Powered By Blogger

MỸ TIẾP TỤC TỪ CHỐI CÔNG NHẬN NỀN KINH TẾ VN LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 

Mỹ vừa tát vào mặt VN, là không công nhận nền kinh tế VN là nền "Kinh Tế Thị Trường", mặc dù Mỹ-Việt đã nâng cấp ngoại giao lên hàng đối tác chiến lược toàn diện trong năm 2023, nhưng nền Kinh Tế ba rọi của VN không được Mỹ công nhận như là nền Kinh Tế Thị Trường như các nền kinh tế của cường quốc tư bản tự do trên thế giới.

Hôm nay 2/8 sau mấy ngày trì hoản vì tang lễ của Nguyễn Phú Trọng, Bộ Thương Mại Mỹ hôm nay đã thông báo cho  phía VN biết, là Mỹ không công nhận nền Kinh Tế Thị Trường của VN. Mặc dù đắm lãnh đạo VN hơn một năm qua, luôn miệng kêu gào Mỹ công nhận việc này. 

Như thế, Việt Nam sẽ tiếp tục được phân loại là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường như mấy thập niên qua.

Với “Kết luận này có nghĩa là phương pháp tính thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với hàng nhập cảng từ Việt Nam vẫn giữ nguyên," không có gì thay đổi. 

Mỹ hiện là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam với giá trị thương mại hai chiều lên đến hơn 120 tỷ USD vào năm 2023. Trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng khởi xướng nhiều vụ kiện chống bán phá giá của một số mặt hàng mà Việt Nam xuất cảng vào Mỹ, như tôm và thép.

Việt Nam từ lâu đã mong đợi được Mỹ đưa ra khỏi danh sách 12 quốc gia có nền kinh tế phi thị trường do có sự can thiệp sâu rộng của nhà nước vào nền kinh tế theo định danh của Mỹ. Đây là việc làm không tạo được sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng. 

Hầu hết các doanh nghiệp lớn ở VN, đều là sân sau của các đảng viên lãnh đạo trong bộ máy đảng và nhà nước. Nếu, một doanh nghiệp sân sau này bị thua lỗ, thì lập tức được bù lỗ bằng tiền thuế của người dân, việc làm như thế là một sự bất bình đẳng trong nền kinh tế thị trường.

Thế nên, hàng chục nhà lập pháp Mỹ và một số tổ chức trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản hải ngoại, đã gửi thư lên Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo để yêu cầu bộ này không cấp quy chế thị trường cho Việt Nam với lý do là Việt Nam vẫn luôn vận hành như một nền kinh tế được điều hành bởi các nghị quyết của Đảng Cộng sản.

Các thượng nghị sĩ và dân biểu Mỹ cũng đã nêu ra những quan tâm rất lớn về quyền lao động hay mối liên hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên liệu sản xuất.

NGOẠI GIAO CÂY TRE KHÔNG MANG LẠI  LỢI THẾ CHO KINH TẾ VN.

Ngoại giao "Cây tre của VN" do kiến trúc sư Nguyễn Phú Trọng thực hiện, cũng như những nổ lực xích gần hơn với Mỹ, nhưng  VN quyết không buông  tay với TQ và Nga.  Đây là việc làm không tạo được niềm tin với các đối tác chiến lược khác.

Đứng giữa hai thế lực Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng đều là hai đối tác thương mại quan trọng nhất mà Việt Nam đã trao đổi gần như một nửa chính sách ngoại thương, việc này đưa Việt nam vào một vị thế địa chính trị gần như phiêu lưu, không ổn định.

Cũng nên biết thêm, rễ sâu làm cho tre có khả năng đàn hồi mà không mất đi độ dẻo dai, nhưng khi gặp giống gió lớn cây tre có thể bật cả gốc rể khỏi mặt đất.

Trong nối cảnh thời kỳ mới, với "tranh chấp Đông-Tây mới - Mỹ và phương Tây một bên, Trung Quốc và Nga một bên," thì công thức ngoại giao này "không phải là giải pháp hữu hiệu" trước những biến đổi về địa chính trị, ngày càng gay gắt. Nếu gió to, gió lớn thì tre sẽ không thể trụ vững được, sẽ bị bật gốc. là chuyện đương nhiên. Ngoài ra "Cây Tre" còn là thức ăn ưa thích của Gấu Trúc TQ. 

Một s hợp tác hòa bình lâu dài giữa Việt-Trung, là một việc khó có thể xác định với thời gian. Lịch sử  tồn tại của VN đã tùng chứng minh việc này. Hợp tác hoà bình vói TQ, chỉ có, khi TQ có thật nhiều lợi ích, trong đó phả tính luôn việc chia chác lãnh thổ.

 Với thê ngoại giao "cây tre", là nền tảng chính sánh mà Trọng Lú đã để lại cho Tô Lâm để làm bệ phóng cho nền kinh tế của VN hiện nay, đã làm cho Đức ngần ngại nên đã không đầu tư thêm vào VN.. Sự thờ ơ của Đức thấy rất rỏ trong đám tang của ông Nguyễn Phú Trọng. Trong khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell thay đổi kế hoạch công du trong thời gian ngắn để đến dự tang lễ của Trọng đó, thì Đức chỉ cử đại sứ đến Hà Nội gọi là " Chia buồn". Điều mnày cho thấy sự lạnh nhạt của Đúc với VN. Từ Bộ Ngoại giao và chính phủ liên bang Đức đều là sự im lặng.. Có vẻ như “đối tác chiến lược” không còn có vai trò gì đáng để  Đức quan tâm tiếp tục. 

Ngoại giao "Cây tre" đã bỏ lỡ cơ hội đến với Đức

Không chỉ Mỹ và Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức cũng là “đối tác chiến lược” của Việt Nam. Thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2022 và đang tăng lên. Đức hiện nhập cảng khoảng 80% cà phê từ Việt Nam và hơn 350 công ty Đức có đại diện tại địa phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Du lịch Đức cũng đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng.

Quốc gia với dân số 100 triệu người hiện được coi là một cường quốc kinh tế mới nổi trong khu vực và với mức tăng trưởng GDP là 8% vào năm 2022 và 5% vào năm 2023, quốc gia này đã từ từ phục hồi lại sau hậu quả của đại dịch Corona.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi chính phủ liên bang Đức chọn Việt Nam làm đối tác quan trọng trong khu vực như một phần trong chiến lược rút khỏi Trung Quốc, nhằm “giảm thiểu rủi ro” trong quan hệ kinh tế với nước này. Thủ tướng Olaf Scholz đã từng đến thăm Hà Nội vào cuối năm 2022. Sau đó là chuyến thăm cấp nhà nước hồi tháng 1/2024, Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier ca ngợi Việt Nam là “đối tác” có chung “lợi ích chung” với Đức. Nhưng chỉ vài tháng sau đó Đức đã chùn bước và lợt lạt vì đường lối của Trọng không làm cho Đức đạt được niềm tin, để đầu tư mạnh hơn ở VN. 

Tại khu vực thị trường EU, Đức là thị trường xuất cảng lớn của Việt Nam chiếm gần 20% hàng hoá xuất cảng của Việt Nam sang khối này. Điều này một phần là do sức mua của thị trường Đức lớn, phần khác Đức là cửa ngõ cho hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường khác tại EU.

Trong khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell thay đổi kế hoạch công du trong thời gian ngắn để đến dự tang lễ của Trọng thì Đức chỉ cử đại sứ đến Hà Nội. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi thư chia buồn, nhưng tất cả những gì được nghe từ Bộ Ngoại giao và chính phủ liên bang Đức đều là sự im lặng.. Có vẻ như “đối tác chiến lược” không còn có vai trò gì đáng để  Đức quan tâm tiếp tục.

Kết luận: chính sách ngoại giao " cây tre" của VN, đang làm nghẽn đầu ra của kinh tế. Sự lạnh nhạt của Đức sẽ kéo theo các quốc gia EU khác không còn coi VN là địa điểm thuận lợi để giao lưu.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 August 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét