Powered By Blogger

CHÍNH TRƯỜNG VN TRONG 60 NĂM QUA CHƯA CÓ NGƯỜI PHỤ NỮ THỨ HAI - XỨNG TẦM QUÔC TẾ NHƯ BÀ NGÔ ĐÌNH NHU ( TRẦN THỊ LỆ XUÂN)

Bỏ qua tất cả bài viết hay những Video clip do bọn truyền thông bẩn của ban tuyên giáo cộng sản tung lên mạng internet về bà Ngô Đình Nhu tức Trần Thị Lệ Xuân, hay từ những nọc độc của đám giặc thầy chùa Ấn Quang, thì chúng ta mới thấy được chân dung đích thực của một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Nếu đem so sánh với tất cả đám gọi là phu nhân của hàng ngũ lãnh đạo đảng và nhà nước VN hiện nay, thì đám gà mái này chỉ đáng xách dép cho bà Trần Thị Lệ Xuân, còn được gọi là Madame NHU, "First Lady" theo cách cach gọi của truyền thông Mỹ và châu Âu.

Bà Trần Lệ Xuân là phu nhân của ông cố vấn Ngô Đình Nhu, bào đệ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Bà thường được giới truyền thông quốc tế xem là đệ nhất phu nhân thời đệ nhât cộng hoà. Lý do: Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có vợ.

Từ ngữ " Đệ nhất phu nhân", thường được gọi những người phụ nữ quyền lực hàng đầu của một quốc gia, không nhất thiết là vợ người đứng đầu cơ quan hành pháp của một quốc gia. Trong nền đệ nhất cộng hòa, tổng thống Ngô Đình Diệm, người đứng đầu cơ quan hành pháp, nhưng ông là một người độc thân không có vợ, nên người có quyền lực sau ông Diệm là ông cố vấn Ngô Đình Nhu bào đệ của ông Diệm, là người Tổng Thơ Ký đảng Cần Lao Nhân Vị, cũng là người kiến trúc sư cho nền tảng chính trị của VNCH đệ nhất.

Thế nên báo chí  trong và ngoài nước vào thời đó thường xem bà Trần Thị Lệ Xuân tức vợ ông Ngô Đình NHu là đệ nhất phu nhân, vì bà là người đứng ra tiếp đón các vị phu nhân của các quốc gia bạn mổi khi đến VN, và thay mặt tổng thống để tổ chức những những buổi lễ về phụ nữ hay những việc về ũy lạo từ thiện... đó là những việc mà ông Diệm thường giao phó cho bà Nhu - Đó cũng là việc làm thường thấy nơi  các phu nhân của các lãnh đạo quốc gia trên thế giới. 

Theo định nghĩa của người Mỹ, Đệ nhất phu nhân (First Lady), là chức danh của vợ của một nguyên thủ quốc gia hay thống đốc tiểu bang. Tiếng Spanien gọi là Primera Dama, Pháp thì gọi là Première dame. 

ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN ( BÀ NGÔ ĐÌNH NHU)

Bà Trần Lệ Xuân, thuộc dòng dõi quý tộc phong kiến nhà Nguyễn nên bà có một vẻ đẹp sắc nước hương trời, cốt cách trâm anh. Dư luận đương thời rất kiêng nể bà bởi quyền lực và nhan sắc hơn người.

Bà Trần Lệ Xuân, thường được gọi là bà Nhu theo tên chồng Ngô Đình Nhu, sinh ngày 15/4/1924 tại Huế, qua đời ngày 24/4/2011 tại Rome, Ý. Britannica mô tả bà Nhu là “chính khách có quyền lực đáng kể đứng sau người anh chồng - Tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm từ năm 1955 đến khi ông bị ám sát năm 1963. Bà sinh ra trong một gia đình Phật giáo quyền quý, nhưng bà theo đạo Công giáo khi kết hôn với ông Ngô Đình Nhu năm 1943”.

Dù không phải là vợ của một vị nguyên thủ quốc gia, nhưng người ta vẫn gọi bà là “Đệ Nhất Phu Nhân”, vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có vợ, nên bà được phong Đệ Nhất Phu Nhân, để thay mặt T.T. Diệm đón tiếp các vị Đệ Nhất Phu Nhân của các quốc gia khác theo đúng các nghi thức ngoại giao quốc tế.  Bà Ngô Đình Nhu là một phụ nữ nổi nhất đương thời. Trong thế kỷ 20, ở Việt Nam không có người đàn bà nào hoạt động chính trị mà lại có uy tín và được nhiều người biết tới cho bằng bà Ngô Đình Nhu.


Căn cứ vào các tài liêu của VNCH có trên mạng mà người viết được biết: Bà làm chính trị, làm dân biểu, làm công việc xã hội, nên gọi bà là Đệ Nhất Phu Nhân cũng rất xứng đáng. Những tướng lãnh gia nô rất sợ bóng vía bà, vì bà có cái oai của bà, bà dám nói thẳng, dám lên tiếng chỉ trích và chửi mắng những kẻ mà bà cho là phản nước, phản dân. Bà có cái khí phách như Hai Bà Trưng, có can đảm đương đầu với mọi nghịch cảnh bất cứ từ đâu tới như bà Triệu Trinh Nương.

Bà Nhu là một nữ lưu chính trị gia tài ba của nền đệ nhất Cộng Hoà và còn là nhà tạo mẩu cho các thời trang mà bà và con gái bà ăn mặc mổi lần xuất hiện trước công chúng. Các mẫu áo dài do bà sáng tác còn là những tác phẫm cải cách chiếc áo dài Le Mur, đã từng xuất hiện trên hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay (thời kỳ 1930-1945), Một số tranh cùa họa sĩ Việt Nam đầu tiên, họa sĩ Cát Tường - "cha đẻ" tà áo dài Le Mur nổi tiếng trong làng thời trang Việt Nam. 

Phong cách ăn mặc của bà Nhu là nét đẹp của người phụ nữ Á Đông truyền thống, khác với phong c
ách của đệ nhất phu nhân Melania Trump, nét đẹp của người phụ nữ tân thời theo phong cách Tây Phương (bà người gốc (Slowakei).Nhìn hai vị phu nhân này, người ta khám phá được rất nhiều nét tương đồng nơi họ.




NÉT ĐẸP SANG TRỌNG QÚI PHÁI CỦA ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN THỊ LỆ XUÂN

Vẻ đẹp của người phụ nữ có thể ví như tảng băng trôi, những gì chúng ta thấy bên trên mặt nước thuộc về hình thức căn bản chiếm khoảng 10% (mặc dù 10% đó rất quan trọng vì nó giúp tạo nên ấn tượng ngay từ ban đầu), 90% còn lại tích tụ ở phần chìm của tảng băng. Đó là vấn đề thuộc về vẻ đẹp tiềm ẩn, bao gồm sự tự tin, cá tính, văn hóa ứng xử và mức độ sở hữu của tri thức... Cái đẹp không tự có, cái đẹp chỉ hiện diện trong tâm trí của người đang ngắm nhìn nó và mỗi người cảm nhận cái đẹp một cách khác nhau. Người viết cho rằng, với người Việt Nam thì cái đẹp truyền thống của người phụ nữ VN, không chỉ là hình thức bên ngoài mà còn là khí chất và tâm hồn bên trong.

Người phụ nữ Việt khi còn trẻ vào độ tuổi thanh xuân trông thanh tú, về già thì người đàn bà trở nên quí phái, mệnh phụ dễ coi hơn so với với phụ nữ Tây Phương. Về ngoại hình người phụ nữ VN rất đẹp rất hấp dẫn qua mấy câu ca dao truyền khẩu như sau:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chổ nào cũng xinh.


Người phụ nữ VN càng nhìn thấy đẹp hơn qua những trang phục áo dài truyền thống, đối với bà Ngô Đình Nhu thì bà đã cách mạng được chiếc áo dài truyền thống bằng chiếc áo dài do bà tự vẽ mẫu để may mặc. Bà Ngô Đình Nhu là một khuôn mẫu của bét đẹp truyền thống Việt nam, bà đã đi vào lịch sử chiếc áo dài VN truyền thống.

Chiếc áo dài mà ngày hôm nay thường được nhắc tới đó là chiếc áo dài hở cổ, do bà sáng tác, được ghi nhận trong lịch sử áo dài VN - gọi là "áo dài bà Nhu". Với chiếc áo dài do bà tạo mẫu, đi đôi với những trang sức như vòng đeo tay bằng ngọc thạch, hay trang sức với hột trai, mà người ta thường thấy bà nơi bà.  không thích dùng những nữ trang bằng kim cương hay bằng vàng.

Bà thường mặc áo dài màu trắng hay màu hồng nhạt. Không thấy bà mặc đồ đầm, sơ mi, quần tây, dù là thấy ảnh. Những năm 1960, áo dài bà Nhu là chiếc áo dài văn minh nhất Sài Gòn. Làng báo chí thời đó phê bình khen có chê có, cũng có những người phụ nữ chê bai tư cách của bà trong chiếc áo dài hở cổ, nhưng có một điều lạ, không ai bảo ai, từ giới nữ sinh, sinh viên cho đến các mệnh phụ phu nhân đều ăn mặc theo kiểu áo dài đó của bà.
Nhìn lại một chặng đường dài hơn 60 năm trước về thời trang phụ nữ, phải nói người phụ nữ miền nam vào thập niên 60-70 ( tk.20) trong chế độ tự do, phong cách ăn mặc rất thanh lịch và đẹp. Chiếc áo dài bà Nhu cũng góp phần không nhỏ trong cuộc cách mạng về áo dài VN trong thế kỷ 20.
HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VỚI CHÍNH GIỚI HOA KỲ

Tháng 10/1963, khi biết được thủ đoạn của Hoa Kỳ, âm mưu lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, bà đã đơn phương độc mã cùng con gái Ngô Đình Lệ Thuỷ qua Mỹ, diễn thuyết, họp báo để tố cáo với thế giới ý đồ giết chết anh chồng là ông Ngô Đình Diệm và chồng bà là Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu hầu dễ bề mang quân Mỹ vô Việt Nam và nắm quyền chỉ huy quân đội. 

Bà thừa biết rằng chống Mỹ ngay trên đất Mỹ thì tính mạng của bà coi như được treo bằng sợi chỉ mành. Tuy nhiên bà vẩn không hề sợ hải coi như vào tận hang cọp, liều mạng để cứu nước. Nhưng sứ mạng của bà đã không thành trước quyết tâm của Hoa Kỳ. Nền đệ nhất Cộng Hoà bị các phản tướng nhận tiền của CIA để xoá đi một một nền độc lập, sự Tự Do Dân Chủ mà chí sĩ Ngô Đình Diệm đã dày công xây dựng.


Ngày 1/11/1963, khi bà Trần Lệ Xuân và con gái đang ở khách sạn Wilshire Hotel tại khu thượng lưu Beverly Hill (California) thì ở Sài Gòn, đã xảy ra đảo chính và Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu rồi cả Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Tới ngày 15/11/1963, hai mẹ con bà Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles sau khi tuyên bố: “Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi”.

Kể từ sau tháng 1/11/1963, bà rút lui vào bóng tối. Không nói. Cắt đứt mọi liên lạc với mọi người ngay cả những người trước nay từng là những người cộng tác với ông Diệm và Nhu. Một vài người như các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Châu Lộc đã có dịp gặp bà đều nhận thấy bà sống một cuộc đời ẩn dật, sống chết với quá khứ đó. Kể như bà đã chết cùng với chồng và anh. Sự im lặng của bà mang nhiều ý nghĩa: đắng cay và tủi hận.

Đến nay, Sài Gòn sau ngày 30.4.1975 đã đổi tên, người Sài gòn với nét đẹp văn hóa truyền thống cũng chỉ còn trong hoài cảm.... Sài Gòn ngày nay đều cau mặt với tang thương, nhìn cảnh vật còn lại của SG ngày hôm nay mà lòng người SG không ai mà không luống đoạn trường. Những người đệ nhất , đệ nhị phu nhân của chế độ c
ộng sản hiện hành chỉ làm trò cười cho người dân chao mài về phong cách đi đứng cũng như ăn mặc. Bà vNguyễn Xuân Phúc là Trần Thị Nguyệt Thu là trùm cuối của Kist test Covid-19 đểu do Việt Á sản xuất, cho tới bà vợ của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là bà Phan Thị Thanh Tâm cũng là trùm cuối trong việc 4 tiếp viên Hàng Không VN Airline mang trên 11 kg ma tuý vào VN. Những đệ nhất phu nhân cộng sản toàn làm chuyện hại nước hại dân. Bời vậy xã hội nào con người nấy quả không sai.

Nếu đem so bà Ngô Đình Nhu với đám vịt mái của tứ trụ triều đình quả thật có sự cách biệt khá xa và có vẻ khập khiểng, vì vịt thì làm sao có thể so với người.

Bà Ngô Đình Nhu đã để lại môt niềm tự hào rất lớn cho con dân VNCH.

Biên khảo từ Vũ Thái An, người lính VNCH 3 November 2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét