Powered By Blogger

BOM TẤN CÔNG TRƯỢC DIỆN

Ngày 06/03/2023, một tiếng nổ « đinh tai nhức óc » phá trụi một khu phố ở Kurdyumivka, một thành phố nằm dưới sự chiếm đóng của Nga, phía bắc vùng Donetsk, đông Ukraina. Chỉ với một cú đánh, toàn bộ khối nhà, nơi trú đóng của nhiều binh sĩ Nga, đã bị san bằng và các mảnh vỡ rơi vương vãi trên hàng trăm mét. Trong kho vũ khí của Ukraina, một hỏa lực mạnh như thế là chưa từng thấy kể từ đầu cuộc chiến đến nay. Vậy chúng ta thử xem nguồn gốc của thvũ khí này.

Bom GBU-31 JDAM (Joint Direct Attack Munition) là loại bom (đạn) thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo gắn ở phần đuôi bom. Bộ điều khiển quỹ đạo của bom sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) làm tăng độ chính xác cho bom, sử­ dụng được trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết và có khả năng ném bom tự động. Bom GBU-31 JDAM được Mỹ nghiên cứu vào những năm 1990 được liên quân sử­ dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan. Bom GBU-31 JDAM có thể ném từ­ độ cao 6 đến 15 dặm (8 km - 24 km). Do đó không đòi hỏi phi công phải hạ thấp máy bay để tìm mục tiêu nên phi công có thể thả bom từ­ độ cao an toàn. 




Bom cũng cho phép ném từ­ bất kỳ góc độ nào trong khi máy bay đang lao xuống hoặc bay lên, đang bay thẳng trục hay lệch trục ném bom. Sự dẫn hướng của bom được thực hiện bởi sự kết hợp giữa hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS và hệ dẫn quán tính 3 trục INS. INS là bộ phận phụ dẫn, chỉ có ý nghĩa khi GPS không hoạt động, như khi GPS bị làm nhiễu. Khả năng này của JDAM cho phép bom chống lại nguy cơ làm nhiễu GPS bằng kỹ thuật cao của đối ph­ương. Trong khi đó bom định vị bằng tia Laze như trước đây rất dễ bị lạc nếu gần mặt đất có khói hay sương mù.

Các thông số kỹ thuật của bom

Chiều dài: 3,8 m.

Đường kính: 457 mm.

Trọng lượng: 925 kg.

Thuốc nổ: Thuốc nổ TNT, Tritonal, HBX, Comp-B, H6

Các biến thể của loại bom GBU-31 JDAM

GBU-35: Gefechtskopf BLU-110 (1000 Pfund / 454 kg)

GBU-36: 1000 Pfund / 454 kg, „GAM – GPS-Aided Munition“ 

GBU-37: Gefechtskopf BLU-113 (4500 Pfund / 2041 kg), „GAM – GPS-Aided Munition“ 

GBU-52: GBU-31 (2000 Pfund / 907 kg) mit Lasersensor (LJDAM)

GBU-54: GBU-38 (500 Pfund / 227 kg) 

GBU-72: 5000 Pfund / 2268 kg, thử nghiệm lần đầu vào tháng 10/ 2021 

Với Bom tấn công trực tiếp chung bằng laser (LJDAM, GBU-5x), nhà sản xuất Boeing đã trang bị một biến thể có cảm biến laser. Nó có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu đang di chuyển, nhưng chỉ khi tầm hoạt động đủ tốt. Nếu cần thiết, Sensormodul cảm biến có thể được gắn vào đầu quả bom ngay trước khi sử dụng. Vào ngày 30 tháng 6 năm 2006, một chiếc F-16 của Không quân Hoa Kỳ đã thử nghiệm thành công một đầu đạn GBU-38 LJDAM nặng 500 lb (tổng cộng 227 kg, 87 kg) chống lại một Hàng Không Mẵu Hạm bọc thép đang di chuyển. Boeing đã nhận được hợp đồng lần đầu để cung cấp 600 Sensormodul cảm biến laser vào ngày 18 tháng 5 năm 2007 trị giá 28,8 triệu USD.

Từ năm 1999 đến đầu năm 2006, hơn 15.000 JDAM đã bị loại bỏ. Mục tiêu sản xuất theo kế hoạch là 217.746 quả bom JDAM vào năm 2011, trong đó 149.237 cho Không quân Hoa Kỳ và 68.509 cho Hải quân Hoa Kỳ. Ngoài ra, Boeing còn có 18 khách hàng quốc tế khác cho loại bom này; Israel bắt đầu vào năm 2000, tiếp theo là các nước Úc, Đức, Anh và Na Uy.

Vào ngày 24 tháng 7 năm 2008, Không quân Đức đã đặt hàng các bộ chuyển đổi LJDAM, ngoài khả năng định vị GPS, loại bom này còn có thể được dẫn đường đến mục tiêu bằng tia laser. Thử nghiệm của WTD 61 trên Tornado đã được hoàn thành thành công vào cuối năm 2009

Tổng hợp từ người lính già Vũ Thái An, 13.3.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét