NGA ĐÃ CHO DI TẢN DÂN CHUNG QUANH NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN LỚN NHẤT UKRAINE CŨNg LÀ LỚN NHẤT CHÂU ÂU
Tại sao chiến sự ở Ukraine được nhiều người trên thế giới quan tâm ?? vì nó liên quan đến nhiều vấn đề chính trị, quân sự, sự biến động về tài chính của thế giới, một vấn đề khác mà người châu Âu quan tâm đặc biệt đó là các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên lãnh thổ Ukraine. Thế nên các báo chí lớn của các nước châu Âu đều có cử phóng viên tới vùng chiến sự này để cập nhật tình hình biến chuyễn tại đây, các truyền hình lớn ở châu Âu hàng ngày cũng dành ít phút để nói về chiến sự của Ukraine trong bản tin thời sự trong ngày. Các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine là mồi nhậu đầu tiên của quân đội Nga, khi đoàn quân xâm lược tiến hành cái gọi là " Chiến dịch quân sự đặc biệt" trên lãnh thổ Ukraine.
Cập nhật từ Ukraine, tình hình lúc 5:27 chiều (Đúc) ngày 7 tháng 5: Theo thông tin từ Ukraine loan báo, quân đội Nga đang bắt đầu việc di tản thường dân ra khỏi thành phố Enerhodar, nơi mà Nga đã chiếm đóng từ ngày 4/3/2022 trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, đó là nơi có sự hiện diện nhà máy điện hạt nhân Saporischschja, một nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Ău.
Nhà máy điện này nằm trên bờ phía nam của Kakhovka Reservoir trên sông Dniepr, là một trong 10 nhà máy hạt nhân lớn nhất thế giới, có sáu lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ có áp VVER-1000, mỗi lò được cung cấp nhiên liệu 235U (LEU) và phát 950 MWe, với tổng công suất 5700 MWe. Năm lò đầu tiên liên tiếp được vận hành từ năm 1985 đến 1989, và cái thứ sáu được bổ sung vào năm 1995. Nhà máy sản xuất gần một nửa lượng điện của đất nước có nguồn gốc từ năng lượng hạt nhân. Và trên sông có một đập thuỷ điện lớn, cung cấp điện cho phần lớn Ukraina.
Hiện nhà máy này đã tạm ngừng hoạt động và các nhân viên viên vẩn còn làm việc tại đây, những nhân viên viên này chưa được phép di tản, mặc dù Nga đã cho thân nhân của nhân viên nhà máy và những người có quốc tịch Nga sống trong thị trấn này đã di tản.
Giám đốc IAEA Grossi lên tiếng báo động về một tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Saporischschja này trong những ngày sắp tới đây, ông rất lo ngại cho những cư dân đang sống ở thị trấn Enerhodar và các làng mạc gần đó. Ơng nói: "Cơ sở hạt nhân lớn này phải được bảo vệ. Người đứng đầu IAEA ông Grossi cho biết, Ông sẽ tiếp tục gây sức ép để tất cả các bên cam kết thực hiện mục tiêu quan trọng này và IAEA sẽ "tiếp tục làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp đảm bảo an ninh và an toàn hạt nhân của cơ sở này".
Tin mói từ Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết: người dân cư ngụ trong làng mạc chung quanh nhà máy điện hạt nhân Saporischschja, hầu hết là gia đình những nhân viên đang làm việc cho nhà máy hạt nhân này, họ đã được di chuyển đến các thành phố khác là: thành phố Berdyansk và Prymorsk, cả hai nơi này cũng đều nằm trên bờ biển Azov.
HẬU QUẢ CỦA VỤ NỔ NHÀ MÁY HẠT NHÂN TSCHERNOBYL NĂM 1986
Cũng cần biết nhà máy này nếu có tai nạn xảy ra sẽ ảnh hưởng đến toàn châu Âu, mức độ nghiêm trọng hơn tai nạn đã xảy ra ở nhà máy hạt nhân Tschernoby ngày 25 tháng 4 năm 1986 nhiều lần hơn. Khi nhà máy điện hạt nhân Tschernoby nổ, xảy ra hiện tượng tan chảy hạt nhân, gây ra một đám mây phóng xạ lan rộng tới Nga, Belarus và Ukraina, ngoài ra còn thêm những vùng khác tại châu Âu như một phần Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Litva, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia, Slovenia, Thụy Sĩ, Đức, Italia, Pháp (gồm cả Corsica và Anh. Trên thực tế, bằng chứng đầu tiên xuất hiện tại các nước khác là hiện tượng phát tán phóng xạ đã xảy ra không chỉ từ Xô viết mà cả từ Thụy Điển, ngày 27 tháng 4 các công nhân làm việc tại Nhà máy điệnhạt nhân Forsmark (gần 1.100 km cách xa Chernobyl) đã tìm thấy các hạt phóng xạ trên quần áo của họ.
Tổ chức Greenpeace đã có những thống kê về hậu quả hoàn toàn trái ngược với các bản báo cáo của Diễn đàn Tschernobyl, cho rằng một cuộc nghiên cứu năm 1998 của WHO được trích dẫn trong bản báo cáo năm 2005, đưa ra con số 212 người chết trong tổng số 72.000 người nhiễm phóng xạ. Trong bản báo cáo của mình, tổ chức Greenpeace cho rằng sẽ có thêm 270.000 ca ung thư có liên quan tới vụ Tschernobyl và rằng 93.000 người trong số đó sẽ ở mức nguy hiểm, nhưng cũng nói rõ trong bản báo cáo của họ rằng "Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy chỉ riêng tại Belarus, và Ukraina thảm họa có thể sẽ gây ra khoảng 200.000 cái chết nữa trong giai đoạn 1990 và 2004."
Theo một bản báo cáo tháng 4 năm 2006 của chi nhánh Các thầy thuốc quốc tế ngăn chặn chiến tranh hạt nhân (IPPNW) tại Đức, với tiêu đề "Hiệu ứng sức khỏe của Tschernobyl", hơn 10.000 người hiện bị ảnh hưởng với bệnh ung thư tuyến giáp và 50.000 ca khác sẽ xảy ra trong tương lai. Bản báo cáo tin rằng hàng chục ngàn cái chết sẽ xảy ra trong số những người nhiễm. Tại châu Âu, có 10.000 ca dị dạng đã được quan sát thấy trong số trẻ mới sinh vì nguyên nhân phóng xạ từ vụ Tschernobyl, với 5.000 ca tử vong trong số trẻ sơ sinh. Họ cũng cho rằng hàng trăm ngàn người làm việc tại địa điểm đó sau khi thảm họa xảy ra hiện đang bị bệnh vì phóng xạ, và hàng chục nghìn người đã chết.
Hình ảnh được sưu tầm từ các truyền thông Đúc và trên Internet.
Các nguồn tham khảo:
3. Kernkraftwerk Tschernobyl – Wikipedia
Người lính già xa quê hương, Trịnh Khánh Tuấn 7.5.2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét