Powered By Blogger
NGƯỜI LINH MỤC KHẮC TINH CỦA VIỆT CỘNG
CHA NGUYỄN LẠC HÒA VỚI BIỆT ĐOÀN HẢI YẾN
Cha Augustine Nguyễn Lạc Hóa là một tu sĩ Công Giáo người Hoa gốc Quảng Đông. Cha sinh ngày 18 tháng 8 năm 1908 tại một làng bên nước Trung Hoa gần biên giới Việt Nam và vịnh Bắc Bộ. Tên tiếng Quảng Đông của cha Hóa là Yun Loc Fa, hoặc tiếng Quan Thoại thì gọi là Yuan Lo-Hua. Sau một thời gian tu học tại Penang, Mã Lai Á, cha Hua được thụ phong linh mục tại Hồng Kông vào năm 1935. Khi chiến tranh chống Phát Xít Nhật bùng nổ, cha Hua bị động viên và phải ngưng làm tu sĩ để tham gia chiến tranh với chức Thiếu Úy chỉ huy một toán du kích trong quân đội của Tưởng Giới Thạch. Khi Nhật đầu hàng thì cha Hua được thăng chức Thiếu Tá. Trong cuộc nội chiến giữa phía Cộng Sản dưới Mao Trạch Đông và Quốc Dân Đảng dưới Tưởng Giới Thạch, cha Hua được thăng chức Trung Tá, nhưng chưa được chức thực thụ thì phía Quốc Dân Đảng bắt đầu thua cuộc và quân đội tan rã. Cha Hóa lấy cơ hội đó để từ chức và về quê tiếp tục cuộc đời tu sĩ. Sau đó, cha bị phía CS bắt bỏ tù với tội phản động vì lúc đó Mao đã bắt đầu đưa ra chính sách sở hữu hoá các tôn giáo, và muốn ly khai giáo hội Công Giáo ra khỏi Vatican. 

Sau một năm tù, cha Hua với sự giúp đở của một số giáo dân đã trốn bằng thuyền tới Hải Ninh, Bắc Việt Nam vào năm 1950. Tại Việt Nam, cha lấy tên Việt là Nguyễn Lạc Hóa và bắt đầu vận động để giúp các tín đồ Công Giáo bên Trung Hoa trốn sang Việt Nam. Sau 6 tháng, cha Hóa đã giúp được tổng cộng 450 gia đình, tức 2174 giáo dân người Hoa tới Việt Nam. Khi nhóm Việt Minh bắt đầu bành trướng và hoạt động mạnh với sự giúp đỡ của Mao Trạch Đông, cha và đa số giáo dân của cha khoảng 2100 người rời Việt Nam sang Cam Bốt và tái định cư tại Snoul, tỉnh Kratie. Sau 7 năm sống tại đó, chính quyền Cam Bốt bắt đầu chính sách trung lập chính trị và công nhận Trung Hoa nằm dưới quyền của Cộng Sản và Mao Trạch Đông. Sợ rằng giáo dân của cha có thể sẽ bị trả về Trung Hoa, cha Hóa bắt đầu tìm đường sang miền Nam Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ vào năm 1958 giữa cha và Tổng Thống Ngô Đình Diệm, do sự dàn xếp của một người bạn tên là Bernard Yoh, TT Diệm quyết định giúp cha Hóa và giáo dân của cha tái định cư. http://anhxua.com/album/cha-nguyen-lac-hoa-va-lang-binh-hung_419.html
TT Diệm cho cha Hóa chọn ba chổ để định cư. Cha chọn nơi có nhiều đất trống để khai thác và dễ trồng trọt lúa gạo vì vùng đất phì nhiều và nhiều nước, đó là vùng Cà Mau, tỉnh An Xuyên. Nhưng vùng này cũng được coi là nơi nguy hiểm nhất trong ba chổ để chọn, vì sau khi ký hiệp định Geneve 1954, Việt Minh đã chọn vùng Cà Mau làm nơi tập kết quân du kích và đã lưu trữ nhiều vũ khí và đạn dược tại đó. Ông nhận được sự hỗ trợ từ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, với chính sách hỗ trợ giáo dân Công giáo định cư, tại các khu dinh điền Cái Cám và Bình Hưng, mỗi gia đình được 30 công đất, một con trâu, 2 lu đựng nước, 1 chiếc xuồng, gạo ăn 6 tháng và cất cho 1 căn nhà. Mỗi khu đều xây dựng một nhà thờ lớn, xây tượng Đức mẹ và thánh giá.

Với sự trợ giúp của chính quyền Sài Gòn và sau 3 tháng lao động cực khổ ngày đêm đắp đất cho cao để xây làng, cha Hóa và giáo dân đã hoàn tất được 200 căn nhà và đặt tên làng là Bình Hưng, để biểu hiệu sự san bằng đất sình lầy và xây cất một nơi có thể sinh sống. Với kinh nghiệm của một cựu quân nhân đã từng tham chiến, cha Hóa thiết kế làng theo hình vuông để dễ phòng thủ, và xây một lạch nước xuyên qua giữa làng với một cây cầu để dân có thể đi qua đi lại dễ dàng. Cha chia dân làng thành những toán dân tự vệ nhỏ với mỗi toán gồm 5 người canh gát từng khu làng. 
Lúc đầu Việt Cộng để yên, nhưng sau khi thấy làng đã xây cất xong và làm lễ khánh thành với cờ vàng ba sọc đỏ, họ bắt đầu gửi những toán nhỏ đến làng để vừa tuyền truyền chiêu dụ vừa quấy nhiễu. Lúc đầu dân làng chỉ có dao và chọc nhọn bằng gỗ, nhưng vẫn đẩy lui được những toán Việt Cộng này vì một số dân làng đã từng có kinh nghiệm đi lính bên Trung Hoa trong thời chống Phát Xít Nhật, và biết cách đánh xáp lá cà dùng dao và chọc nhọn. Sau những vụ quấy nhiễu như thế, chính quyền Sài Gòn bắt đầu cấp vũ khí. Mới đầu là 6 quả lựu đạn và 12 khẩu súng trường củ, rồi sau thêm 50 khẩu súng trường, hai súng trung liên, và 7 súng tiểu liên. Ngoài ra, cha Hóa và dân làng cũng bắt đầu giao tế với các làng người Việt lân cận để vừa tương trợ lẫn nhau và vừa trao đổi tin tức khi bị du kích Việt Cộng tấn công. Trong suốt năm 1960, làng thường bị tấn công và bị bắn tỉa bởi Việt Cộng. Nhưng với tù binh bắt được, làng đã xây một tường đất bao quanh làng với chòi canh gác để giúp bảo vệ làng. Chính quyền Sài Gòn cũng cung cấp thêm 50 súng trường Lebel của Pháp, và 120 khẩu súng Springfield đã tịch thu được từ nhóm Bình Xuyên. Với đạn dược còn thiếu, Bernard Yoh cho cha Hóa một máy ráp đạn cũ mà ông đã thường dùng để làm đạn đi săn bắn, để làng Bình Hưng tạm thời tự làm đạn lấy. Dùng kinh nghiệm chiến đấu, cha Hoá không muốn chờ cho kẻ thù địch tấn công mình, nên đã truyền lịnh dân tự vệ làng phải chia toán đi tuần hành hằng ngày để tìm du kích Việt Cộng rồi tiêu diệt. 
Quy mô của các khu dinh điền này ngày càng mở rộng khi tiếp nhận thêm 120 gia đình dân tộc thiểu số . Năm 1958, với số dân cư khá đông và được kiểm soát chặt chẽ, quy củ và đủ điều kiện thành lập biệt khu quân sự, linh mục Hóa  đề nghị Tổng thống Diệm chuẩn y xây dựng biệt khu trên cơ sở khu dinh điền Bình Hưng, lấy tên là Biệt khu Hải Yến.

Từ năm 1959 - 1960, Linh Mục Hóa được chấp thuận tuyển mộ để thành các trung đội địa phương quân. Tổng thống Diệm cũng đặc biệt ưu tiên cấp phát trang thiết bị, súng đạn, phục vụ cho việc xây dựng Biệt khu Hải Yến Bình Hưng. Linh mục Hóa cũng được Tổng thống Diệm phong làm Tư lệnh Biệt khu Hải Yến và đồng hóa với cấp bậc Thiếu Tá

Ngày 3 tháng giêng năm 1961, một lực lượng Việt Cộng khoảng 400 người tấn công một toán 90 người dân tự vệ của làng Bình Hưng. Trận đánh gồm những cuộc phục kích qua lại giữa hai bên. Sau 3 ngày, lực lượng Việt Cộng đã bị tổn thất với 172 người bị giết. Trong trận đánh này, Chuẩn Tướng Không Quân Mỹ Edward Lansdale có viếng thăm làng Bình Hưng và đã làm một bài tường trình ca ngợi thành tích chiến đấu của dân làng. Sau đó, TT Diệm đã cho phép Mỹ viện trợ thêm quân sự và vật liệu để giúp dân làng củng cố phòng thủ với đầy đủ vũ khí, đạn, thuốc men, và thức phẩm. Tháng 6 năm 1961, dân tự vệ làng Bình Hưng chính thức được chính quyền Sài Gòn chấp nhận là Nhóm Nhân Dân Tự Vệ 1001, và cho hợp vào quân đội VNCH. Cha Hóa từ chối không nhận chức vụ và lương bỗng của một sĩ quan chỉ huy, nhưng cha tình nguyện làm người chỉ huy quân đội vô chức vụ. Cha Hoá cũng đề nghị và TT Diệm đồng ý đổi tên nhóm từ Nhân Dân Tự Vệ 1001 thành lực lượng Hải Yến (Sea Swallow), vì mầu trắng đen của loài chim này tương tự áo đen của tu sĩ với cổ trắng, và loài chim này giúp nhà nông bằng cách ăn những sâu bọ phá mùa màng. Trước khi chấp nhận trách nhiệm chỉ huy quân đội, cha Hoá đã tham khảo ý kiến Bề Trên của cha. Mặc dầu, Đức Giám Mục không cho phép nhưng vì thấy sự sống còn của làng lệ thuộc vào sự lãnh đạo và kinh nghiệm quân sự của cha, Đức Giám Mục làm ngơ để cha Hoá lãnh trách nhiệm này. 
Ban đầu vào năm 1959, TT Diệm đã trực tiếp dùng quỹ riêng để trả một ít lương cho lực lượng 180 dân tự vệ, nhưng lương bỗng bắt đầu được trả chính thức cho lực lượng 300 dân tự vệ vào năm 1961 với khoảng $12 đô mỗi người một tháng. Sĩ quan hoặc lính đều được trả lương bằng nhau. Ngoài ra cha Hóa cũng dùng quỹ riêng của cha để trả thêm 40 dân tự vệ khác. Những thành phần mới tham gia lực lượng và còn đang huấn luyện thì chỉ được cung cấp thực phẩm mà thôi. Tổng cộng, lực lượng nhân dân tự vệ Hải Yến của làng Bình Hưng có 340 người, với thêm 80 người mới tham gia và đang học tập. Ngoài ra, để giúp cho dân làng sinh sống và có áo quần để mặc, cha Hóa và người bạn Bernard Yoh đã phải vay nợ cá nhân lên tới hơn $100 ngàn đô vào giữa năm 1961. Sau khi được yểm trợ tài chánh khá hơn, cha Hóa bắt đầu đi khắp miền Nam để chiêu dụ thêm lính cho làng. Mặc dầu cha đã báo trước cuộc sống mới sẽ có nhiều vụ tham chiến, với lương ít ỏi, và có thể nguy hiểm tới tính mạng, khoảng 242 người dân Thượng tình nguyện tham gia cùng với và một đại đội gồm 132 người Nùng. Sau này, theo tài liệu mật thì nhóm người Nùng này thật ra là những cựu chiến binh Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. 

Năm 1965, Biệt khu Hải Yến có quân số dao động từ 1.200 - 1.800 quân, gồm: Tiểu đoàn bảo vệ, Thủy quân lục chiến, Bảo an, Thám báo, biệt kích Mỹ, Dân vệ, Phòng vệ dân sự, Bảo vệ hương thôn, Phượng hoàng, đội xây dựng nông thôn và 6 ban chuyên môn: Điều tra, Hậu cần, Hộ tịch, Hiến binh, Công binh, Giao thông, ngoài ra còn có hệ thống Tình báo, Gián điệp, Điềm chỉ, Mật vụ. Bình Hưng là chỉ huy sở, xung quanh Bình Hưng có 23 đồn như: Kinh Mới, Quảng Phú, Vàm Đình, Dinh Điền, Đường Cày, Cái Đôi Vàm, Sào Lưới, Cái Bát, Rạch Chèo, Tân Quảng, Gò Công, kinh Đứng, Hào Xuân, Thợ May, Ba Tiêm..
Vừa là một người lãnh đạo quân sự mang nón sắt, vừa là một ông cha mang áo dòng, cha Hóa đã dựng lên một lực lượng võ trang chống du kích rất hữu hiệu. Kế hoạch quân sự của cha là trận chiến không thể thắng nếu chỉ thụ động chờ địch thù tới, mà phải mang chiến tranh tới địch thủ của mình. Nhóm Hải Yến đi tuần hành hàng ngày hàng đêm bất cứ thời tiết nào, để tìm Việt Cộng và phục kích. Một hệ thống tình báo với sự giúp đở đưa tin tức của những nhà nông người Việt lân cận và một số gián điệp nằm vùng giúp báo trước những hoạt động và di chuyển của phía Việt Cộng trong vùng. 

Giữa năm 1966, chính quyền đệ nhị công hòa ra lệnh giải tán Biệt khu Hải Yến, và đưa toàn bộ lính thuộc Biệt đoàn Hải Yến sát nhập vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Linh mục Hóa trở về đời sống thuần túy tôn giáo, ông lên Sài Gòn làm công tác mục vụ. Năm 1975 linh mục Hóa di tản về Đài Loan tị nạn và mất tại đây năm 1989.

Hậu duệ VNCH Nguyễn Thị Hồng 4.12.2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét