Powered By Blogger

 

NAM PHƯƠNG - HOÀNG HẬU CUỐI CÙNG CỦA VN


Nam Phương Hoàng hậu sở hữu chiều cao ấn tượng - 1m75 và ưa thích thời trang của hãng thời trang danh tiếng Dior.


Nam Phương Hoàng hậu tên là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh ngày 4 tháng 12, 1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (Nay thuộc Thị Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang). Bà xuất thân trong gia đình Công giáo giàu có bậc nhất miền Nam thời bấy giờ. Bà mang quốc tịch Pháp và có tên Pháp là Jeanne Mariette Thérèse. Bà cùng người chị ruột sống tại Sài Gòn cho đến năm 12 tuổi thì sang Pháp theo học tại ngôi trường nữ danh tiếng Couvent des Oiseaux, Paris.

Được biết đến là hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn Việt Nam, hoàng hậu Nam Phương nổi danh với sắc đẹp nổi bật. Nhan sắc của bà có lẽ ít người sánh kịp khi từng 3 lần được phong danh hiệu Hoa hậu Đông Dương.


Sau 6 năm theo học bậc trung học, năm 1932 bà đậu tú tài toàn phần rồi trở về nước trên chuyến tàu D’Artagnan của hãng Messagerie Maritime. Vua Bảo Đại qua Pháp cũng trở về trên chuyến tàu này. 

Khuôn mặt thanh thoát, nước da trắng ngần của hoàng hậu Nam Phương khiến nhiều người ngẩn ngơ. Từ nhỏ, bà cùng chị đã được cha mẹ cưng chiều hết mực, có cuộc sống sung sướng an nhàn, trải qua tuổi hoa niên êm đẹp với đầy đủ vật chất và tinh thần. 



Trong một lần đi nghỉ cùng cậu là ông Lê Phát An tại Đà Lạt, bà nhận được giấy mời từ ông Darle, Đốc Lý (tương đương Thị Trưởng) thành phố Đà Lạt mời hai cậu cháu đến dự dạ tiệc ở khách sạn Palace.  

Bà không muốn dự. Người cậu phải năn nỉ và thuyết phục bà đến chào nhà vua một chút rồi về. Nể lời cậu, bà trang điểm sơ sài miễn cưỡng đi và chỉ mặc chiếc áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp. Nhưng không ngờ, chính sự giản dị, mộc mạc đó đã làm cho trái tim nhà vua thổn thức để đến một ngày nhà vua chính thức cầu hôn bà.

Sau này, trong cuốn hồi ký 'Con rồng Việt Nam', Bảo Đại có nhắc lại: 'Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm tình. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỉ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Nàng có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương'.


Sau lần gặp đầu tiên, Vĩnh Thụy - tức cựu hoàng Bảo Đại - đã đem lòng yêu mến bởi nhan sắc và học thức của Nguyễn Hữu Thị Lan. 

"Cô Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê", vua Bảo Đại từng viết trong cuốn hồi ký Le Dragon d’Annam của mình. Sau lần gặp mặt đó, Bảo Đại say mê và muốn cầu hôn với cô gái miền nam này.

Nhận được lời cầu hôn từ nhà vua, gia đình bà Nguyễn Hữu Thị Lan đồng ý có điều kiện. 

Đòi hỏi của nhà gái, Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Hoàng hậu Chánh cung ngay trong ngày cưới. Điều này đã làm cho các quan trong triều không hài lòng bởi trong 13 triều vua nhà Nguyễn chỉ mới có 2 trường hợp được phong hoàng hậu khi còn sống.

Thêm vào đó - một điều kiện khác - bà Lan được phép giữ đạo Công giáo và sau này các con phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo.

Bảo đại bất chấp tất cả để lấy bằng được Nguyễn Hữu Thị Lan. Điều này chứng tỏ tình yêu của nhà vua dành cho bà rất mãnh liệt.

Vua đã từ chối cuộc hôn nhân do mẹ là thái hậu Từ Cung chọn cho. Người được mẹ chọn cho vua là con của một vị phó bảng quê ở Phong Điền (Thừa Thiên) đã chuẩn bị mọi thứ để tiến cung.

Thái hậu Từ Cung rất buồn khi ý định của mình bị nhà vua bác bỏ. Cả triều đình như đang dậy sóng. 

Thế nhưng, mọi toan tính đều thất bại trước sự kiên quyết của Bảo Đại. Ông khẳng định với mẹ, nếu không lấy được Thị Lan ông sẽ độc thân suốt đời. 

Ngày 20/3/1934 hôn lễ được cử hành tại Huế. Bốn ngày sau, lễ tấn phong hoàng hậu diễn ra rất trọng thể tại điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Nguyễn Hữu Thị Lan tước Nam Phương hoàng hậu.







Ở tuổi 20, Nam Phương Hoàng hậu có dáng người cao, mảnh khảnh, thanh thoát. Trong những bức hình cũ, bà thường diện trang phục thanh lịch, nhẹ nhàng. Cuốn Nam Phương - Hoàng Hậu cuối cùng có viết bà rất ưa thời trang của hãng Christian Dior và Balmin.

Sau 10 năm chung sống hạnh phúc, Nam Phương Hoàng hậu sinh cho Bảo Đại 5 người con là Bảo Long, Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và Bảo Thăng.


Năm 1945, Bảo Đại qua Hong Kong, khi Việt Minh cướp chính quyền, Nam Phương Hoàng hậu một mình sống tại cung An Định (Huế) để lo cho các con. Năm 1947, bà đưa các con sang Pháp định cư và dành năm tháng cuối đời ở nơi đất khách.

Với nhan sắc "chim sa, cá lặn", Nam Phương Hoàng hậu luôn trở thành nguồn đề tài bất tận cho những tay nhiếp ảnh hồi đó từ trong nước đến quốc tế. 



Tháng 3 năm 1946, cựu hoàng Bảo Đại  sang Hong Kong không. Tháng 12 năm 1946, tình hình chính trị và quân sự giữa Việt Minh và Pháp rất căng thẳng, trong khi đó thì cựu hoàng đã ở luôn Hongkong và không còn là “ cố vấn” cho chính phủ VNDCCH của Hồ Chí MInh.



Lúc đó Nam Phương Hoàng Hậu ờ lại trong cung An Định, thấy tình hinh không còn được an toàn, bà Nam Phương đưa các con vào tạm lánh trong nhà dòng Chúa Cứu Thế, nơi thuộc quyền quản lý của các linh mục người Canada, trung lập giữa 2 bên Việt Minh và Pháp.



Ở đây một thời gian, bà Nam Phương lại muốn dời đi nơi khác để tránh sự rắc rối có thể xảy ra cho nhà dòng, bà được người Pháp giúp đỡ đến ở tạm trong tầng hầm của nhà băng Đông Dương thời gian ngắn, rồi sau đó lên Đà Lạt ở với người chị ruột để lánh xa khỏi những khói lửa binh biến.

Khi đó thái tử Bảo Long đang ở vị trí quan trọng có thể bị các phe phái chính trị lợi dụng làm con bài chiên lược, bà Nam Phương hẳn là rất lo lắng cho an nguy của những người con dòng dõi hoàng gia này, nên bà đã có một quyết định khó khăn là phải rời bỏ quê hương, đưa các con sang Pháp sống, mở ra một cuộc hành trình xa xứ mà từ đó bà không về lại quê hương một lần nào được nữa. Trong hành trình này, bà Nam Phương cùng các con có ghé ngang qua Hongkong để thăm cựu hoàng trước khi sang đến Pháp.


Năm 1947 tới Pháp, trong thời gian đầu, mẹ con bà Nam Phương về Cannes, nơi có toà lâu đài Thorenc thuộc gia sản của cha mẹ bà đã mua trước đó. Năm 1949, Bảo Đại trở về Việt Nam làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam, nhưng bà Nam Phương vẫn ở bên Pháp.

Năm 1958, khi các con đều đã lớn, mỗi người đi một nơi, bà Nam Phương rời Cannes để về sống ở lâu đài Domain de la Perche ở Chabrignac thuộc vùng Trung Tây nước Pháp, cách Paris chừng 400-500 cây số. Nơi này có một trang trại lớn của riêng bà Nam Phương mà trước đây gia đình bà (ông bà Nguyễn Hữu Hào) đã mua cho.

Nơi ở của bà có rừng bao quanh, gồm 32 phòng, 7 phòng tắm, 5 phòng khách. Về đời sống vật chất thì bà Nam Phương không lúc nào thiếu thốn khi sống ở xứ người. Tài sản riêng do gia đình Nguyễn Hữu Hào tậu cho bà gồm một chung cư lớn tại Neuilly và ở đại lộ Opera. Ngoài ra bà còn nhiều nhà đất ở bên xứ Marocco, Congo… Những bất động sản này bà đã chia cho các con mỗi người một phần riêng và chỉ giữ lại trang trại ở Charbrignac, gồm 160 mẫu đất với một đàn bò gần trăm con và một vườn hồng lúc nào cũng nở hoa.




Hoàng hậu Nam Phương nổi tiếng là một Đệ nhất phu nhân đẹp nhất nước Nam, nhưng thời gian 5 năm bà làm người dân Chabrignac và lăng mộ của bà ở Chabrignac, không nhiều người Việt ở trên đất Pháp biết đến. Trong lúc đó thì người dân Chabrignac hạt Corrèze thì lại rất tự hào khi quê hương họ đã từng là nơi sinh sống 5 năm cuối đời và là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu đẹp nổi tiếng của Việt Nam, với niềm tự hào ấy, người chủ Domaine de la Perche ngày nay đã xây dựng khu nhà cũ và lăng mộ của bà thành một điểm du lịch ở trung tây nước Pháp. 

Đám ma của Nam Phương Hoàng Hậu, là vị Hoàng Hậu cuối cùng của VN

Ở cương vị hoàng hậu, Nam Phương đã giúp cho vua Bảo Đại trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Không ở trong thâm cung như các hoàng hậu cung phi khác, với tư cách đệ nhất phu nhân, bà được giao làm các công việc xã hội, khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.

Sưu tầm của Vị Mặn Quê Hương, 27.03.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét