VIỆC HOA KỲ NGƯNG CUNG CẤP VIỆN TRỢ VŨ KHÍ CẦN THIẾT CHO UKRAINE - MERZ VÀ TAURUS LÀ TÂM ĐIỂM CHÚ Ý HIỆN NAY
Theo các báo cáo, việc dừng giao hàng tiềm năng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc ngăn chặn hỏa tiễn và máy bay không người lái của Nga tấn công vào Ukraine. Kremlin hoan nghênh điều này bằng những lời sau: "Càng ít vũ khí được chuyển đến Ukraine, thì chiến dịch quân sự đặc biệt càng gần kết thúc", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết.
Anna Kelly, phó phát ngôn viên White House, giải thích trong một email gửi cho AFP: "Quyết định này được đưa ra nhằm đặt lợi ích của Hoa Kỳ lên hàng đầu sau khi Bộ Quốc phòng xem xét lại sự hỗ trợ và trợ giúp quân sự của đất nước chúng tôi cho các quốc gia khác trên thế giới".
Tin tức này khiến Kiew bất ngờ. Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố rằng họ chưa nhận được bất kỳ thông báo chính thức nào về "việc đình chỉ hoặc sửa đổi kế hoạch giao hàng cho khoản viện trợ quốc phòng đã thỏa thuận". Tuy nhiên, Dmytro Lytvyn, cố vấn của tổng thống Ukraine, bày tỏ sự tin tưởng "rằng mọi thứ sẽ được làm sáng tỏ trong những ngày tới". Trên thực tế, các quan chức Hoa Kỳ đã đưa các báo cáo vào đúng bối cảnh ngay sau đó. Phát ngôn Pentagon Sean Parnell nhấn mạnh rằng Bộ Quốc phòng "tiếp tục cung cấp cho tổng thống Hoa Kỳ các lựa chọn mạnh mẽ để hỗ trợ quân sự cho Ukraine phù hợp với mục tiêu chấm dứt cuộc chiến bi thảm này".
Khi được hỏi, Parnell tuyên bố rằng ông sẽ không "bình luận về việc vũ khí nào đã bị tạm dừng và khi nào chúng tôi sẽ cung cấp những vũ khí nào". Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tammy Bruce đảm bảo rằng đây không phải là "chấm dứt hỗ trợ cho Ukraine hoặc cung cấp vũ khí". Bruce nói thêm rằng Trump cũng tái khẳng định cam kết của mình đối với việc cung cấp hỏa tiễn Patriot.
Putin coi khả năng cung cấp Taurus là sự tham gia của Đức vào cuộc chiến
Trong khi đó, cuộc thảo luận xung quanh việc cung cấp hỏa tiễn hành trình Taurus vẫn đang diễn ra. Thủ tướng Friedrich Merz (CDU) đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với chương trình "Maischberger" của truyền hình quốc gia ARD vào thứ Hai (ngày 1 tháng 7) rằng khả năng cung cấp Taurus cho Ukraine vẫn đang được thảo luận. "Vấn đề đối với chúng tôi là hệ thống này hết sức phức tạp và phải mất ít nhất sáu tháng để đào tạo binh lính sử dụng hệ thống này", Merz cho biết. Việc đào tạo vẫn chưa bắt đầu, nhưng "nó vẫn là một lựa chọn trên bàn".
Tổng thống Nga Putin trước đây đã xem một đợt chuyển giao có thể xảy ra là sự tham gia trực tiếp của Đức vào cuộc chiến. Thủ tướng Merz nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn: "Chỉ có một điều hoàn toàn được xác định và tôi sẽ nhắc lại điều này một lần nữa trong chương trình chuyển giao này: Đức sẽ không trở thành một bên trong cuộc chiến". Thủ tướng đã làm rõ "rằng hỏa tiễn Taurus của chúng tôi sẽ do người lính Ukraine xử dụng chứ không phải từ những người lính Đức vận hành". Ông nói thêm rằng "điều tương tự cũng áp dụng cho các hỏa tiễn hành trình khác do Anh hoặc Pháp cung cấp". .
Tuy nhiên, vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius (SPD) tuyên bố rằng Đức không có kế hoạch chuyển giao hỏa tiễn hành trình Taurus. Berlin gần đây đã thay đổi đường lối chính thức và không còn tiết lộ việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine nữa. "Tôi muốn Putin có một mức độ không chắc chắn nhất định về những gì chúng tôi đang làm về mặt quân sự", Merz lập luận. Taurus có tầm bắn khoảng 500 km và các chuyên gia tin rằng việc chuyển giao nó cho Kiew là hợp lý về mặt quân sự. Tuy nhiên, nó không phải là hệ thống phòng không. Hiện tại, hỏa tiễn đạn đạo chỉ có thể bị đánh chặn bằng hệ thống Patriot của Hoa Kỳ.
Giao vũ khí: Ukraine không thể thắng cuộc chiến nếu không có viện trợ của Hoa Kỳ
Bất kể cuộc thảo luận về Taurus, có một điều rõ ràng: Ukraine không thể thắng cuộc chiến nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Một cuộc tranh chấp kéo dài nhiều tháng tại Quốc hội Hoa Kỳ về viện trợ cho Ukraine đã trì hoãn việc giao hàng và làm suy yếu Ukraine trong quá khứ. Theo các chuyên gia, do đó, Nga đã nắm thế chủ động trong cuộc chiến tranh Ukraine kể từ khi chiếm được Avdiivka vào tháng 2 năm 2024. Vào thời điểm đó, quân đội Ukraine đã hết đạn dược và phải rút lui dần dần để rút ngắn mặt trận.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 3 năm 2024 với tờ Washington Post, Tổng thống Wolodymyr Selenskyj tuyên bố rằng việc thiếu sự hỗ trợ của Hoa Kỳ có nghĩa là "chúng tôi sẽ quay lại, rút lui, từng bước một, với những bước nhỏ". Tháng trước, Selenskyj một lần nữa cảnh báo về những hậu quả to lớn nếu Hoa Kỳ ngừng hoặc giảm hỗ trợ. Nga gần đây đã tăng cường các cuộc không kích, ngày càng tấn công các mục tiêu dân sự. Cuối tuần trước, Moskau đã thực hiện cuộc không kích kết hợp lớn nhất kể từ khi cuộc chiến chống lại Ukraine bắt đầu, sử dụng hơn 500 máy bay không người lái và hỏa tiễn.
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 4 Juli 2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét