Powered By Blogger

MỘT NÉT VẾ CÔNG KỶ NGHVNCH THẬP NIÊN 60( tk.20) VỚI VINATEXCO

Thủ Đô Sài-Gòn những ngày trước 1975, là một trong các trung tâm công kỹ ngh lớn của cả nước. Các ngành công kngh nặng dân sự chính thức được hình thành vào năm 1928 với việc ra đời hãng SIMM của Pháp, sau đó có thêm một số công ty chế tạo cơ khí ra đời có quy mô lớn như CARIC... ngoài ra còn có một số hãng của Đức, mặc dù công nghiệp nặng ở Sài Gòn vào thời gian đầu thuộc Pháp không phát triển mạnh mẽ nhưng cũng cần phải ghi nhận vai trò nhất định của nó, chính các nhà máy này là đại diện đúng nghĩa, đại diện cho nền sản xuất lớn tư bản, công nhân làm việc trong nhà máy này về sau là nòng cốt cho đội ngũ công nhân công nghiệp tối tân của Sài Gòn mà ví dụ điển hình nhất là hàng ngàn công nhân của Nhà máy Ba Son cùng với công nhân ở các nhà máy khác đã góp phần tạo ra nền tảng vững chắc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật để có thể nối tiếp phát triển nền công kỹ nghệ Sài Gòn sau khi miền nam độc lập về kinh tế từ năm 1955, sau khi các doanh nghiệp của thực dân Phát rút hết về nước.
Do vùng đất phía Nam VN, rất ít tài nguyên khoáng sản như vàng, thiếc, sắt, đồng, than đá nên không có nhiều điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp nặng, các nhà máy công nghiệp nặng sau này chủ yếu sử dụng các vật liệu nhập từ nước ngoài như Nhà máy cán thép VICASA, Nhà máy rắp láp máy móc VIKIMCO, các nhà máy phát triển sau này dựa trên nguồn tài nguyên tại chỗ chủ yếu là các núi đá, do vậy các nhà máy ciment, clanke phát triển khá nhanh, cùng với việc hình thành nên các cơ sở công nghiệp nặng và cơ sở sản xuất phục vụ cho chế biến xuất cảng thì Sài Gòn cũng sớm hình thành nên một nền tảng các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng hóa phục vụ cho đời sống, mà hầu hết trong số đó trình độ sản xuất đạt đến mức phát triển cao như của châu Âu bởi vì máy móc và công nghệ được nhập cảng toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Pháp, Đức.
Một số các ngành công kỹ nghệ sau đây phát triển khá mạnh vào thời Quốc Gia Việt Nam và Việt-Nam-Cộng-Hòa :
* Kỹ nghệ cất rươu và kinh doanh, phát triển mạnh nhất ở Sài Gòn mà ảnh hưởng của nó còn duy trì đến ngày nay, năm 1910, Công ty Rượu Đông Dương thành lập năm nhà máy, trong đó Nhà máy rượu Bình Tây là nhà máy có công suất lớn nhất, vào năm 1943 công ty này có vốn rất lớn, lên đến hơn 100 triệu franc, hầu hết các nhà máy rượu bia của Pháp được xây dựng ở khu vực Chợ Lớn, cho đến trước năm 1954 ở Sài Gòn-Chợ Lớn có tất cả 17 hãng, nổi bật nhất là các nhà máy mang tên BGI.
* Kỹ nghệ sản xuất thuốc lá: Ở Sài Gòn, ngành công nghiệp nầy có quy mô lớn đứng sau rượu bia là sản xuất thuốc lá, đây cũng là ngành phát triển rất nhanh chóng và mang lại lợi nhuận khổng lồ, tại Sài Gòn có bảy hãng thuốc lá danh tiếng, trong đó các hãng thuốc lá nổi tiếng là Mic, Cotab, Bastos, Mitac với tổng số vốn đầu tư là hơn 33 triệu franc và sử dụng hơn 2.500 công nhân, sản phẩm của nó một phần sử dụng trong nước, phần khác xuất sang các nước trong khu vực Đông Nam Á và còn xuất sang các nước thuộc địa thuộc Pháp trên toàn thế giới.
* Kỹ nghệ chế biến mía đường: Đây cũng là ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Vào năm 1923 Công ty Đường Đông Dương ra đời, công ty này vừa trồng mía, chế biến đường tinh khiết, cồn và rượu, nhà máy Đường Hiệp Hòa có công suất 1.500 tấn mỗi ngày, mỗi năm sản xuất được 17.000 tấn đường trắng và hàng triệu lít cồn, rượu, nhà máy cũng sử dụng khoảng 3.000 công nhân, Năm 1953 xây dựng thêm Nhà máy đường ở Khánh Hội có công suất 70 tấn/ngày.
* Kỹ nghệ hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất: Công nghiệp hóa chất là một trong các ngành được người Pháp chú ý phát triển, vào năm 1909 người Pháp thành lập Công ty Hóa chất Oxygene và Acetylene, tổng vốn đầu tư của công ty vào khoảng 20 triệu franc (1942), nhà máy hóa chất ở Sài Gòn có sản lượng cao hơn gấp hai lần so với nhà máy chi nhánh của công ty ở Hải Phòng.

*Một số ngành Kỹ nghệ khác cũng khá phát triển ở Sài Gòn vào thời kỳ này chẳng hạn như giấy, tái chế giấy, thuộc da, xà phòng, kem đánh răng, ngành sản xuất này khá phát đạt, trong số đó phải kể đến hãng xà phòng Trương Văn Bền với sản phẩm “xà phòng Cô Ba” rất nổi tiếng cùng với Diêm, thủy tinh, năm 1927 trên địa bàn Chợ Lớn đã có 12 xưởng sản xuất thủy tinh có quy mô vừa và nhỏ.

* Kỹ nghệ Dệt: dệt cũng là một ngành phát triển khá mạnh mẽ. Năm 1924 Pháp thành lập Công ty Vải sợi Sài Gòn với hai nhà máy lớn, vốn đầu tư trên 12 triệu franc và tăng lên 20 triệu franc vào năm 1927, cùng với các nhà máy của Pháp thì các nhà doanh nghiệp tư nhân người Việt cũng tham gia vào lĩnh vực dệt may, ngành dệt may luôn được coi là làm ăn phát đạt vào các thời kỳ phát triển của thành phố Sài-Gòn, các nhà máy dệt của Sài Gòn có tiếng tăm ở khắp châu Á như Dệt "Phong Phú, Vinatexco, Vimitex..."


NHÀ MÁY DỆT VINATEXCO SÀI GÒN.

Trong thập niên 60 đến trước 1975, với sự đầu tư hệ thống máy móc nhập từ nước ngoại tương đối tối tân đáp ứng đưọc nhu cầu tiêu dùng nội địa như nhà máy Vinatexco là một công ty dệt nhuộm vải quy mô lớn và hàng đầu tại miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó. Sau 1975 bị bọn bắc cộng cướp trong trận đánh tư sản đầu tiên và nay được chúng cải tên là Công Ty Cổ Phần May Quốc Tế Thắng Lợi.



Nhà máy Dệt Vinatexco nằm ở đầu khu vực phi trường Tân-Sơn-Nhứt và rất rộng, bao quanh là các căn cứ của Hoa Kỳ và Không Quân Việt-Nam-Cộng-Hòa, vào năm 1968 nhà máy Dệt bị hư hỏng nặng nề sau khi việt cộng công kích từ phía tây căn cứ Tân-Sơn-Nhứt và bị ném bom và bắn phá gần như tan tành.

Ngành dệt may là một trong những ngành sn xuất quan trọng ở miền nam, từ băm 1960 các xưởng đã bắt đầu sản xuất mạnh trong sđó có nhà máy kéo chsợi của Vinatexco với 20.000 suốt chỉ. Vinatexco có 400 máy sản xuất 2.000 tấn sợi với 1/2 số sợi này sẽ sản xuất được 10 triệu mét vải.




Ngoài nhà máy Vinatexco, còn có Công ty dệt vải ợi Việt Mỹ, Vimytex ở Biên Hoà có 17.200 suốt, 300 máy, sản xuất được 1.720 tấn sợi dệt được 7,5 triệu mét vải.

Từ năm 1958 trđi có công ty kỹ nghệ bông vài Việt Nam ra đời Sicovina, cơ sđặt tại Khánh Hội quận 4 Sài gòn. Là môt nhà máy được di chuyễn từ Hải Phòng vào nam sau hiệp định 1954, với 7.200 sut cũ,và 2.400 suốt mới.sản xuất được 5 triệu mét vải mổi năm.Công ty này còn hợp vốn với các công ty ngoại quốc, để sản xuất chỉ may Vinafil. Năm 1963 công ty này khánh thành nhà máy Đà Nẳng với 20.000 suốt và 400 máy dệt, có công xuất sản xuất 10 triệu mét vải mổi năm. Công ty cũng có một nhà máy nhuộm ở An Nhơn ( Gò Vấp) và nhày máy dệt ở Biên Hoà.

Đến năm 1966 nhà náy Vinatexco và Vimytex đã tăng số suốt và số mày lên gấp đôi là 800 máy và 40.000 suốt để nâng công xuất sản xuất lên 20 triệu mét vải/năm.

Ngoài các nhà máy dệt vải miền nam còn có một máy Sakymen, sản xuất mền cho toàn miền nam, trang b 49 máy và sản xuất 300.000 chiếc mền/năm. Ngoài các nhà máy dệt này miền nam còn có một nhà dệthàng hoá học trang bị 800 máy, sản xuất được 4 triệu mét/năm.Một nhà máy dệt khác dệt vải Popelin sản xuất 7 triệu mét vài/nam.

Tổng số cong nhân làm việc trong ngành dệt là 70.000 người, với tổng giá trị hàng sản xuất lên tơí 10 tỷ bạc (VNCH). Năm 1954 miền nam đã sản xuất được 7.703 tấn bông dệt, 51.734.000 mét vải. sau đó bị giảm sút vì bị tàn phá sau trận chiến năm Mậu Thân 1968- chỉ còn kéo được 4.995 tấn sợi, để cho ra 28 triệu mét vải.Nhưng đến năm 1970 đã phục hồi và sản xuất vượt các năm trước là: 11.742 tấn sợi và 58 triệu mét vải.

Song song đó các nhà máy dệt đã may bao gạo cung cấo cho nền nông nghiệt VN với 6,6 triệu bao năm 1964, năm 1968 vì chiến tranh nên giảm còn 370.000 bao, năm 1970 được phục hồi nên sản xuất gia tăng lên 687.000 bao.

Dệt may là một ngành quan trọng của nền kinh tế VNCH, có thể nói là tđứng đưọc trên đôi bàn chân của mình mà không bảnh hưởng bất cứ một chi tiết nào từ bên ngoài và mức sản xuất tạm đũ dùng cho người dân miền nam, tiết kiệm được nhiều cho ngân sách quốc gia.

Tuy nn công kỹ nghcòn son trẻ với sự ra đời của nước VNCH tân lập, đã đánh dấu được một sự phát triển tương đối vượt trội nếu so với các nước chung quanh, thì không thua kém các nước khác trong khu vực, chỉ vài năm sau khi nước VNCH ra đời, một thàh tựu đáng trăn trọng.

Trong sự cố gắng, chúng tôi muốn ghi lại những hình ảnh về nển công k nghệ VNCH đang bị mai một dần trên mạng. Đây cũng là những hình ảnh mà đảng cộng sản cố tình xoá bỏ trên Internet và các mạng xã hội, để dể dàng xuyên tạc nền kinh tế thành công của VNCH trước 1975. Là một nền kinh tế phát triển gấp 3 tới 4 lần nền kinh tế của VNDCCH do tộc cối Pắc Bó lãnh đạo.

Sách tham khảo: " Điạ Lý VN" dành cho lớp 11, theo chương trình giáo dục VNCH của tác giả Nguyễn Khắc Ngữ và Phạm Đình Tiếu.

Nguồn ảnh trên Internet, được chỉnh sửa và ghép t ngưòi viết.

Biên khảo Vũ Thái An, người lính VNCH 09 November 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét