TẠI SAO KRIM KHÔNG THUỘC NGA
Bài đã đăng trên Berliner-zeitung.de: Những gì đang diễn ra giữa Washington, Kiew, Moskau và London, tình hình hiện vẩn còn khá mù mờ. Theo các báo cáo liên tục của báo chí, chủ yếu dựa trên tuyên bố của những người tham gia giấu tên, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra một kế hoạch dự kiến đóng băng tuyến đầu hiện tại ở Ukraine : Nga sẽ giữ lại những gì đã chiếm được, Ukraine sẽ vĩnh viễn từ bỏ tư cách thành viên NATO và Hoa Kỳ sẽ công nhận CKrim là lãnh thổ của Nga.
Những thông tin bị rò rỉ để ngỏ hoàn toàn câu hỏi liệu đây có phải là kế hoạch ngừng bắn hay một nền hòa bình lâu dài hay không ?. Lệnh ngừng bắn sẽ đòi hỏi các biện pháp bảo vệ để bảo đảm rằng tất cả các bên đều chắc chắn rằng lệnh ngừng bắn sẽ được tôn trọng và nếu không thì phải làm rõ ai đã vi phạm lệnh ngừng bắn. Cho đến nay vẫn chưa có cuộc thảo luận nào về điều đó. Một nền hòa bình lâu dài phải đảm bảo rằng không bên nào có lý do hoặc cơ hội để xử dụng vũ khí một lần nữa.
Đây là trường hợp khi một bên đầu hàng và giải giáp, hoặc khi không bên nào có triển vọng cải thiện vị thế của mình thông qua bạo lực. Trường hợp đầu tiên thì không phải vậy. Các điều kiện do Hoa Kỳ đưa ra quá thiên vị đến mức ngay cả lựa chọn thứ hai cũng không thể thực hiện được: Nga sẽ có được mọi thứ mình có, Hoa Kỳ cam kết rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO và Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh trừng phạt.
Hoa Kỳ có được cái mà Trump thích gọi là một "thỏa thuận" - một giải pháp tạm thời cho phép chính phủ Hoa Kỳ rút khỏi vấn đề này trong khi vẫn giữ được thể diện. Và Ukraine sẽ nhận được những gì còn lại của Ukraine trong biên giới năm 2013, không có tư cách thành viên NATO và không có một sự bảo đảm nào về an ninh cho Ukraine. Và một thỏa thuận có thể đạt được chỉ khi họ nhận được một sự bảo đảm từ Hoa Kỳ, nhưng đến nay điều này vẩn chưa đạt được.
Có thể thấy sự thiên vị của Trump trong vấn đề này, qua sự việc này nên Trump nhận phản ứng: Các chính trị gia Ukraine hoàn toàn bác bỏ "thỏa thuận" này, trong khi các chính trị gia Nga lại ca ngợi nó.
Một chi tiết nhỏ khá quan trọng đối với người Âu châu, những người chỉ tham gia một cách không đáng kể, lại bị bỏ qua phần nào: Hoa Kỳ chỉ có thể bảo đảm một cách lâu dài và đáng tin cậy rằng Ukraine sẽ không bao giờ gia nhập NATO. Vì đó là sự việc sẽ không đạt được một thỏa thuận cân bằng với Nga.
Những phác thảo cho một “thỏa thuận” này thậm chí còn chứa đựng nhiều thông tin đáng kinh ngạc hơn. Tất cả những điều này kết hợp lại cho thấy khá rõ ràng rằng đề nghị này không có ý định nghiêm chỉnh. Mục đích của động thái này không phải là khởi xướng một lệnh ngừng bắn hay một hiệp ước hòa bình, mà là để đưa ra trước công chúng Hoa Kỳ, một vật tế thần cho sự thất bại của các nỗ lực hòa bình của Hoa Kỳ: Wolodymyr Selenskyj, người mà theo Trump, không giống như Putin, đơn giản là không sẵn sàng ngăn chặn việc giết người. Điều này cho phép Trump và người của ông làm những gì họ đã tuyên bố công khai: đứng dậy khỏi bàn đàm phán, rũ bỏ mọi tội lỗi và để lại toàn bộ vấn đề cho người Âu châu.
Tất nhiên, Hoa Kỳ có thể công nhận Krim là lãnh thổ của Nga – giống như bất kỳ lãnh thổ nào khác do quân đội Nga chiếm đóng. Ukraine không thể chấp nhận như vậy vì Điều 2 trong hiến pháp của nước này cấm việc từ bỏ Krim và Wolodymyr Selenskyj đã làm hoàn toàn đúng về điều đó. Ông sẽ phải đối mặt với việc luận tội trong trường hợp như vậy; Quốc hội Ukraine cũng không thể phê chuẩn một thỏa thuận như vậy.
Một sự từ bỏ tạm thời và hoàn toàn mang tính chính trị của Ukraine trong việc xử dụng vũ lực để chiếm lại các vùng lãnh thổ mà Nga tuyên bố chủ quyền và được Hoa Kỳ công nhận là của Nga là điều có thể xảy ra. Nói cách khác theo quan niệm của Trump, Krim sẽ vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của Nga miễn là Nga có thể bảo vệ được nó. Tuy nhiên, thực tế đã như vậy; Không cần phải có “thỏa thuận” cho việc này. Mọi người đều giữ lại những gì họ có thể giữ về mặt quân sự và chinh phục những gì họ có thể chiếm được.
Nếu Hoa Kỳ công nhận Krim là của Nga thì mọi việc sẽ không có gì thay đổi về mặt pháp lý. Krim vẫn thuộc về Ukraine. Sẽ không có quốc gia nào khác bị buộc phải công nhận việc sáp nhập của Nga. Tòa án Hình sự Quốc tế có thể tiếp tục điều tra các tội ác chiến tranh ở Krim và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khác, mặc dù Nga chưa bao giờ tham gia. Ông có thể làm như vậy vì theo luật pháp quốc tế, lãnh thổ này thuộc về Ukraine, quốc gia đã gia nhập. Tòa án Công lý Quốc tế sẽ tiếp tục coi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng là vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, giống như cách họ vẫn làm đối với các vùng lãnh thổ của người Palestine, mặc dù Hoa Kỳ hoàn toàn không thích điều này.
Nghịch lý thay, mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác nếu Crimea tuyên bố độc lập (giống như các “Cộng hòa Nhân dân” tự xưng trước đây là Luhansk và Donetsk vào năm 2014). Khi đó, Hoa Kỳ, Nga và một số quốc gia muốn noi theo họ có thể cử đại sứ đến đó, cử các nhà ngoại giao và thiết lập quan hệ ngoại giao và tranh luận tại tòa án về việc liệu các vùng lãnh thổ này có phải là quốc gia có chủ quyền hay không, giống như Serbien phủ nhận điều này liên quan đến Kosovo, giống như Pháp, Algerien, Marokko và Hoa Kỳ đang bất đồng quan điểm về tình trạng của Mặt trận Giải phóng Tây Sahara, Polisario.
Sau khi Hoa Kỳ thay đổi quan điểm về Krim, nhiều nhất Hoa Kỳ chỉ có thể mở một lãnh sự quán tại Krim. Do việc sáp nhập các nước Cộng hòa Nhân dân Donbas cũ và các khu vực Saporischja và Chersons của Ukraine, vốn bị Nga chiếm đóng một phần, nên các vùng lãnh thổ này và Krim hiện có cùng tình trạng pháp lý: theo luật pháp quốc tế, tất cả đều được coi là lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine – bất kể Hoa Kỳ quyết định thế nào. Các cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cho đến nay cũng cho thấy rằng rất ít quốc gia sẵn sàng thay đổi lập trường của mình về vấn đề này. Ngay cả những quốc gia có thái độ trung lập rõ ràng trong Liên Hợp Quốc cũng thường có lý do chính đáng để không công nhận các cuộc sáp nhập. Khi nói đến Krim, ngay cả một số đồng minh trung thành của Nga, như nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko, cũng rất dè dặt trong một thời gian dài.
Nếu Hoa Kỳ thực sự nghiêm chỉnh trong việc công nhận Krim là lãnh thổ của Nga, họ sẽ nhận thêm một bài học cay đắng nữa - sau khi Trump rút lại quyết định áp thuế trừng phạt, vì đã rời khỏi phe Tây phương. Nếu những người ủng hộ Ukraine ở Âu châu và ngoài Âu châu tham gia vào các cuộc đàm phán và thống nhất với nhau về một lập trường chung tại Liên Hợp Quốc, các cơ quan khác và tại tòa án, thì vị thế quốc tế của Krim có thể sẽ thay đổi trong trung hạn theo cách mà Hoa Kỳ và Nga mong muốn. Khi đó Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ chấp thuận, nhiều lãnh sự quán mới sẽ được thành lập trên bán đảo và các lệnh trừng phạt đối với người Krim sẽ không còn nữa.
Nếu Hoa Kỳ hành động đơn phương, kịch bản có thể xảy ra sẽ khác: Ukraine sẽ kháng cáo lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nơi Nga và Hoa Kỳ sẽ là bên duy nhất ngăn chặn việc thông qua nghị quyết. Toàn bộ vấn đề sau đó sẽ được đưa ra Đại hội đồng Liên hợp quốc, nơi đa số sẽ xác nhận sự liên kết của Krim với Ukraine và phản đối việc sáp nhập, giống như G7 và G20 (mà Hoa Kỳ vẫn đang tẩy chay). Và trên thực tế, chẳng có gì thay đổi ở Krim và thậm chí còn ít hơn ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khác. Và đó không phải là tất cả: Liệu quyết định đơn phương của Hoa Kỳ có thực sự thay đổi bất cứ điều gì đối với Krim hay không? sẽ không do chính phủ Hoa Kỳ quyết định, mà chủ yếu là do Thổ Nhĩ Kỳ.
Những thay đổi có thể liên quan nhiều đến địa lý hơn là luật pháp quốc tế. Một khi Hoa Kỳ công nhận Krim là của Nga, khách du lịch và doanh nhân Hoa Kỳ có thể hợp pháp (theo luật pháp Hoa Kỳ) đi du lịch đến những khu vực này, đầu tư và do đó đóng góp vào công cuộc tái thiết. Cư dân của những vùng lãnh thổ này sau đó có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ và làm ăn với Hoa Kỳ với các quyền tương tự như cư dân Nga trong phạm vi biên giới năm 2013. Những nhà bình luận đầu tiên ủng hộ Điện Kremlin đã vui mừng về điều này.
Còn quá sớm: Vì Ukraine không từ bỏ yêu sách đối với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng nên Kiew không có lý do gì để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư hoặc du lịch tại đó. Ukraine có thể tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái tại đó, tấn công Cầu Krim và đánh chìm tàu Nga. Vì vậy, du khách đến hoặc đi đến các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng sẽ phải đi qua Nga mỗi lần, vì Ukraine khó có thể cho phép những người như vậy quá cảnh qua vùng lãnh thổ do Kiew kiểm soát. Các nhà đầu tư và khách du lịch người Mỹ muốn đến đó phải bay đến Moskau và từ đó bắt đầu một hành trình gian khổ bằng đường bộ. Những hạn chế đi lại như vậy có thể kéo dài rất lâu. Ngay cả nhiều thập kỷ sau cuộc chiến tranh ở Nam Tư, vẫn không thể bay thẳng từ Belgrade đến Zagreb hoặc Pristina. Ngày nay, điều sau vẫn chưa thể thực hiện được.
Sau năm 2014, EU đã trừng phạt Krim. Kể từ đó, cư dân nước này chỉ được phép nhập cảnh vào EU bằng thông hành của Ukraine, mà thông hành này lại không được Nga công nhận. Nga phân phối thông hành Nga ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng và yêu cầu phải xuất trình giấy tờ Nga để xử dụng các giao dịch công. Trong nhiều trường hợp, thông hành Ukraine của cư dân ở đó đã hết hạn. Do đó, họ chỉ có thể đi du lịch với thông hành Nga, loại thông hành không được Tây phương công nhận nếu được cấp ở Krim hoặc nếu thông hành này xác định người sở hữu là cư dân của bán đảo (hoặc một vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khác). Việc Hoa Kỳ đảo ngược quyết định về Krim sẽ thay đổi điều đó, cư dân của các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi đó sẽ có thể đi du lịch đến Hoa Kỳ với thị thực được đóng dấu trong hộ chiếu Nga, giống như những người Nga khác – nhưng chỉ có thể đi thẳng từ Nga hoặc từ một quốc gia thân thiện với Nga – họ thậm chí sẽ không được cấp thị thực quá cảnh cho khu vực của Schengen.
Tất cả những điều này sẽ dễ dàng hơn nhiều ở Krim so với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khác, vì Krim tương đối dễ đi lại từ bên ngoài. Nếu cuộc chiến dừng lại, bạn có thể bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến đó và đi tàu đến đó. Liệu sự thay đổi của Hoa Kỳ có thực sự thay đổi được điều gì đó đối với Krim hay không? điều này phụ thuộc phần lớn vào Thổ Nhĩ Kỳ. Trump có thể trao cho Putin chìa khóa Krim, nhưng phải có sự mở cửa từ Erdogan .
Xét riêng lẻ, bất kỳ sự công nhận đơn phương nào của Hoa Kỳ đối với Krim là lãnh thổ của Nga đều không mang lại nhiều thay đổi. Điều này tương tự như việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và việc di dời đại sứ quán Hoa Kỳ khỏi Tel Aviv trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump. Chỉ có Kosovo, Guatemala, Honduras, Papua New Guinea và Paraguay theo chân Hoa Kỳ vào thời điểm đó và mở đại sứ tại Jerusalem. Quyết định của Trump ủng hộ Jerusalem và đề nghị công nhận Krim là của Nga chủ yếu mang tính biểu tượng.
Khi bình luận về các cuộc họp khác nhau ở London và Moskau, người ta cũng bỏ qua một thực tế là Hoa Kỳ không thực sự làm trung gian giữa Ukraine và Nga, mà đang đàm phán với Nga về Ukraine: về việc ai nên sở hữu lãnh thổ Ukraine (và người dân sống ở đó) và Ukraine có thể tham gia liên minh nào trong tương lai. Đây là những yếu tố cơ bản của một quốc gia mà người ta có thể diễn đạt theo cách này: Hoa Kỳ đang đàm phán với Nga về chủ quyền của Ukraine. Điều này là việc là vô đạo đức và vi phạm quyền tự quyết của người dân Ukraine, nhưng nó giúp đạt được thỏa thuận dễ dàng hơn nhiều, ít nhất là giữa hai cường quốc hạt nhân.
Nhưng điều này sẽ không mang lại hòa bình, vì Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu, không cần có có sự hỗ trợ của Mỹ, nhưng có sự hỗ trợ của Âu châu. Họ không có lựa chọn nào khác: nếu họ không muốn bảo vệ các quốc gia Baltic và Ba Lan chống lại Nga bằng chính quân đội của mình trong vài năm nữa, họ phải bảo đảm rằng Ukraine có thể ngăn chặn Nga tấn công lãnh thổ NATO bằng quân đội Ukraine.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra với các lệnh trừng phạt nếu Hoa Kỳ rút lui như đã thông báo sau khi đạt được thỏa thuận với Nga? Sau đó, Nga có thể xử dụng Hoa Kỳ để lách lệnh trừng phạt, và Hoa Kỳ có thể đóng vai trò trung gian tương tự như Kazakhstan và Ấn Độ đã làm cho đến nay: hàng hóa mà Nga không còn được phép nhập cảng từ EU sẽ đến Nga dưới dạng tái nhập cảng thông qua Hoa Kỳ. Dầu của Nga mà Nga không thể xuất cảng sang EU thì có thể sẽ được chuyển đến đây với tư cách là dầu của Hoa Kỳ. Khi đó, EU và các nước G7 ủng hộ Ukraine khác (G7 sau đó có thể trở thành G6) sẽ phải áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Hoa Kỳ. Sau đó, mỗi giao dịch sẽ được kiểm soát để xem liệu giao dịch đó có thực sự đến từ Hoa Kỳ hay đi đến Hoa Kỳ và liệu người thụ hưởng cuối cùng có phải là Nga hay không ?. Các lệnh trừng phạt cho đến nay chỉ cô lập một phần Nga, thương mại với Hoa Kỳ và EU đã giảm mạnh, nhưng thương mại của Nga với Trung Quốc và Ấn Độ lại phát triển. Nếu EU vẫn đơn độc trong hệ thống trừng phạt, họ sẽ tự cô lập mình, ngay cả khi Kanada, Nhật Bản và Anh vẫn tham gia. Riêng EU chỉ chiếm 16,3% toàn cầu.
Cùng với Kanada, Anh và Nhật Bản (cũng ủng hộ lệnh trừng phạt Nga trong G7), nhóm này chiếm 29%. Riêng Hoa Kỳ chiếm 22% thương mại thế giới, trong khi Trung Quốc, quốc gia không trừng phạt Nga, chỉ chiếm 18%. Bản thân Nga cũng không tạo ra sự khác biệt khi chỉ chiếm 2,2% thương mại thế giới. Cán cân quyền lực trong thương mại thế giới sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga cho thấy ngay cả khi EU và các đồng minh duy trì lệnh trừng phạt và áp đặt chúng hoàn toàn chặt chẽ đối với các quốc gia như Ấn Độ, Kazakhstan và Hoa Kỳ, Nga cũng sẽ chỉ bị cắt khỏi chưa đến 1/3 thương mại thế giới. Điều này hiện áp dụng cho hơn một nửa thương mại thế giới.
Ngoài chi phí trừng phạt mà Âu châu phải tự gánh chịu, còn có chi phí (khá khiêm tốn) cho việc hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine và chi phí tái vũ trang cao hơn nhiều ở Âu châu.
Có rất nhiều sự phấn khích về ý tưởng của Trump trong việc công nhận Krim là của Nga, và nếu đó là hành động khiêu khích thì nó đã có hiệu quả: Selenskyj và một số chính trị gia cao cấp khác của Ukraine đã nhanh chóng tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ làm điều đó (mặc dù chưa có ai yêu cầu họ làm như vậy), do đó tạo cho Trump cơ hội hoàn hảo để một lần nữa cáo buộc Selenskyj phá hoại các nỗ lực hòa bình. Phần này của kế hoạch Hoa Kỳ tương đối vô hại. Vẫn còn nhiều điều ẩn chứa đằng sau điều này, cụ thể là thỏa thuận giữa Putin và Trump về việc phân chia Ukraine và dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga.
Thời kỳ các cường quốc hạt nhân là đối thủ của nhau dường như đã qua. Bây giờ đã đến lúc, như Stacie Goddard vừa viết trong Foreign Affars, các cường quốc sẽ thông đồng với nhau, về số phận của tất cả những quốc gia nhỏ bé đủ để làm thước đo. Và còn một câu hỏi khác sâu rộng hơn nhiều: sau khi Ukraine bị chia cắt và Hoa Kỳ rút quân, thì "thỏa thuận" nào sẽ xảy ra tiếp theo? Phương pháp không còn làm trung gian trong xung đột mà đứng về phía bên mạnh hơn rồi coi đó là một "thỏa thuận" thành công cũng có thể được áp dụng ở những nơi khác: trong xung đột Trung Quốc - Đài Loan, trong xung đột giữa Trung Quốc và Philippines, và ở nhiều nơi khác như tại Châu Phi..
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 28 April 2025.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét