Powered By Blogger

LỆNH  RÚT CAO NGUYÊN CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN LÀM MẤT VNCH ?? 

Đến nay chiến cuộc đã đi qua và đã lùi sâu vào dĩ vãng 48 năm, nhưng vẩn còn nhiều chiến hữu trong chúng ta, từng tham dự cuộc chiến cho đến ngày tan hàng,  vẩn luôn đổ trách nhiệm cho việc " rút bỏ cao nguyên " là nguyên nhân làm tan hàng QL.VNCH và làm mất miền nam. Trách nhiệm đó, đều đổ hết lên người Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu và những vị tướng lãnh cao cấp của QL.VNCH. 

Đây là điều mà tôi cho là không được công bằng và quá thiển cận, hẹp hòi...các chiến hữu chúng ta chỉ biết phê phán và dồn hết lỗi cho cấp chỉ huy mà không nhìn thấu được tình hình khó khăn về sự cắt giãm quân viện và vũ khí đạn dược trong những năm cui cùng của VNCH. Trong khi các s khó khăn mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiếu và các tư lệnh vùng đã phải gánh vác, họ lại không hề chia sẻ với lãnh đạo ca mình. 

Chúng ta đừng quên, tình hình khó khăn về vũ khí và đạn dược thiếu thốn trầm trọng lúc bấy giờ, không có một ai trong chúng ta, tính luôn các cấp chỉ huy của QL.VNCH, cho dù có 3 đầu 6 tay cũng không thể nào cứu vãn được cái chết của VNCH. Một bác sĩ dù giỏi cách nào  đi chăng nửa, nhưng với 2 bàn tay trắng, thì làm sao cứu được một bệnh nhân đang mang thương tích quá nặng?? 

Lúc VNCH bị cắt giãm quân viện đến mức tồi tệ, thì phía bắc cộng nhận được quân viện hết sức hùng hậu từ khối công sản xhcn khắp nơi gởi đến. Vũ khí và đạn dược nhận được quá phong phú, để có thể mở rộng các cuộc chiến xâm lược trên toàn lãnh thổ VNCH. 

Trong giai đoạn 1961-1964 CS quốc tế viện trợ cho miền Bắc 70,295 tấn hàng quân sự, mười năm sau giai đoạn 1973-1975 viện trợ ấy đã tăng lên 724,512 tấn, gấp hơn 10 lần. Khi CSBV dồi dào quân viện, thì VNCH đang rơi vào tình trạng bị cắt giãm tư từ cho đến ngày tan hàng vào tháng 4/1975.

Thế nên, việc ông Thiệu ra lệnh rút Cao Nguyên là một việc làm bất đắc dĩ, khó có thtránh. Đây là sự rút quân chiến thuật, mang tính tạm thời, có hầu hết trong các binh thư của các quân lực trên thế giới. Rút quân, là một chiến thuật thường xảy ra trong đánh giặc. Dự tính của ông Thiệu cho rút Cao Nguyên là chờ cơ hội để tái chiếm lãnh thổ trong một này được tiếp đạn. 

Đó là lúc mà ông Thiệu đang xoay xở đi vay Quốc Vương xứ Saudi để mua tiếp liệu cho chiến trường. Một điều đáng tiếc đã xảy ra thời điểm đó, khi Vua Saud al Faisal vừa đồng ý cho vay 300 triệu USD, thì lại bị người cháu ruột hạ sát thê thảm ngay trong hoàng cung. Ông nằm xuống vào đúng ngày cố đô Huế bị bỏ ngỏ. Đây là số phận hết sức nghiệt ngả cuả VNCH trong lúc tình hình chiến sự bị bắc cộng gây áp lực nặng khắp nơi, trên các vùng 1 và 2 vào tháng 3/1975. 

Rất mong các chiến hữu chúng ta, nên nhìn cuộc chiến hôm nay đang xảy ra trên lãnh thổ Ukraine hơn 1 năm nay, đ có dịp so sánh với cuộc chiến tự vệ của chúng ta cách đây hơn 1/2 thế kỷ. Nếu VNCH có những đồng minh tốt, sn sàng chia sẻ khó khăn trước sự tấn công của quân xâm lược Bác cộng, như Ukraine bị Nga xâm lược ngày hôm nay, thì VNCH không thể nào bị xoá trên bản đồ thế giới. 

Cũng nên nhớ Tổng thống Thiệu của chúng ta, không hề trốn ra ngoại quốc mà bị ép ra ngoaị quốc, còn bị vu oan là đã đem theo 16 tấn vàng trong ngân hàng QGVN. Xin mời tham khảo thêm lới tâm tình của ông Thiệu trong một cuộc nói chuyện với đồng bào và báo chí, trong thời điểm của đầu thập niên 1980

Ông Thiệu đã nói: "chưa hề chối bỏ trách nhiệm của mình trong cương vị lãnh đạo đất nước cũng như tư lệnh QL.VNCH". Đã làm và dám nhận trách nhiệm là phong cách đáng kính của một người lãnh đạo, ông đã không quanh co, thoái thác trách nhiệm cho người khác như đám lãnh đạo của chế độ cộng sản hiện nay.

SỰ CẠN KIỆT QUÂN VIỆN VÀ VŨ KHÍ 

Nguồn vũ khí đạn dược bị thiếu thốn sau khi quân viện từ Hoa Kỳ bị cắt xén đến mức tồi tệ nhất, nhằm trói tay người lính VNCH, làm mất đi 75% nội lực của QL.VNCH (ông Thiệu nói trong clip Video phiá trên)

Ngược thời gian trở về đầu thập niên 1970. Lúc viện trợ quân chưa bị cắt xén đến mức tồi tệ, thì tình hình ngoài chiến trường vẩn còn đối phó được các cuộc tấn công của cộng quân. 

Trong hai năm 1970-1971: tiền viện trợ quân sự là 12 tỷ USD.
Sau đó đến năm 1973 sau khi ký hiệp định Paris 1973, viện trợ quân sự cho VNCH xuống còn 2,1 tỷ USD
– Tài khóa 1973: hai tỷ mốt (2,1 tỷ)
– Tài khóa 1974: một tỷ tư (1,4 tỷ)
– Tài khóa 1975: bẩy trăm triệu (0,7 tỷ).

“Ngân khoản 700 triệu chỉ cung cấp được phân nửa, nhu cầu tối thiểu của quân đội VNCH, trong năm 1975 hoạt động quân sự của CSBV gia tăng 70% hơn năm trước” Trích "Những Ngày Cuối của VNCH", trang 85 (cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng).
 
Trong khi nhu cầu của về quốc phòng của VNCH để đũ trang trải cho 4 vùng chiến thuật phải ỡ mức tối thiểu là 1,1 tỷ USD/năm. Trước số tiền quá ít ỏi cho chiến trường, buộc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quyết định triệt thoái vùng I và vùng II Để tập trung hoả lực cho 2 vùng còn lại, t cắt giãm được 1/2 kinh phí quốc phòng vào cuối quí I của năm 1975.

NGUYÊN NHÂN MỸ QUAY LƯNG VỚI VNCH.

Tháng 2/1972, TT Nixon đi Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông,  dịp này ông đã đảo ngược "chính sách ngăn chặn Trung Quốc" (containment of China). Một tay Nixon đã mở cửa với Bắc Kinh, tay còn lại của Nixon đóng cửa Sàigòn. Đến khi bắt tay được với Mao , thì Nixon vôi buông ngay tay ông Thiệu ra (như chúng tôi đã viết trong cuốn Tâm Tư Tổng Thống Thiệu). Liên tiếp sau đó cặp đôi Nixon - Kissinger áp lực ông Thiệu phải ký vào Hiệp Định Paris (1/1973). 

Đây chính là bản án tử hình dành cho số phận của miền nam VN. Từ đó viện trợ quân sự bị cắt giãm liên tục, để rồi VNCH lâm vào việc khủng hoảng đạn dược cung cấp cho  chiến trường.

Rất nhiều Tác giả, kể cả Tướng Cao văn Viên đã viết về tình trạng kiệt quệ tiếp liệu của QL VNCH vào đầu năm 1975, hậu quả của việc cắt giảm ngân sách viện trợ cho VN của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Tháng tư năm nay 2023 sắpi  về lạ trên đất tạm dung nơi xứ người, tôi ghi laị một chút suy tư về những mất còn của một chiến sĩ QL.VNCH còn may mắn sống sót sau cuộc chiến, để nói lên một số góc khuất về việc miền nam bị người đồng minh bức tử. Sự việc, như một giấc mơ còn bàng hoàng trộn lẩn với niềm uất hận mổi khi tỉnh giấc.

Cái hận của riêng tôi, là cái hận của cuộc cờ đang chơi chưa hết quân, thì bị chiếu bí. Cái hận thứ hai là chưa có được một cơ hội được thắp nhang trước mộ của các chiến hữu tôi nới nghiã trang Biên Hoà sau cuộc chiến, cuối cùng là có những thăm hỏi và lời an ủi đến các chiến hữu đã hy sinh một phần thân thể của mình vì sự tự do của miền nam VN...Những vết thương của các thương phế binh, giống như vết thương trong trái tim tôi, vẩn còn rĩ máu chưa bao giờ lành kể từ ngày ấy đến nay.

Người lính già xa quê hương Trịnh Khánh Tuấn 14.3.2923

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét