Powered By Blogger

 VN ĐÃ LÃNG PHÍ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐỨC - VÌ HỌ KHÔNG BIẾT KHAI THÁC XỨNG TẦM VỚI 4 CHỮ "ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC".

Quốc tang tại Hà Nội. Trong khi Mỹ và Trung Quốc bày tỏ sự thông cảm thì lại có sự im lặng trên đài phát thanh từ “đối tác chiến lược” Đức, cho dù đó là một lời bình luận trên hệ thống truyền thông.

Tang lễ cấp nhà nước hiếm khi xảy ra ở Hà Nội, trong tang lễ này người ta thấy có sự tham dự của cả Ngoại trưởng Mỹ và Chủ tịch Quốc hội Cuba. Giống như ngày hôm qua, thứ Sáu 26/7/2024, khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng được an táng tại thủ đô Việt Nam. Ở Đức người ta hầu như không có một ai quan tâm đến sự kiện này .. Tại sao như vậy? Vì đó chính là sự thất bại về chính sách ngoại giao, được gọi là " Cây tre" của Nguyễn Phú Trọng. Một chính sách lỗi thời không còn đáp ứng được với thời đại ngày nay.

“Ngoại giao cây tre” của Việt Nam

Hơn 200.000 quan khách, trong đó có hàng chục đại diện cao cấp của nhiều quốc gia, đã đến để chia buồn lần cuối với gia đình người có quyền lực nhất của chxhcnVNđã qua đời ngày 19/7. Không quá lời khi nói rằng ông Trọng, 80 tuổi, nổi tiếng với “ngoại giao tre”, là nhà lãnh đạo của nhà nước độc tài, độc đảng trong 30 năm qua. Một quốc gia hoài cổ với mớ bòng bông của Mác, Lenin đã để lại. Nếu không nói đó là một mô hình xây dựng xã hội đã phá sản hơn 30 năm qua trên khắp thế gií.

Với Chính sách “Ngoại giao tre” của Nguyễn Phú Trọng tưởng sẽ kết hợp linh hoạt, thực dụng với việc theo đuổi độc lập, chủ quyền - và được coi là một hình mẫu  được Trọng cho là phù hợp với việc xây dựng VN nằm trong bối cảnh của một nước yếu kém về quân sự, chính trị và kinh tế trước áp lực của TQ. Nhưng thật sự trong thời gian áp dụng lối ngoại giao "Cây tre", Trọng đã bị TQ chèn ép đến độ mất thêm Bải Tư Chính, nơi giàn khoan Tây Ban Nha phải cuốn gói về nước trước áp lực của TQ, mặc dù nơi đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Cuối tháng 7/2017, Việt Namđã bị Trung Quốc gây áp lực phải hủy bỏ hoạt động thăm dò mỏ khí lớn tại lô 136-03 (Vạn An Bắc 21) do Công ty Talisman-Vietnam (công ty mẹ là Repsol Tây Ban Nha) mới bắt đầu cách đó một tháng. Đối tác này được cho là bị yêu cầu rời khỏi khu vực, mặc dù họ đã đầu tư khoảng 300 triệu USD vào thương vụ này. Theo BBC News, Trung Quốc đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam bất tuân

Đứng giữa hai thế lực Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng đều là hai đối tác thương mại quan trọng nhất mà Việt Nam giao dịch gần như một nửa ngoại thương, việc này đưa đến việc đặt quốc gia Đông Nam Á này vào một vị thế địa chính trị gần như phiêu lưu, không ổn định.

Năm 2023, Tổng thống Mỹ Biden đến thăm Việt Nam và đồng ý “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” trong cuộc gặp với Trọng. 

Một thời gian ngắn sau, nguyên thủ quốc gia Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội và tuyên bố thành lập “cộng đồng Trung-Việt chiến lược cùng chia sẻ chung tương lai và vận mệnh với VN”. Đó chính là cách TQ lên tiếng với Hoa Kỳ về mối quan hệ môi hở răng lạnh của mình với đàn em VN, đồng thời cũng để cảnh báo việc làm này với VN.

Ngoài ra Putin mới đây còn là khách ở Hà Nội và bắt tay với một lãnh đạo bệnh hoạn ở thời kỳ cuối, là Nguyễn Phú Trọng, vào tháng 6/2024 với tư cách là một trong những nguyên thủ nước ngoài cuối cùng. 

Sự xấu đi sau đó trong quan hệ với Mỹ mà một số nhà quan sát lo ngại đã không xảy ra. Và bất chấp các tranh chấp biên giới đang diễn ra với Trung Quốc, nhưng vị trí của TQ vẫn là một trong những nhà đầu tư lớn nhất. Cũng vì lối ngoại giao " Cây Tre" đã làm một số các nhà đầu tư nước ngoài khác như Nam Hàn, Đài Loan và Hoa Kỳ đã không đầu tư mạnh vào VN, không những thế họ cò muốn dời doanh nghiệp của họ sang Nam Dương hay Ấn Độ.

Cũng nên biết thêm, rễ sâu làm cho tre có khả năng đàn hồi mà không mất đi độ dẻo dai, nhưng khi gặp giống gió lớn cây tre có thể bật cả gốc rể khỏi mặt đất.

NGOẠI GIAO CÂY TRE CÓ PHÙ HỢP VỚI SỰ BIẾN ĐỔI ĐỊA CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI ?

Trong nối cảnh thời kỳ mới, với "tranh chấp Đông-Tây mới - Mỹ và phương Tây một bên, Trung Quốc và Nga một bên," thì công thức ngoại giao này "không phải là giải pháp hữu hiệu" trước những biến đổi về địa chính trị, ngày càng gay gắt. Nếu gió to, gió lớn thì tre sẽ không thể trụ vững được, sẽ bị bật gốc. là chuyện đương nhiên. Ngoài ra "Cây Tre" còn là thức ăn ưa thích của Gấu Trúc TQ. 

Một s hợp tác hòa bình lâu dài giữa Việt-Trung, là một việc khó có thể xác định với thời gian. Lịch sử  tồn tại của VN đã tùng chứng minh việc này. Hợp tác hoà bình vói TQ, chỉ có, khi TQ có thật nhiều lợi ích, trong đó phả tính luôn việc chia chác lãnh thổ.

Nhìn về sự kiện đất hiếm để làm ví dụ, Việt Nam chỉ khai thác và cho xuất cảng nguyên liệu thô với giá rẻ trong khi Trung Quốc nắm mọi kỹ thuật chế biến, như vậy Việt Nam sẽ thiệt thòi và càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Thế nên từ khi VN khoe khoang với thế giới nguồn đất hiếm lớn thư hai trên thế giới, nhưng tới nay vẩn chưa có nước nào tích cực đầu tư vào VN.

Ngoại giao "Cây tre" đã bỏ lỡ cơ hội đến với Đức

Không chỉ Mỹ và Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức cũng là “đối tác chiến lược” của Việt Nam. Thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2022 và đang tăng lên. Đức hiện nhập cảng khoảng 80% cà phê từ Việt Nam và hơn 350 công ty Đức có đại diện tại địa phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Du lịch Đức cũng đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng.

Quốc gia với dân số 100 triệu người hiện được coi là một cường quốc kinh tế mới nổi trong khu vực và với mức tăng trưởng GDP là 8% vào năm 2022 và 5% vào năm 2023, quốc gia này đã từ từ phục hồi lại sau hậu quả của đại dịch Corona.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi chính phủ liên bang Đức chọn Việt Nam làm đối tác quan trọng trong khu vực như một phần trong chiến lược rút khỏi Trung Quốc, nhằm “giảm thiểu rủi ro” trong quan hệ kinh tế với nước này. Thủ tướng Olaf Scholz đã từng đến thăm Hà Nội vào cuối năm 2022. Sau đó là chuyến thăm cấp nhà nước hồi tháng 1/2024, Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier ca ngợi Việt Nam là “đối tác” có chung “lợi ích chung” với Đức. Nhưng chỉ vài tháng sau đó Đức đã chùn bước và lợt lạt vì đường lối của Trọng không làm cho Đức đạt được niềm tin, để đầu tư mạnh hơn ở VN. Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tổng sản phẩm thương mại hai chiều Việt – Đức năm 2023 đạt trên 11 tỷ USD, trong đó, hàng VN xuất cảng sang Đức đạt trên 7,25 tỷ USD. Nhập cảng từ Đức đạt khoảng 3,88 tỷ USD. 

Tại khu vực thị trường EU, Đức là thị trường xuất cảng lớn của Việt Nam chiếm gần 20% hàng hoá xuất cảng của Việt Nam sang khối này. Điều này một phần là do sức mua của thị trường Đức lớn, phần khác Đức là cửa ngõ cho hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường khác tại EU.

Trong khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell thay đổi kế hoạch công du trong thời gian ngắn để đến dự tang lễ của Trọng thì Đức chỉ cử đại sứ đến Hà Nội. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gửi thư chia buồn, nhưng tất cả những gì được nghe từ Bộ Ngoại giao và chính phủ liên bang Đức đều là sự im lặng.. Có vẻ như “đối tác chiến lược” không còn có vai trò gì đáng để  Đức quan tâm tiếp tục.

Kết luận: chính sách ngoại giao " cây tre" của VN, đang làm nghẽn đầu ra của kinh tế. Sự lạnh nhạt của Đức sẽ kéo theo các quốc gia EU khác không còn coi VN là địa điểm thuận lợi để giao lưu.

Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 28 Juli 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét