dinh Độc Lập một mình và nói chuyện thẳng với TT Thiệu. Đại sứ Mérillon nói rằng: “Thưa Tổng Thống, tôi đến gặp Ngài tại vì tình hình đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Không còn vấn đề quân sự nữa”. TT Thiệu không trả lời và Đại sứ Mérillon nói tiếp: “Tôi thấy chỉ còn là vấn đề chính trị. Cần phải để cho một tiến trình dân chủ được khai triển”.
“Tổng Thống Thiệu ngồi nghe trong khi Đại sứ Mérillon tiếp tục trình bày gần như là độc thoại về những thực tế mà ông Thiệu dần dần bắt đầu hiểu. Đại sứ Mérillon nói rằng chính phủ chỉ còn nắm giữ được vài thành phố lớn nhưng ba phần tư lãnh thổ đã bị mất vào tay Cộng sản, rồi ông Đại sứ nói đến những mối liên lạc thân hữu giữa cá nhân hai người và cả giữa bà Thiệu và bà Mérillon nữa, ông kêu gọi đến trách nhiệm trước lịch sử, đến danh dự cá nhân và yêu cầu Tổng Thống Thiệu nên làm một sự hy sinh lớn lao cho dân tộc Việt Nam qua một sự thương thuyết không thể tránh khỏi để cho một vài quyền lợi nào đó còn có thể cứu vãn được.
“Tổng Thống Thiệu bắt đầu nói đến những tái phối trí cần thiết, về sự phản bội của Mỹ và tinh thần chủ bại của một số tướng lãnh. Rồi Tổng Thống Thiệu kết thúc cuộc hội kiến bằng một câu nói rất bình dân: “thôi, tới đâu hay tới đó” và ông Đại sứ ra về” (ghi chú: Oliver Todd: sách đã dẫn, trang 312.
Vào hồi 10 giờ sáng, đến lượt Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin vào gặp Tổng Thống Thiệu và cuộc gặp kéo dài trong một tiếng rưởi đồng hồ.
Đại sứ Martin trước hết trình bày với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu về nhận định của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ đối với tình hình quân sự hiện tại. Thực ra thì bản nhận định nầy đã được Frank Nepp, một chuyên viên phân tích tình báo (intelligence analyst) của CIA soạn thảo. Trong cuốn Decent Interval, Frank Nepp tiết lộ rằng ông đã được Polga, Giám Đốc CIA tại Sài Gòn ra chỉ thị phải “soạn thảo bản nhận định càng đen tối càng tốt chừng đó. Đại sứ Martin sẽ dùng bản nhận định nầy để thuyết phục ông Thiệu rằng đã đến lúc ông ta phải ra đi”
Thứ hai 21/4/1975 Ông Thiệu từ chức
Sau đêm suy nghĩ, trưa ngày hôm sau, thứ Hai 21 tháng 4, TT Thiệu mời Phó Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tá Trần Thiện Khiêm, cưu thủ tướng, đến Dinh Độc Lập và thông báo với họ rằng ông sẽ từ chức. Tổng Thống Thiệu kể lại cho hai nhân vật nầy cuộc hội kiến với đại sứ Pháp và đại sứ Hoa Kỳ ngày hôm trước và nhấn mạnh rằng cả hai ông đại sứ đều không chính thức khuyến cáo ông từ chức, tuy nhiên vì tình hình quân sự đã trở nên vô vọng và ông cảm thấy rằng ông không còn có thể phục vụ đất nước hữu hiệu được nữa cho nên ông phải từ chức. TT Thiệu nói với cụ Trần Văn Hương và Đại Tướng Trần Thiện Khiêm rằng ông muốn bảo tồn tính hợp pháp của chế độ VNCH và do đó ông yêu cầu Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận lãnh chức vụ Tổng Thống VNCH để cứu vãn tình thế.
ÔNG THIỆU RỜI VN TRONG SỰ BẢO MẬT TUYỆT ĐỐI
Ngày 25-4-1975, Polgar lái xe lên Tân Sơn Nhất gặp đại tá vc Võ Đông Giang, người đại diện của Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN) trong Ủy ban quân sự 4 bên. Giang xác nhận một giải pháp chính trị có thể hình thành và Hà Nội sẵn sàng chấp nhận Minh là đối tác và lần đầu tiên nói chính phủ CHMNVN không phản đối sự hiện diện của Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn.
Giang nói mình đang chờ đợi việc Dương văn Minh thay Ông Trần văn Hương và yêu cầu Polgar thông báo nếu có diễn tiến mới. Cũng trong ngày 25-4, đại tá Toth gặp Polgar cho biết, Hà Nội muốn biết có những ai trong danh sách nội các khi Minh thay Hương và hạm đội Mỹ túc trực ngoài hải phận quốc tế của Việt Nam để làm gì? Polgar nói, hạm đội chờ làm công tác di tản và cứu trợ. Polgar yêu cầu Toth cho Hà Nội biết Mỹ không muốn thấy các cuộc không kích vào Sài Gòn như đã xảy ra trước đây. Những cuộc ném bom như vậy có thể làm cho các thành phần quân nhân cực hữu tại Sài Gòn bạo động và sẽ không thể sắp xếp được một giải pháp êm thấm. Polgar nhấn mạnh việc Hương trao quyền cho Minh sẽ diễn ra nhanh chóng.
Để chuẩn bị việc chuyển giao quyền lực, ngày 24-4, Đại Sứ Mỹ Martin yêu cầu Polgar sắp xếp để Thiệu rời khỏi Việt Nam. Sự ra đi của Ông Thiệu và Khiêm được Polgar sắp xếp một cách tối mật. Không một người Việt Nam nào biết (ngoài những người cùng đi với ông Thiệu và Khiêm) và chỉ những người Mỹ liên hệ sắp xếp kế hoạch ra đi mới được biết. Thận trọng đến nỗi Polgar phải nhờ Frank Snepp, chuyên viên phân tích cao cấp của Tòa Đại sứ Mỹ làm tài xế cho Ông Thiệu và Khiêm.
Cuộc di tản được tổ chức vào đêm 25-4 và CIA dùng một máy bay trước nay không dùng tới. Chiếc máy bay C-118 tầm xa do Tổng thống Johnson dành riêng cho Đại sứ Bunker dùng để thỉnh thoảng đi thăm vợ là bà Carol Bunker tại Cátmanđu, Nepal. Sau khi ông Bunker hết làm đại sứ tại Việt Nam, chiếc máy bay C-118 vẫn nằm trong kho tại sân bay Tân Sơn Nhất, không ai dùng tới kể cả Đại sứ Martin. Polgar hỏi và được biết chỉ cần vài giờ bảo trì và chuẩn bị là máy bay có thể sử dụng được.
Ông Thiệu giao cho Khiêm liên hệ với Polgar sắp xếp nhân sự và hành trình. Đoàn người kể cả Ông Thiệu và Khiêm được lên danh sách gồm 14 người. Mỗi người được mang một túi hành lý và tối 25-4 tập trung tại nhà của Khiêm trong Bộ Tổng tham mưu gần sân bay Tân Sơn Nhất. Từ nhà mình, cũng ở trong Bộ Tổng tham mưu, ông Thiệu chờ trời thật tối mới bước sang nhà Khiêm.
Polgar sau khi đến sân bay Tân Sơn Nhất gặp Giang đã ghé qua nhà ông Khiêm gặp tướng Timmes. Timmes và Polgar dùng chiếc đàn dương cầm ở nhà Khiêm làm bàn viết để điền giấy tờ tị nạn (parolee) cho đoàn người. Tổng cộng 12 người. Có hai người bỏ cuộc.
Vào sân bay, xe phải đi qua hai trạm mà Polgar cho là nguy hiểm: Cổng ra Bộ Tổng tham mưu và nhất là cổng vào sân bay nên Polgar thận trọng dùng xe của Đại sứ Martin với biển số và cờ ngoại giao đoàn để chở ông Thiệu và Khiêm, giả như một đoàn xe đưa đón một phái đoàn ngoại giao cao cấp. Qua cổng sân bay, Polgar yêu cầu Thiệu cúi thấp người và ông Thiệu làm theo.
Đại sứ Martin đứng đợi tiễn ông Thiệu tại chân cầu thang máy bay trong bóng tối mờ nhạt. Polgar lên máy bay cho Hoa tiêu trưởng biết mục đích của công tác và ông ta cần làm những thủ tục gì khi máy bay đến Đài Bắc. Khi chiếc C-118 khuất dạng trong bóng đêm, Polgar điện cho cơ sở CIA ở Đài Bắc biết giờ phỏng định máy bay tới, sau đó gửi điện văn báo cáo với Langley: “Thông báo quý cấp, thi hành lệnh trên, CIA Sài Gòn đã di tản thành công cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và đoàn tùy tùng 10 người khác. Máy bay cất cánh lúc 21 giờ 20 phút ngày 25 tháng 4, giờ địa phương”.
https://vuongthuc.wordpress.com/2013/04/29/viet-nam-1975-10-ngay-cuoi-cung-cua-vnch-tran-dong-phong-p2/
https://vuongthuc.wordpress.com/2013/04/29/viet-nam-1975-10-ngay-cuoi-cung-cua-vnch-tran-dong-phong-p2/
Sau một thời gian sống bên Anh, TT Nguyễn Văn Thiệu cuối cùng qua Mỹ và từ trần ở Boston vào năm 2001. Đời ông gặp nhiều sự trớ trêu, bị Đồng Minh phản bội, bị dân miền Nam và người Việt hải ngoại oán giận nhưng lại được kẻ thù minh oan. CSVN là người đầu tiên minh xác ông không mang 16 tấn vàng ra khỏi nước qua lời của Tổng bí thư đảng cộng sản VN Nguyễn Văn Linh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét