Powered By Blogger

TẬP XÌ DẦU TRIỆU TẬP PHẠM MINH CHÍNH SANG BẮC KINH CHẦU VÀ GIẢI TRÌNH 5 SỰ KIỆN XẢY RA TRONG THÁNG 6/2023 LÀM GAY MẮT THIÊN TRIỀU

Sự nhộn nhịp của thằng em VN trong tháng 6/2023, đã chọc giận Tập Xì Dầu, nên ra lệnh triệu tập sang Bắc Kinh để chầu và giải trình các hành động quá ngứa mắt này. Lấy lý do tham dự diển đàn kinh tế thế giới (WEF) để che mắt cú triệu tập bất thưòng tưởng thú Phạm Minh Chính của VN đến bệ rồng cho câu trả lời về 5 sự kiện mà VN đã làm trẵm bất an, mệt tâm.

1.Thủ tướng Úc Anthony Albanese  bất ngờ đến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 3 - 4.6.2023

2. Khu trục hạm trực thăng JS Izumo của Nhật Bản đến thăm Việt Nam vào ngày 20-6, mà truyền thông VN không có thông báo trước. Báo Tuổi Trẻ là cơ quan truyền thông Việt Nam đầu tiên đưa tin này mà lại đi trích dẫn một nguồn tin nước ngoài và phát bản tin vào lúc 22 giờ đêm trong khi chiến hạm đã cập cảng Cam Ranh từ sáng sớm. Trước khi thăm Việt Nam, tàu JS Izumo đã tham gia cuộc tập trận chung ở Biển Đông với các tàu Hải quân Mỹ, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan, từ ngày 10 đến 14-6.”

3. Bộ Trưởng Bộ QP Phan Văn Giang đến Ấn Độ từ ngày 17 đến 20/6. Trong đó có việc trao đổi vấn đề hợp tác quốc phòng. Ấn Độ đã tặng một chiến hạm hộ vệ có trang bị hoả tiễn.

Nguồn:http://m.tapchiqptd.vn/vi/tin-tuc-thoi-su/dai-tuong-phan-van-giang-tham-chinh-thuc-an-do-20423.html

4. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và phu nhân đã đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Việt Nam ngày 22.6.2023. Theo hãng tin Yonhap, trong buổi làm việc với lãnh đạo Việt Nam tại Hà Nội, tổng thống Hàn Quốc tuyên bố « các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa càng lúc càng trở nên cấp bách đối với khu vực ». Trong bối cảnh đó, « Hàn Quốc và Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ hơn trong khuôn khổ ASEAN cũng như ở cấp song phương » để vận động cộng đồng quốc tế thống nhất trong việc đối phó với mối hiểm họa này. Nguyên thủ quốc gia của Hàn Quốc cũng nhắc lại rằng ngoại trưởng hai nước có những cuộc họp thường niên và đây là cơ hội để đôi bên mở rộng hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Vẫn hãng tin Yonhap cho biết tuần duyên Hàn Quốc và bộ Công An Việt Nam đã ký một thỏa thuận ghi nhớ về việc Seoul hỗ trợ Hà Nội tăng cường an ninh trên biển.

5. Hàng Không Mẫu Hạm USS Donald Reagan đến thăm VN từ ngày 26 đếm 30.6.2023.

Nhìn hoạt động thăm viếng của VN với các quốc gia kể trên cho thấy đó là mối tương qua trong chiến lược Ấn Độ Thái Bình Bình Dương của Hoa Kỳ và các quốc gia kể trên, là những nước cần phải liên kết để ngăn sự bành trướng của TQ, để bảo vệ con đường biển có tầm vóc kinh tế hết sức quan trọng này của thế giới.  Biển Đông, tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, cửa ngõ giao thương quốc tế. Tại đây có eo biển Malacca với chiều dài 600 hải lý và chiều rộng ở chỗ hẹp nhất chỉ 1,2 hải lý, nối liền các cảng biển của Đông Bắc Á, bờ Tây châu Mỹ với Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Nam Âu, được dự báo sẽ trở nên quá tải hơn nữa do sự gia tăng thương mại toàn cầu và nhu cầu năng lượng của các quốc gia. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải), chiếm hơn một nửa trọng tải vận chuyển thương mại hàng hải toàn cầu, sự sống còn không chỉ với các quốc gia và vùng lãnh thổ bao quanh, mà còn đối với khu vực Đông Á và thế giới.

Theo RFA: “Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF từ ngày 25 đến ngày 28/6/2023.”  Nguồn:https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/japanese-warship-visits-vn-06212023120735.html

CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG "BỐN KHÔNG" CỦA VN. 

Nhiều tháng trở lại đây, Trung Quốc đã tăng cường cho nhiều loại tàu hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây căng thẳng trên Biển Đông.

Đơn cử, Trung Quốc liên tục cắt cử tàu thuyền các loại từ nghiên cứu đến khảo sát, theo sau là các tàu hải cảnh và tuần duyên - đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Tàu Hướng Dương Hồng 10 của Trung Quốc - hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 7/5 đế 4.6.2023 mới di chuyễn đi nơi khác. Đó là vùng nằm gần các lô dầu khí mà Việt Nam cùng Nga khai thác, mà không gặp bất cứ sự chống đối nào của phiá VN ngoài cái loa của Phát ngôn viên Phạm Thu Hằng hát lại điệp khúc quan ngại...quan ngại!!

Cũng nên nhắc lại chính sách quốc phòng "bốn không" đã công bố vào cuối năm 2019: Sách trắng Quốc Phòng Việt Nam 2019 (công bố tháng 11/2019) đã lưu ý đến « các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hóa, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia liên quan, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực » (tr. 20).

Ngoài ra, Biển Đông hiện trở thành « điểm nóng » cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, thậm chí có nguy cơ dẫn đến xung đột. Trước sự cạnh tranh và đối đầu ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, khối ASEAN từ chối chọn phe. Việt Nam duy trì chiến lược cân bằng giữa các cường quốc và chủ trương chính sách « Bốn Không » : 

*không tham gia liên minh quân sự ; 

*không liên kết với nước này để chống nước kia ; 

*không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác ; 

*không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

VN TRONG BỐI CẢNH THAY ĐỔI CỦA ĐỊA CHÍNh TRỊ

Đứng trước sự suy yếu của thằng anh cật ruột là Nga đang sa lầy ở Ukraine và đang bị thế giới ruồng bỏ, nên tộc cối Ba Đình cảm thấy mình quá cô đơn nếu như bị thằng anh khốn nạn TQ xâm lược ngày nào đó...khi thằng anh này nổi cơn bất chợt, đó là việc hoàn toàn có thể xảy ra mà lịch sử trên 4000 năm của VN đã chứng minh điều này. Nên chính sách quốc phòng "4 không" mà Ba Đình đã công bố có thể xoá làm lại như tấm gương trước mắt là Thuỵ Điển và Phần Lan mới đây từ bỏ thế trung lập nộp đơn xin gia nhập Nato.

Tuy tuyên bố "4 không", nhưng đám tộc cối Ba Đình cũng rất ngán sự gia tăng áp lực quân sự trong năm 2023, nào là việc tập trận trên biển đông, chặn tàu quân sự Hoa Kỳ trên biển đông...Cho máy bay thường xuyên xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, đưa đến sự lo ngại của các Hoa Kỳ và các nước trong khu vực.  Nên trong tháng 6/2023 vừa qua, VN với những tiếp đón dồn dập bất thường trong đường lối ngoại giao với các nước trong khu vực như:i Úc, Nhật, Ấn Độ, Nam Hàn đã làm gia tăng mối lo ngại của Tập Xì Dầu, nên phải  triệu tập Mì Chính đến Bắc Kinh để Mì Chính cho câu trả lời về cá việc này.

Tóm lại, đến giờ này tộc cối Ba Đình đã thấy một sự cần thiết cho thế liên minh quân sự trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là quan trọng vì thằng anh Nga ngố duy nhất của VN đã thất thế và suy yếu sẽ không còn ũng hộ và giúp đở mình nếu như VN đối đầu với TQ. Đặt lại chiến lược "4 không" cũng là việc mà tộc cối Ba Đình đang cân nhắc trước bối cảnh quá phức tạp của thế giới ngày nay, nhất là sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Nếu có thay đổi chính sánh "4 không" cũng không phải là điều gì lạ với csVN, trước đây vào năm 1990 sau khi khối XHCN ở Đông Âu sụp đổ, đảng csVN cũng đã từng thay đổi sách lược về nền tảng tư tưởng Mác Lê trong hiến pháp, buộc phải thêm vào cái "Tư Tưởng hcm" và cái đuôi XHCN trong nền Kinh Tế Thị Trường để thích hợp với từng giai đoạn biến chuyễn của thế giới ngày hôm nay. Đừng tự hào nửa khi mình chưa đứng vững được trên bàn chân về việc chế tạo vũ khí quốc phòng đáp ứng với nhu cầu của thế giới đang ở vào thời 5G.

Nguời lính gìa xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 23-6-2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét