Powered By Blogger

QUÂN ĐỘI VNCH KẾ THỪA TINH THẦN "LẮY CHÍ NHÂN THAY CƯỜNG BẠO" THEO TRUYỀN THỐNG CỦA QUÂN ĐỘI ĐẠI VIỆT

Trưởng thành trong tình thương yêu của người dân miền nam, là một quân đội được huấn luyện tinh thần nhân bản cao trong suốt thời gian bảo quốc an dân của nền đệ nhất và đệ nhị cộng hoà, lớn lên theo truyền thống của Việt tộc. Châm ngôn của người lính cộng hoà là "lấy chí nhân thay cường bạo".

Súng đạn không dùng để báo thù rửa hận mà để khử bạo, đem đại nghiã thắng hung tàn. Người lính cộng hoà từ khi từ giả học đường để trở thành người chiến sĩ trong hàng ngũ Quân Lực VNCH đều phải trải qua một thời gian huấn luyện sử dụng vũ khí theo truyền thống và mang đậm nét của quân đội Đại Việt ngày xưa.

Một quân đội, theo Nguyễn Trải, nhà chính trị đại tài của Việt Nam, một nhà tham mưu trụ cột của lực lượng khởi nghiã Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo, chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Hoa) vào Đại Việt chúng ta. Khi cuộc khởi nghĩa đã thành công vào năm 1428 ông đã được Bình Định Lê Lợi uỹ thác viết bản văn " Bình Ngô Đại Cáo".

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi mang nội dung, chứng minh được tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và trả lời câu hỏi cho quân xâm lược biết: tại sao quân đội Đại Việt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành chiến thắng trước quân đội nhà Minh ??- đó là biết dựa vào nhân dân vào truyền thống chống ngoại xâm của Việt tộc từ khi khai quốc. Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn thể hiện được những triết lý sâu sắc về Việt Đạo và truyền thống đại nghiã và chí nhân của quân đội Đại Việt. Trong " Bình Ngô Đại Cáo" người ta tìm thấy những điều cốt lõi của nền tảng triết lý trong Việt Đạo như:

Tư tưởng nhân nghĩa: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước của quân đội Đại Việt. Nhân nghĩa còn được thể hiện ước mơ xây dựng xã hội lý tưởng với nền tảng thái bình ổn định lâu dài trong khu vực: đó là hình ảnh xã hội Nghiêu Thuấn của Nguyễn Trãi.

Mệnh trời: Nguyễn Trãi tin ở Trời và ông coi Trời là đấng tạo hóa sinh ra muôn vật. Lòng hiếu sinh và đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và nguyện vọng tha thiết của lòng người, qua đó hình thành được hạnh phúc, ấm no và thái bình. Nếu con người biết tuân theo lẽ trời, mệnh trời, thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Và ngược lại, theo Nguyễn Trãi, nếu con người không theo ý trời, lòng trời, thì có thể chuyển yên thành nguy và tự rước họa vào thân.

Nguyễn Trãi với tấm lòng thương dân và trọng dân. Ông khẳng định nhân dân là lực lượng chủ lực quyết định sự suy vong của triều đại, đất nước.

Trích Bình Ngô Đại Cáo: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau Song hào kiệt thời nào cũng có.

Nguyễn Trãi đã cho quân thù biết, diệt giặc xâm lược nhà Minh là việc khử bạo cốt để an dân, không mang tính trả thù...

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo.

Chí nhân của quân đội Đại Việt là nét văn hoá truyền thống độc đáo trong phẩm cách của Việt tộc từ ngàn xưa đến nay, đó là lòng bao dung và kè thù sẽ nhận được sự đối xử hết sức nhân đạo từ quân đội Đại Việt, một khi họ đã chịu buông giáo mác, súng ống trên chiến trường. Chí nhân nh thà được hình thành và nuôi dưỡng trong suốt chiều dài của lịch sử. Nền văn hóa ngàn đời của con Hồng cháu Lạc đã hun đúc nên cốt cách của quân đội cũng như Việt tộc, đó là nền tảng triết lý hình thành của Việt đạo. Để rồi, thế hệ trước nối tiếp thê hệ đi sau, thay phiên giử đậm màu sắc nhân văn của người Việt chúng ta, Chí nhân là thế, Đại nghĩa là thế.

Quân đội VNCH kế thừa truyền thống đó của quân đội Đại Việt, nên người chiến sĩ của miền nam VN trước 1975, đã đối xử hết tử tế với kẻ thù sinh bắc lạc đường vào nam, đó là quân xâm lược cs Bắc Viêt. Mang tính kế thừa từ quân đội Đại Việt, qua đến quân đội quốc gia, nên QL.VNCH là quân đội được chú trọng huấn luyện bằng một tinh thần "chí nhân", trọng tâm đánh giặc là để khử bạo, không nhằm đến việc giết chóc, tàn sát kẻ thù dưới hình thức tr thù man rợ như cs Bắc Việt đã đối xử với "bên thua cuộc" trong các trại cải tạo sau 30.4.1975 với người lính VNCH.

Chính sách " Chiêu Hồi" của VNCH là một quốc sách biểu hiện được đc tính " Chí Nhân và Đại Nghiã" với quân đội Bắc Việt trong suốt cuộc chiến 1955 - 30.4.1975. Từ ngày bắt đầu thi hành chương trình " Chiêu Hồi" vào cuối năm 1962 đến ngày 30-04-1975 đã có khoảng 230.000 cán binh cộng sản ra hồi chánh, tương đương với 23 sư đoàn địch đã buông súng về với chính nghiã quốc gia, là một nét văn hoá nhăn văn của QL.VNCH, mà mổi một người lính VNCH đều đã được cấp chỉ huy nhét vào mổi chiếc ba lô, cũng như đặt trên lỡ chứa môn của từng cây súng cá nhân mà người chiến sĩ mang theo ra trận và hành trang yêu nước , chiến đấu vì tổ quốc và vì dân, tất c được gói gọn trong 6 điều tâm niệm của người cjiến sĩ QL.VNCH như dười đây:

Là Chiến Sĩ VNCH,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc Cộng.
Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc Cộng, là tự sát.
Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch, không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của đồng bào.




Trái với quân đội QL.VNCH, quân Bắc Việt, vào miền nam đánh phá và bằng mọi cách để cướp cho được miền nam, theo lệnh của quan thầy Nga-Tàu là nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á, mà điểm khởi đầu là miền nam VN, hành trình của của đoàn quân tay sai cộng sản đệ tam, sau khi dứt điểm được miền nam, chúng liền đưa quân tsang chiếm Campuchia vào ngày 30.12.1977.

Cộng sản VN đã dàn dựng cuộc xâm lược quốc gia lân bang thành một cuộc "chiến tranh biên giời" và tạo dựng hình ảnh một "cuộc chiến nhằm giúp đở dân Campuchia không bị diệt chủng vì quân Khmer Đỏ" - dưới sự lãnh đạo của Ponpot.

Cuộc xâm lược của csBắc Việt vào Campuchia đã bị quốc tế phản đối lên án, cuối cùng đoàn quân xâm lược phải rút quân ra khỏi nước này vào tháng 12/1989. Truyên thống của QĐND là một truyền thống ăn cướp, được Nga Tàu trang bị tư tưởng chiến đấu bằng những nét văn hoá dị chủng ngoại lai Mác Lê, đi ngoài truyền thống của tổ tiên, thế nên QĐND của csVN là mối nguy hiểm cho vấn đề an ninh trong khu vực. Tính khát máu và vô nhân đạo của đoàn quân man rợ này đã thấy được từ đám lính cai quản các trại tù được chúng gọi là "trại cải tạo", là những nơi nhốt quân cán chính VNCH sau ngày 30.4.1975, mà những người đã từng bị chúng trù dập và đối xử như kẻ thù trong các trại tù này đã kể sau khi được trả tự do.

Tóm lại, một chế độ nhân bản dẽ sinh ra một quân đội nhân bản để phục vụ dân tộc và tổ quốc, ngược lại nguỵ quyền Hà Nội tiếp nhận một nền văn hoá dị chủng, nên đã sinh sản một quân đội khát máu, đánh thuê cho Nga Tàu, quay mũi súng về người dân để hoàn thành các mục tiêu do đệ tam quôc tế cộng sản uỷ thác. Từ ngày chính quyền nguỵ quyền Hà Nội được thiết lập, đả sản sinh ra một quân đội hèn với giặc ác với dân, còn gọi là thứ" khôn nhà dại chợ...". Đạo quân do họ " hồ" thành lập đã gây không biết bao là hệ lụy cho đất nước và dân tộc VN. Nếu chỉ tính riêng về sự thiệt hại mà đạo quân hung bạo này trên đất Campuchia đã gây ra trên nước chuà Tháp trong toàn cuộc chiến (từ năm 1977 tới 1989) đã giết được hơn 100.000 lính Khmer Đỏ và hàng chục ngàn dân thường chết vì bệnh tật hoặc thiếu ăn, một tội ác đối với nhân loại nói chung và cho miền miền nam VN nói riêng. Riêng sự man rợ của csBắc Việt đã gây sự thiết hại về nhân mạng hết sức lớn lao cho hai miền nam bắc, trong chiều dài 20 năm của cuộc chiến (1955-30.4..1975), do cs Bắc Việt chủ trương:
Phía Quân lực Việt Nam Cộng hòa là:
*310.000 tử trận hoặc mất tích. *1.170.000 bị thương. Con số 220.357 tử trận được Lewy dẫn từ tài liệu lưu trữ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tính từ năm 1965 đến 1974. Cộng thêm con số tử trận trong giai đoạn 1974-1975 và trước đó cho ra ước tính khoảng 300.000 tử trận. Nhà sử học R.J. Rummel đưa ra con số ước tính cao nhất có thể lên tới 313.000. Riêng về phía Bắc Việt con số tổn thất được phiá csBắc Việt đưa ra vào năm 2012, có 1.146.250 liệt sĩ, trong đó có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam. Số liệu chính thức về thương vong của phía dân sự được cộng sản Việt Nam chính thức công bố gần đây nhất:
*Gần 2 triệu thường dân chết, so với con số 4 triệu theo thống kê của Hoà Kỳ không cách xa bao nhiêu. *- Hơn 2 triệu thường dân mang thương tật suốt đời.

Đây là thành quả của cái ngụy từ "Giải phóng miền nam" và của cái gọi là "Quân Giải phóng miền nam", một quân đội không đi từ truyền thống của quân đội Đại Việt mà xuất phát từ tham vọng của những kẻ độc tài khát máu như Stalin, Mao Trạch Đông mà ra, thứ quân đội được người dân gọi là " Ác với dân, hèn với giặc".

Người lính xa quê hương, Trịnh Khánh Tuấn 1.5.2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét