Powered By Blogger

NGÀY NÀO TÔI CÒN AN LỘC CÒN!

LỜI CAM KẾT CỦA TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG:
                                                                 


Ngày 18 tháng 4/1972, đợt tấn công thứ ba của bộ đội vào An Lộc bắt đầu. Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Ðoàn 5 Bộ Binh, chỉ huy toàn bộ lực lượng trú phòng, đã cam kết: "Ngày nào tôi còn, An Lộc còn.". Lời nói đó của Tướng Hưng có giá trị lịch sử, An Lộc đã không bị cộng chiếm chiếm như bà Nguyễn Thị Bình tuyên bố tại hoà đàm Paris.

                                                                             
                                                           An Lộc trước tháng 4/1972
                                                             
Mủi tên đỏ đường tấn công của cs Bắc Việt vào An Lộc 1972
                                                                            
Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đã cùng với quân sĩ các cấp giữ vững phòng tuyến tỉnh lỵ Bình Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đã nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài Gòn đã đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đã viết về tướng Hưng như sau. 
                                                                   
                                                    Những cánh dù tiếp tế cho An Lộc
                                                  
                                                       

                                             
Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận Bình Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, còn thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.

Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống còn của Bình Long. Nếu không còn mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc thì An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng còn lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy còn lại phải phòng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ.

Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất thì đã phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đã chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ý nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa. 

                                                   

                                       
 Trong trung tâm Hành quân tù mù, Ðại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, trình diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun thì cũng mình trần.


Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dã chiến, anh em nhận rõ khuôn mặt gầy gò rất có nét của ông. Ðiểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đã lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay vì nói về mình đã chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long.

Sau cái bắt tay giữa hai tiểu đoàn Nhảy Dù vào ngày 8 tháng 6/1972 lực lượng trú phòng tại An Lộc dò dẫm tiến lên mạn Bắc Quốc Lộ 13 và nới rộng thêm vòng đai phòng thủ. Ngày 12 tháng 6/1972 khi cờ Việt Nam Việt Nam Cộng Hòa bay trên đỉnh đồi Đồng Long, Tướng Lê Văn Hưng tuyên bố với phái viên Vô Tuyến Việt Nam, "Thành phố An Lộc được hoàn toàn giải tỏa."

BÀI LIÊN HỆ:

1.Trận An Lộc 1972
http://www.vietlist.us/SUB_VietHistory/trananloc1.shtml
2. An Lộc 1972, niềm kiêu hãnh của QL:VNCH
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=278952698921533&set=a.278950425588427.1073741897.100004204144219&type=1&theater
3. Con Người và Cái Chết của Tướng Lê Văn Hưng
http://www.bietdongquan.com/baochi/30thang4/thangtuden2/tuonglevanhung.htm
4.Bình Long An Lộc, niềm kiêu hãnh của QL.VNCH
http://www.vlink.com/nlvnch/jennifer/bl_anloc.html
5. Trả lại sự thật cho chiến sử VNCH, một Chiến Công Bị Quên Lãng. http://www.michaelpdo.com/LeNguyenVy.htm
6.Phút Thành Thần của Tướng Lê Văn Hưng
http://www.vcomtech.net/vn/index.php?option=com_content&view=article&id=686%3Aphut-thanh-thn-ca-tng-le-vn-hng&catid=38%3Alichsuvietnam&Itemid=527
7.Thiếu Tướng Lê văn Hưng
http://forum4.aimoo.com/aitubinhdien/SINH-VI-T-NG-T-VI-TH-N/T-NG-L-V-N-H-NG-1-17824.html

8. http://vietduongnhan.blogspot.de/2011/11/lay-tro-tan-loc-viet-chien-su-binh-long.html

Trịnh Khánh Tuấn, 18.2.2014



                           Một số hình ảnh về An Lộc sau cuộc chiến
                                                          
                                                    
                                                             

                                                     
                                                   Tank cộng sản phơi xác ngổn ngang                   
                                                     
                                               
                                                               
                                                                 Nhà cửa đổ nát 
                                               
                                                 Nghĩa trang đồng đội sau cuộc chiến


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét