Powered By Blogger

CHIẾN TRANH UKRAINE CÓ THỂ DẪN TỚI XUNG ĐỘT GIỮA NAM-BẮC HÀN

Cho đến nay, quốc gia xuất khẩu vũ khí đầy tham vọng Nam Hàn mới chỉ giao mũ bảo hiểm, áo giáp và các bộ phận rà phá bom mìn cho Ukraine. Tuy nhiên, việc mở rộng tình anh em vũ khí giữa Bắc Hàn và Nga thành liên minh quân sự tại hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên-Nga vào giữa tháng 6/2024 đang làm làm phức tạp thêm tình hình chính trị của Nam- Bắc Hàn

Cố vấn an ninh chính phủ Nam Hàn Chang Ho Jin mới đây tuyên bố Seoul sẽ xem xét lại chính sách của mình đối với Ukraine. Ông nói: “Nếu Nga cung cấp cho Bắc Hàn vũ khí chính xác và tối tân, chúng tôi sẽ không còn lý do gì để tuân thủ bất kỳ hạn chế nào”.

Phản ứng của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi hướng đi ở Seoul đối với các chiến trường ở Ukraine. Ông ấy đã nói nhiều lần trong các cuộc phỏng vấn rằng ông ấy sẽ hoan nghênh những chuyến giao hàng như vậy. Ông Stoltenberg cho biết Nam Hàn có nền kỹ ngh quốc phòng tối tân.

Nếu Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol quyết định thay đổi hướng đi, Ukraine sẽ trở thành nơi diễn ra cuộc trình diễn vũ khí của Nam-Bắn Hàn. Cho đến nay, chỉ có Bắc Hàn cung cấp đạn pháo, hoả tiễn tầm ngắn và vũ khí cho cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Nam Hàn  từ bỏ xuất cảng vũ khí để không tạo cơ hội cho Nga cung cấp viện trợ quân sự lớn hơn cho Triều Tiên. Nhưng hiện nay tình hình đã đổi chiều, nên Nam Hàn mới có sự thay đổi hướng đi.

Chính phủ Seoul cho đến nay chỉ gián tiếp ủng hộ liên minh do Mỹ dẫn đầu chống lại Nga. Theo các chuyên gia an ninh, Nam Hàn cung cấp đạn dược cho Mỹ. Điều này nhằm mục đích khắc phục những nút thắt nảy sinh do Washington đang gửi số lượng lớn đến Ukraine. Nam Hàn không muốn Mỹ không thể hỗ trợ đồng minh Đông Á trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vì kho hàng trống rỗng.

Hội nghị thượng đỉnh Putin-Kim làm tăng cảm giác bị đe dọa lên Nam Hàn.

Sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Nga và Bắc Hàn giờ đây có thể khiến chính phủ Nam Hàn có lý do để thay đổi hướng đi. Chỉ riêng chuyến đi của Tổng thống Nga Wladimir Putin tới Triều Tiên vào ngày 19/6/2024 đã nhấn mạnh rằng căng thẳng đang gia tăng ở cả biên giới phía Tây và phía Đông của Nga.

Vẫn chưa rõ liệu ông Putin có hứa với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un về việc cung cấp vũ khí bên cạnh việc cung cấp năng lượng, thực phẩm và bí quyết cho các vụ phóng hỏa tiễn và vệ tinh không gian hay không.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là Bắc Hàn và Nga đã ký kết một hiệp ước hỗ trợ quân sự. Nga giải thích với chính phủ Nam  Hàn rằng liên minh này không nhằm vào Nam Hàn mà chỉ can thiệp trong các trường hợp phòng thủ. Nhưng sự ngờ vực ở Seoul ngày càng sâu sắc hơn về mối quan hệ đối ngoại của Putin và Kim Jong Un.

Tại sao thế giới đặt mua vũ khí của Nam Hàn ??

Chỉ riêng năm 2023, miền Nam đã bán các trang thiết bị quân sự với giá gần 14 tỷ USD và xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên, nhu cầu quân sự của nước này không đủ để duy trì một ngành kỹ ngh quốc phòng hùng mạnh. Căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng gia tăng và đặc biệt là cuộc chiến ở Ukraine đã mở ra nhiều thị trường đa phương về vũ khí.

Ngoài Ba Lan và Mỹ, Australia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi, cùng nhiều nước khác, đã ký kết các thỏa thuận vũ khí lớn với Seoul. Nam Hàn có thể không phải là quốc gia dẫn đầu về kỹ nghệ sản xuất vũ khí quân siự. Nhưng cựu trung tướng Chun In Bum của Nam Hàn đã từng giải thích: “Điểm mạnh của chúng tôi là có thể giao hàng nhanh chóng và sẵn sàng hợp tác sản xuất”.

Nhà sản xuất Hyundai Rotem đã xuất cảng những chiếc xe tăng đầu tiên cho Ba Lan. Nhưng các đối tác muốn sản xuất phần lớn mọi thứ tại địa phương. Tướng Chun cảnh báo về khả năng xảy ra dòng chảy công nghệ. Nhưng ông cũng nhìn thấy lợi thế chiến lược cho Nam Hàn. “Các phụ tùng thay thế được sản xuất tại Ba Lan có thể hữu ích để giúp chúng tôi trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên bán đảo của hai nước Nam-Bắc Hàn.”

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 3 Juli 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét