TƯƠNG LAI, LIỆU EU CÓ NHẬP CẢNG NHỮNG NGUYÊN LIỆU QUANG TRỌNG CỦA KANADA HAY KHÔMG?
Bài viết của Insa Wrede: Trung Quốc đang ngừng xuất cảng một số nguyên liệu thô quan trọng có vai trò cần thiết cho ngành kỹ nghệ tương lai và ngành chế tạo cho nhu cầu quốc phòng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới Hoa Kỳ và EU. Liệu các nguyên liện của Kanada có thể lấp đầy khoảng trống này không?
Sự việc này đã được công bố vào ngày 4 tháng 4 và giờ đây Trung Quốc đã có những quyết định trở nên nghiêm chỉnh hơn. Theo báo cáo trên tờ New York Times, nước này đang ngừng xuất cảng sáu loại đất hiếm được tinh chế hoàn toàn tại Trung Quốc. Nam châm đất hiếm đặc biệt, có lực cực mạnh và 90% trong số đó được sản xuất tại Trung Quốc, cũng không còn được xuất cảng nữa.
Những nguyên liệu thô và nam châm đặc biệt này đặc biệt rất cần thiết trong các ngành kỹ nghệ chế tạo quan trọng như: dành cho ô tô, rô-bốt, cũng như cho các trang thiết bị quân sự như máy bay không người lái hoặc hỏa tiễn.
Trung Quốc đang xây dựng hệ thống phân phối chặt chẻ, qua đó các công ty phải xin giấy phép để có thể lấy được một số nguyên liệu thô nhất định.
Biện pháp quyết liệt này không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến Hoa Kỳ mà còn cả Âu châu. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực nguyên liệu thô quan trọng đã được biết đến trong nhiều năm và đã dẫn đến cuộc chạy đua toàn cầu nhằm tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô an toàn.
Nguyên liệu thô quan trọng từ Hoa Kỳ
Âu Châu cũng phải chấp nhận thực tế rằng Hoa Kỳ hiện cũng đã trở thành một yếu tố rủi ro. EU cũng nhập cảng một số nguyên liệu thô quan trọng từ đây. Cho đến nay, khoảng 2/3 lượng Berylliums được xử dụng ở EU có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Beryllium được coi là nguyên liệu thô chiến lược ở EU.
Ngoài ra, vào năm 2024, EU sẽ nhập cảng gần 70% các sản phẩm Coban, gần 60% các hợp kim đồng và bột bạc, và gần 1/2 lượng tinh quặng Molybdän-Konzentrate từ Hoa Kỳ. Theo Cơ quan Nguyên liệu thô Đức (DERA), tất cả đều được coi là nguyên liệu thô quan trọng.
Inga Carry thuộc Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức (SWP) cho biết với DW rằng Heli, Gali, Titan và ở mức độ thấp hơn là đất hiếm cũng được nhập cảng từ Hoa Kỳ. Những nguyên liệu thô này được EU phân loại là chiến lược. "Chúng tôi cũng nhập một lượng than cốc tương đối lớn từ Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ là nhà cung cấp quan trọng đối với một số nguyên liệu thô", Carry cho biết.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên liệu thô quan trọng ở Kanada
Với những hạn chế gần đây của Trung Quốc, việc tìm kiếm các giải pháp thay thế đang trở nên ngày càng cấp bách. Do đó, nhiều người đang hướng đến Kanada, một quốc gia có truyền thống khai thác mỏ lâu đời. Khoảng một nửa số công ty khai khoáng niêm yết trên thế giới có trụ sở tại đây. Có khoảng 200 mỏ khai thác nhiều loại khoáng sản và kim loại, trong đó nhiều loại được coi là nguyên liệu thô quan trọng. Và có thể còn nhiều hơn thế nữa.
Mặc dù Trung Quốc là quốc gia sản xuất đất hiếm lớn nhất, nhưng theo chính phủ Kanada, các mỏ đất hiếm lớn nhất được biết đến lại nằm ở Kanada.
Carry cho biết một số nguyên liệu thô quan trọng của Kanada, chẳng hạn như than cốc và Nickel, đã được khai thác ở quy mô thương mại và một số cũng đang được xuất cảng. "Đối với các nguyên liệu thô khác mà bản thân Kanada coi là quan trọng, Kanada muốn tăng sản lượng, nhưng trước tiên phải đáp ứng nhu cầu của chính mình", nhà khoa học cho biết. Do đó, EU không thể hy vọng có thể mua được những nguyên liệu thô này từ Kanada trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, các dự án nguyên liệu thô có thời gian khởi động rất dài, Matthias Wachter từ Liên đoàn Kỵ Nghệ Đức (BDI) giải thích. Từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn phê duyệt và đến khi nhận được khoản tài trợ đầu tiên, trung bình phải mất 15 năm.
"Tuy nhiên, tôi cho rằng mọi thứ có thể diễn ra nhanh hơn ở Kanada vì nhiều nguyên liệu thô hiện đã được khai thác. Hơn nữa, một số tỉnh của Kanada đã công bố đẩy nhanh các dự án khai thác trong tranh chấp thương mại với Trump", Wachter cho biết.
Khai thác nguyên liệu thô có thể được tài trợ bằng cách nào?
Các dự án khai thác nguyên liệu thô thường tốn kém và rủi ro. Tuy nhiên, hành vi khó lường của Tổng thống Hoa Kỳ Trump đang gây ra sự bất ổn trên thị trường thế giới và điều này đang làm nản lòng các công ty. Trong thời điểm bất ổn, ý định đầu tư của họ sẽ bị sụt giảm đáng kể.
Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Kanada
Trong hai thập kỷ qua, nhiều dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Kanada đã được các công ty Trung Quốc tài trợ. Các công ty nhà nước Trung Quốc là cổ đông lớn của hai công ty khai khoáng lớn nhất Kanada. Theo SWP, công ty Shenghe của Trung Quốc gần đây đã mua cổ phần tại mỏ đất hiếm duy nhất của Kanada.
Công ty Sinomine của Trung Quốc điều hành một trong hai mỏ Lithium của Kanada tại Manitoba, miền trung Kanada. Nguyên liệu thô được khai thác ở đó, rồi sau đó được xuất cảng sang Trung Quốc để chế biến thêm. Ngoài ra, theo SWP, Sinomine đã vận hành mỏ Cesium duy nhất ở Mỹ và Châu Âu kể từ năm 2019 và cũng vận hành thêm giai đoạn chế biến, giúp công ty kiểm soát hoàn toàn chuỗi cung ứng và giá nguyên liệu thô.
Trung Quốc ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường
Wachter cho biết: "Quá trình chế biến tiếp theo thường diễn ra ở Trung Quốc, đơn giản là vì quá trình này thường tiêu tốn rất nhiều năng lượng và đôi khi còn gây ô nhiễm". "Ngoài ra, Trung Quốc còn theo đuổi chính sách định giá và địa điểm cụ thể cho các nguyên liệu thô quan trọng."
Wachter cho biết tại Trung Quốc, hoạt động khai thác và chế biến được nhà nước kiểm soát và mức giá được đưa ra khiến các dự án khai thác bên ngoài Trung Quốc rất khó thành công về mặt thương mại trong khu vực tư nhân. Kết quả là nhiều công ty Tây phương sẽ phải rút khỏi lĩnh vực nguyên liệu thô.
Chính phủ Kanada thúc đẩy khai thác trong nước
Nhưng Kanada muốn trở nên độc lập hơn so với các quốc gia khác. Từ cuối năm 2022, các khoản đầu tư nước ngoài vào các dự án nguyên liệu thô quan trọng phải được xem xét lại vì lợi ích an ninh quốc gia. Chính phủ Kanada cũng buộc ba công ty khai khoáng Trung Quốc phải bán cổ phần của họ tại hai công ty thăm dò Lithium của Kanada.
Đổi lại, Canada đầu tư tiền và cấp các ưu đãi về thuế để thúc đẩy khai thác nguyên liệu thô trong nước. Tuy nhiên, Carry cho biết rằng phần lớn chi phí sẽ phải được chi trả thông qua đầu tư tư nhân.
Hoa Kỳ và Kannada có một mạng lưới chặt chẽ
Kanada cũng muốn trở nên độc lập hơn khỏi Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Donald Trump. Điều ngược lại đã xảy ra. "Nhiều nguyên liệu thô được khai thác ở Kanada sau đó được chế biến tại Hoa Kỳ hoặc xuất cảng sang Hoa Kỳ. Kanada là nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn nhất cho Hoa Kỳ", Carry cho biết.
Theo Carry, trước những tranh chấp về thuế quan, người ta có thể mong đợi các nhà sản xuất Kanada sẽ chú ý nhiều hơn đến thị trường Âu châu. "Đặc biệt là đối với các nguyên liệu thô mà trước đây họ đã xuất cảng sang Hoa Kỳ và hiện đang tìm kiếm thị trường thay thế." Nhưng Trung Quốc đã thiết lập được vị thế bán độc quyền đối với nhiều nguyên liệu thô quan trọng, mà cả EU và Kanada đều không thể tự cung tự cấp trong các lĩnh vực này.
Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 16 April 2025
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét