Powered By Blogger

 NHỜ THIÊN TÀI ĐẢNG TA  NÊN 3 THẬP NIÊN QUA  -  HAI VÙNG CÓ ĐỘ CAO NHẤT VN  BỊ NGẬP SÂU CHỈ SAU MỘT TRẬN MƯA LỚN.

Chừng nào các tỉnh và thành phố lớn ở VN hết ngập nặng sau một cơn mưa lớn ??  là câu hỏi có hơn 3 thập niên qua của dân VN, mà đảng và nhà nước không bao giờ trả lời một cách thoả đáng cho dân. Đây chính là hậu quả của các thiên tài đảng ta, là những lãnh đạo thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu khả năng chuyên môn trong việc quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Việc làm của các thiên tài này đã làm điêu đứng sinh hoạt của xã hội và gây khó khăn cho người dân trong nước mổi khi mưa trút xuống các điạ phương. Riêng tại Sài Gòn tiêu tốn không biết bao nhiêu là tiền thuế của của dân, cũng như nghe không biết bao nhiêu lời hứa hẹ của cá cơ quan trách nhiệm trong việc thoát nước thành phố.

CHXHCNVN thường tự hào là đất nước có nhiều đỉnh cao nhất trong bộ máy cai trị, nhưng có một điều nghịch lý:  các đỉnh cao này thay vì làm lợi cho dân, cho đất nước, nhưng cac thiên tài của đảng hầu hết đều là thứ phá hoại nhiều hơn cống hiến cho đất nước, cho nhu cầu dân sinh hay các nhu cầu về lợi ích công cộng. Họ là những thiên tài làm báo cáo hay nhất thay vì làm lợi cho dân nhiều nhất như các nước khác trên thế giới.

Nếu để ý, người dân sẽ thấy, nơi nào có nhiều dự án về bất động sản, nhiều dự án xây dựng nhiều là nơi đó chắc chắc sẽ ngập sâu sau những trận mưa lớn. Một tình trạng tương tợ như việc cúp điện của EVN. 

Khi thiếu điện là các quan đầu ngành Bộ Công Thương và EVN  hô hoán lên là thiếu nước tại các hồ chứa nước của các đập thuỷ điện, dân xử dụng điện quá nhiều trong muà nóng (?), hiện tượng El Nino xảy ra liên tục nên đưa đến việc thiếu điện....

Thật buồn cưi là EVN chưa bao giờ nhận trách nhiệm: là thiếu tầm, thiếu khả năng chuyên môn để đo lưởng được những việc hết sức tầm thường trong phần trách nhiệm cung cấp đũ nhu cầu cho việc sản xuất điện tăng cùng nhịp với sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Việc thiếu điện không phải mới những năm gần đây,  đã xảy ra trên 20 năm qua,.Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Việt Nam và Trung Quốc đã thiết đường dây kết nối điện từ năm 2004 qua năm kênh ở Quảng Tây và Vân Nam. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã truyền tải hơn 44,1 tỷ kw điện sang Việt Nam. Vào tháng 3/2016, kênh Quảng Tây bị ngưng nhưng các kênh ở Vân Nam vẫn tiếp tục hoạt động. 

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-exports-electricity-amid-vietnam-s-power-crunch-06212023093134.html

Trở lại câu chuyện ngập nặng nơi các tỉnh thành phố của 3 miền đất nước ngày hôm nay, người dân của các điạ phương bị ngập đã từng nghe không biết bao nhiêu là lời hứa của các quan tham đầu ngành không biết bao nhiều mà kể, nghe đầy cái lỗ tai, rồi ngập vẩn hoàn ngập. Việc làm này của các quan có nhiệm vụ chống ngập tại Sài Gòn và các nơi khác, làm người viết nhớ lại điệp khúc " Quan Ngại" của bà  Phạm Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ ngoại giao thường phát ra mổi khi tàu chiến, tàu khảo sát của TQ tràn vào vùng biển chủ quyền của VN.

Được biết, hầu hết các lãnh đạo của các bộ ban ngành trong bộ máy điều hành đất nước hiện nay, nếu không là những người có bằng cấp cao chót vót như GS hoặc PGS hay TS và PTS... trong h không có người nào có thể đưa ra được một chiến lược chống ngập lâu dài và hiệu quả cho Sài Gòn và các vùng khác. Trong đó tài cao bắc đẩu của các quan là làm ngập luôn hai thị trấn có có độ cao trên 1500 mét so với mặt nước biển, đó là Sa Pa và Đà Lạt. 

Mặc dù  “Hệ thống thoát nước của TP.Đà Lạt do Đan Mạch tài trợ hoạt động rất tốt, tuy nhiên vì sự bất hợp lýtrong vấn đề "quy hoạch xây dựng đô thị" của các đỉnh cao trí tuệ đảng ta, nên 3 thập niên qua cứ mưa xuống là ngập. Tương tự vùng cao nguyên Sapa là nơi có độ cao nhất VN, như số phận cũng như Đà Lạt, cứ một trận mưa lớn trút xuống là trung tâm thành phố cũng như sông, nuớc ngập khắp nơi. Ngập sâu, ngập triền miên khắp nơi là do sự bất cập của các "hê thống thoát nước của các thành phố" không đáp ứng được với việc quy hoạch xây dựng đô thị. 

Xin mời nghe một bản nhạc chế rất hài hước có từ lâu trên Youtube về " Hà Nội muà này phố cũng như sông":

Hà Nội mùa này phố cũng như sông.
Cái rét đầu đông chân em run ngâm trong nước lạnh.
Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố.
Đường Cổ Ngư xưa, ngập tràn nước sông Hồng.
Hà Nội mùa này chiều không có nắng.
Phố vắng nước lên thành con sông.
Quán cóc nước dâng ngập qua mông.
Hồ Tây, giờ không thấy bờ.
Hà Nội mùa này lòng bao đau đớn.


SÀI GÒN BỊ NGẬP NẶNG TỪ KHI NÀO?

Sài gòn bị ngập nặng từ khi bắt đầu xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng hai bên đường Nguyễn Văn Linh tại Quận 7 (huyện Nhà Bè cũ) từ năm 1996. Đây là khu đô thị mới có diện tích 750ha lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh. Đồng thời, được nhà nước công nhận là “Khu đô thị kiểu mẫu” đầu tiên tại Việt Nam. Được cấp phép và xây dựng trên vùng thấp và là nơi chứa nước của Sài Gòn. Thế nên khi xây dựng bừa bải để lập thành tích dâng đảng của các quan đầu ngành thiếu sự nghiên cứu về điạ thế đưa đến sự thoát nước của Sài Gòn bị cản trở gây ngập lụt khắp các nơi tại Sài Gòn, đó là điều mà trước năm 1975 không xảy ra. Lý do là khi quy hoạch Sài Gòn đếu phát triển về hước Bắc của Sài Gòn không phát triển về hướng nam như các thiên tài của đãng ta.

NGUYÊN NHÂN NGẬP NƯỚC KHÁC:

Hệ thống sông rạch, ao hồ bị lấn chiếm, thu hẹp dần: Trong vấn đề thoát nước đô thị, hệ thống sông, rạch, ao hồ (điểm tiếp nhận và lưu trữ tạm thời nguồn nước thoát của thành phố) là rất quan trọng. Về nguyên tắc, tổng khả năng tiếp nhận và vận chuyển của hệ thống này phải bằng hoặc lớn hơn khả năng thoát của tất cả các hệ thống thoát nước nội vùng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, không những một số sông, rạch bị lấn chiếm, thu hẹp và biến mất, mà còn nhiều diện tích ao hồ, đầm lầy, vùng trũng ngập nước ở Sài Gòn cũng bị san lấp. Đặc biệt, khu vực Quận 7 là nơi trũng thấp, mật độ sông rạch cao, đóng vai trò rất quan trạng đối với khả năng thoát nước cho toàn thành phố, nhưng hiện đã dành phần lớn diện tích cho phát triển đô thị, san lấp và lấn chiếm nhiều đoạn sông, rạch, ao hồ, đầm lầy... Đến nay, đã có khoảng 30% diện tích với hơn 100 kênh, rạch (có diện tích khoảng 4.000 ha) đã bị lấn chiếm. Trên toàn thành phố hiện cũng còn tồn tại 59 trường hợp xây dựng lấn chiếm cửa xả (thuộc 23 tuyến đường), 105 hầm ga (thuộc 41 tuyến đường), 13,9 km cống và 394 hầm ga (thuộc 92 tuyến đường), 61 vị trí lấn chiếm kênh, rạch phục vụ việc thoát nước cho thành phố. Nhiều gia đình quan lớn đã lấp sông để xây dựng nhà ở, điền hình. Theo thông tin từ Sở Xây dựng TP.HCM, đơn vị này vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ sông của 101 dự án đầu tư xây dựng, nhà ở nằm dọc sông Sài Gòn trái phép




Theo một thống kê được công bố vào năm 2015 thì từ 2004 đến 2014, tà quyền thành phố Sài Gòn đã dùng hết 24.300 tỉ để chống ngập, mỗi năm, công khố phải chi 4.250 tỉ để trả vừa vốn, vừa lãi cho những khoản tiền khổng lồ đã vay để chống ngập. Tuy nhiên tình trạng ngập lụt tại Sài Gòn mỗi ngày một tồi tệ hơn.
Năm 2016, chính quyền thành phố Sài Gòn loan báo đem ba khu đất ở quận 7 và quận 9 (một có diện tích 5.500 mét vuông, một có diện tích 31.414 mét vuông và một có diện tích 42.000 mét vuông) để “đổi” các dự án chống ngập mới.
Theo các quan vc thành phố Sài Gòn, nếu cải tạo 3.407 cây số cống thoát nước, nạo vét khoảng năm cây số kênh rạch, làm 10 cống ngăn thủy triều, xây khoảng 150 cây số đê, 100 hồ điều tiết nước và 12 nhà máy xử lý nước thải,... thì Sài Gòn sẽ đỡ ngập (?!) Cứ mổi năm là chúng có  đẻ thêm kế hoạch mới chống ngập cho thành "Hô, tiền thì chi ra đều đều, nhưng số phận của dân Sài Gòn là phải sống với nước, riêng năm 2019 có nhiều dự án chống ngập đã được hiến kế, hệ thống chống ngập 10.000 tỷ nghe các lãnh đạo của thành "hồ" tiết lộ là sẽ hoàn thành sau mùa mưa 2019- một công trình đã ngưng gần 1 năm.

Tình trạng của Sài Gòn ngày nay đến giờ rất bi đát, không cần đến mưa, chỉ cần thủy triều lên, Sài Gòn không mưa cũng ngập. Còn mưa thì… khỏi bàn!. Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/sai-gon-thanh-pho-ho-chi-minh-trieu-cuong-ngap/4403840.html
Những ai từng sống ở Sài Gòn trước 1975 đều biết trước đây SG không bao giờ có trường hợp bị nặng như những năm sau 1975, trước đây dù mưa to gió lớn cỡ nào thì Sài Gòn vẫn không bị ngập nước ở mức độ khủng khiếp như bây giờ. Hàng triệu người Sài Gòn vẩn còn sống họ có thể là những chứng nhân cho việc này.




Sau năm 1975, khi Sài Gòn bị "giải phóng" bởi lũ khỉ rừng Bắc Pó, chúng thấy kênh rạch nhiều, đất nhiều nơi còn trống nên đã đấp kênh lấy đất bán tháo bán đổ, xây dựng thành phố nhưng không biết đến yếu tố thoát nước của Sài Gòn. Các con kênh bị lấp chính là những con kênh để thoát nước thay vì chúng nạo vét để nước lưu thông, thì bọn quan ngu vì tham tiền đã lấp lại để bán đất. Đó là một trong những nguyên nhân đưa đến thảm hoạ cho dân Sài Gòn ngày nay, sau mổi trận mưa là phải sống với nước bẩn, chuột, rác...lềnh bềnh trong nhà. Theo như các quan thành "Hô" cho biết :"Riêng trong năm 2019, TP.HCM sẽ triển khai thực hiện hơn 200 dự án chống ngập với tổng kinh phí khoảng 8.000 tỉ đồng". Xem: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tphcm-chi-8000-ti-dong-chong-ngap-trong-nam-2019-1068648.html

6 Khu vực thoát nước của TP.HCM

Vùng trung tâm gồm các quận 1, 3, 4, 5, 7, 10, 11, Phú Nhuận và một phần các quận Gò Vấp, Bình Chánh, Bình Thạnh, Tân Bình, kênh rạch chính là Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ Bến Nghé.
Vùng Bắc gồm một phần của các quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Chánh và huyện Hóc Môn, kênh rạch chính có Tham Lương - Bến Cát, Bến Đá - Rạch Bà Hồng.
Vùng Tây gồm một phần quận 6, 8, Tân Bình, Bình Chánh. Kênh rạch chính có Rạch Chùa, rạch Nước Lên
Vùng Nam gồm một phần các quận 7, 8, Bình Chánh, Nhà Bè, kênh rạch chính có Kênh Đôi - Kênh Tẻ.
Vùng Đông Bắc gồm một phần quận 9, Thủ Đức.
Vùng Đông Nam gồm một phần quận 2, 9, Thủ Đức.

Thanh phố Sài Gòn là một thành phố có tính địa dư đặc biệt là thấp dần từ bắc xuống Nam. Và theo nguyên lý tự nhiên, nước luôn di chuyển từ cao xuống thấp. Điều này cho thấy nước của Sài Gòn sẽ có khuynh hướng chảy về các vùng phía Nam Sài Gòn. Nếu trên con đường di chuyển này của nước thoát bị ngăn cản, không trở về được điểm thấp, thì thành phố sẽ ngập !! Vùng thấp của Sài gòn chính là vùng Phú Mỹ Hưng ngày nay - Nơi có nhiều công trình xây cất làm cản đường lưu thông của nước trong thành phố về đây. nước thoát không có lối thoát nên tràn ra khắp các nơi có thể, gây ảnh hưởng tới các vùng gần đó như các quận 1, 3, 5…bị ngập. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một khu đô thị mới thuộc quận 7, nằm ngay vị trí  phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh chiếm diện tích khoảng 3000ha với nơi sinh hoạt của 30.000 người có thu nhập cao.

Trước 1975, có 3 dự án quan trọng quy hoạch và phát triển thành phố Sài Gòn. Cả 3 dự án này có những điểm chung: đều quy hoạch phát triển thành phố trên vùng đất cao, dọc bờ sông, và theo hướng bắc và đông bắc; ( tạo nhiều ao hồ ở vùng trũng để điều tiết lượng nước mưa tránh ngập lụt cho thành phố; nhiều sông rạch và hệ thống hầm cống thoát nước chảy tự nhiên theo độ dốc.

Đồ án quy hoạch đầu tiên do đại tá công binh Pháp Coffyn đệ trình lên thống đốc Bonard năm 1862, theo đó Sài Gòn được thiết lập trên bờ sông có địa hình cao, với diện tích 2.500 ha cho dân số 500.000 người. Để thoát nước tự nhiên theo triền dốc, thiết lập hồ nhân tạo điều hòa nước mưa hay thủy triều đào ở vùng trũng. Hồ này có một số cửa được mở ra để nhận nước sạch từ sông và kinh rạch chảy vào khi nước thủy triều lên, và bằng cách này nó sẽ tống nước dơ ra kinh rạch bằng một hệ thống các ống dẫn ra kinh Bến Nghé, Thị Nghè và sông Sài Gòn khi nước triều xuống. Cứ hai lần một tuần nước chảy vào và xả ra sẽ làm sạch hệ thống nước thải của thành phố.

Năm 1943, kỹ sư Pugnaire cùng với kiến trúc sư Cerutti, công bố kế hoạch chỉnh trang Sài Gòn – Chợ Lớn và phát triển thành phố đến tận năm 2000 với dân số dự kiến tăng trên 1 triệu vào năm 2000. Trong kế hoạch này hai ông đưa ra đề xuất là phải đào một cái hồ ở phía tây đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng ngày nay), một mặt lấy đất tôn cao nền để xây dựng nhà cửa và điều quan trọng là để chứa nước mưa.

Quanh hồ nhân tạo lớn này sẽ thiết lập một khu triển lãm, vận động trường thể thao, những câu lạc bộ thể dục và bơi lội, cùng các cơ quan hành chính của tỉnh Gia Định. Một hệ thống thoát nước dựa vào chính dòng chảy tự nhiên bằng một hệ thống kinh mương nối nhau chảy thoát ra sông. Dự án chưa được thực hiện vì chiến tranh .

Trong thời Việt Nam Cộng Hòa, nhóm kiến trúc sư do ông Lê Văn Lắm lãnh đạo, gồm quý ông như KTS Ngô Viết Thụ, KS Trần Lê Quang, v.v. đã công bố “Dự án thiết kế thủ đô Sài Gòn”. Dự án nghiên cứu rất chi tiết, từ lịch sử, địa lý đến điều kiện xã hội học, qui hoạch, thiết kế công trình đến kế hoạch trù liệu tài chính.

Theo dự án này, thành phố chỉ nên phát triển và mở rộng trên vùng đất cao, theo trục xa lộ Biên Hòa, hướng về phía bắc và đông bắc (Thuận An, Biên Hòa) và Tây Bắc (Củ Chi). Thiết lập một đô thị Sài Gòn mới song hành với Sài Gòn cũ. Các cơ sở kỹ nghệ, và đại học phải dời ra khỏi Sài Gòn cũ, để dân chúng tự động đến định cư ở thành phố mới.




Dự án còn khuyến cáo là bất luận trong trường hợp nào thành phố cũng không được phát triển kỹ nghệ và đô thị hóa về hướng nam và đông nam thành phố như Nhà Bè, Cần Giờ, và Bình Chánh, vì đó là khu vực trũng, xử dụng như hồ nước điều thủy khi có mưa to. Nếu có xây cất thì chỉ cho phép nhà thấp tầng, nhà vườn, và duy trì hình thái nông nghiệp sinh thái, không được bêtông hóa toàn bộ bề mặt để cho nước ngấm Nguồnhttp://www.thesaigonpost.us/2018/10/tai-sao-sai-gon-ngap-nuoc.html

Ngược lại với các công trình nghiên cứu của người Pháp và các chuyên viên của VNCH, phe thắng cuộc với cái trí tuệ kém cỏi tự tôn vô lối, đã sa lầy trong việc chống ngập làm tiêu hao không biết bao nhiêu là tiền thuế của người dân bởi những tên lãnh đạo đầu ngành ngu dốt - gây không biết đau khổ cho người dân Sài gòn mổi khi mưa xuống. Sài gòn sau ngày bị "giải phóng" đã từ hòn ngọc viển đông xuống thành bải rác thối sau những cơn mưa, nó cũng đã giết chết "người đẹp sau khi tắm "của nhà văn Hoàng Hải Thuỷ. Hãy nghe bài nhạc chế của tác giả Chu Văn Cảnh để thấy mức độ kinh hoàng của các thiến tài chống ngập đảng cộng sản VN.

Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh 

Mùa mưa này về trên quê ta Khắp phố phường nước ngập bao la. Mưa chưa to, giông bão còn xa Đường thành sông, bùn rác ngập nhà. Thành phố Hồ Chí Minh quê ta, Đã mấy năm chi bao tiền ra, Chi bao tiền ra để thay cống thoát, Lo cho lúc mưa về. Thành phố Hồ Chí Minh năm nay, Trời mưa đường bỗng biến thành sông, Nước mênh mông mà không lối thoát, Người đang đi tự dưng mắc lầy. Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh năm nay, Ôi ngập úng khắp nơi. Lăng Ông, Thị Nghè, rồi bùng binh Cây Gõ, Ông Tạ. Người, xe đi như đang bơi, Mùa Mưa Trên Thành Phố Hồ Chí Minh lyrics on ChiaSeNhac.com Không biết mình đang đi nơi nao, Ôi ta đang đi, đi giữa phồn hoa, Hay ta đi giữa ruộng đồng. Mùa mưa trên thành phố Hồ Chí Minh năm nay, Ôi rầu rĩ biết bao, Bao năm chống ngập rồi mà giờ sao lênh láng phố phường. Tiền dân chi ra bao nhiêu, Sao chẳng làm ra ngô ra khoai, Ôi bao nhiêu ông cam kết thật hay, Nhưng nay vẫn quá ê chề.

Tóm lại: Sách kỷ lục Guinness  từng ghi nhận, những cái bánh chưng, bánh tét, tô phở lớn nhất của VN. Nhưng Guinness đã hết sức  thiếu sót về một kỷ lục là 63 tỉnh thành phố VN vào muà mưa không có tỉnh nào mà không ngập sau một trận mưa lớn, kể luôn 2 thành phố có độ cao nhất nước là Sapa và Đà Lạt.

Thành tích này lập được do các thiên tài thuộc Bô Xây Dựng bộ phận "Quy Hoạch xây dựng Đô Thị"., thiếu nghiên cứu về lượng mưa cũng như các vùng trũng nơi điạ phương đưọc các quy hoạch. 

Bài viết của Hậu Duệ VNCH vùng Nam Đức Lý Bích Thuỷ ngày 23.5.2019, được bổ túc bởi người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn ngày 29.6.2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét