Powered By Blogger

MẠNG LƯỚI CUNG CẤP ĐIỆN CỦA VNCH ĐẢ BỊ ĐÁM ĐẦU LĨNH PẮC BÓ VÀ TRUYỀN THÔNG GIA NÔ XUYÊN TẠC VÀ BÓP MÉO .

Trong khả năng còn hạn hẹp, người viết cố gắng bốc mẻ bọn Việt gian cộng sản và truyền thông gia nô xuyên tạc, bóp méo sự thật về nguồn năng lượng của miền nam VN trước 1975, để các bạn nào muốn nghiên cứu về nguồn năng lượng của VNCH như thế nào từ 1955 đến tháng 4/1975.

Tổng quát về mạng lưới điện của miền nam VN trước chiến tranh chỉ có một công trình thủy điện duy nhất là Ankroet cung cấp cho thành phố Đà Lạt còn lai đều là nhiệt điện, không có mạng lưới chung cho toàn miền nam, các địa phương đều độc lập về nguồn cung cấp năng lượng. Đến năm 1958, các nhà máy điện đều là nhà máy điện than. công xuất chỉ ở mức 100.000Kw, sản xuất 230 triệu kw/giờ. 80% điện là cung cấp cho vùng Sài Gòn. Hầu hết 75% các nóc gia trên toàn quốc đều chưa có điện để tiêu dùng.còn lại 20% cho các doanh nghiệp sản xuất.

Cuối năm 1960, hổ trợ cho miền nam 80 máy phát điện chạy bằng Điesel. tổng thể là 3.714 kw. Năm 1961 bắt đầu xây dựng nhà máy nhiệt điẹn Thủ Đức với công xuất 33.000 kw với số tiền đầu tư là 12,7 triệu USD vay từ Hoa Kỳ. Đồng thời Nhật bồi thướng chiến tranh cho VN, bằng cách xây cho miền nam nhà máy thủy điện Đa Nhim. Chương trình Đa Nhim khởi công bắt đầu từ cuối năm 1960, gồm một đập chắn ngang sống Đa Nhim ở thung lũng Đơn Dương, giữ nước lại để cung cấp suốt năm nhà máy phát điện, một hầm qua lòng núi ở đèo Ngoạn Mục và hai ống dẩn nước đưa từ hồ Đơn Dương xưống các Turbin ở Sông Pha, một nhà máy phát điện được thiết lập ở đây. 


Từ nhà máy phát điện ở Sông Pha sẽ có một đường dây cao thế 230 Kilo Volt đưa về nhà máy biến điện Thủ Đức, để hạ điện thế xuống còn 66kV.và 11 kV để đưa vào các đường dây trung thế khi về đến Sài Gòn. Nhà máy thủy điện Đa Nhim có thể cung cấp tới 160.000 kw. Đầu năm 1964 đã hoàn thành 90% công trình xây dựng, cung cấp được cho mạng lưới điện miền nam là 80.000kw. Từ thang 5/1965 đường dây điện từ Đa Nhim về Sài Gòn đã bị Việt cộng phá hoại. Nên nguồn điện khổng lồ này đã không được xử dụng.

Tổng chi phí cho công trình thuỷ điện Đa Nhim là 49 triệu USD, 37 tiệu được trả bằng ngoại tệ (29,5 triệu do cính phủ bồi thường chiến tranh,7,5 triệu được Nhật Bản cho vay) 12 triệu USD được trả bằng đồng bạc VNCH, tương đương với 820 triệu đồng VNCH, do chính phủ VN chi trả.

Từ năm 1964 trở đi vì nhu cầu chiến tranh, các nhà máy nhiệt điện đã gia tăng công xuất rất nhanh từ 271.000 kw năm 1964 lên 285.000 kw năm 1965, rồi 364.000 kw vào năm 1966. Đến năm 1970 lượng điện sản xuất lên đến 1.134. triệu kwh, so với 1.046 triệu kwh của năm 1969. Riêng Sài Gòn năm 1969 sản xuất 834.triệu Kwh. 

Hệ thống truyền tải điện tại miền Nam Việt Nam (1954-1975): Cùng với phát triển nguồn điện, đến cuối năm 1973, hệ thống truyền tải điện tại miền Nam Việt Nam gồm 252km đường dây 230kV, 184km đường dây 66kV và 13 trạm biến áp với tổng công suất 579MVA.

Đến năm 1974, tổng công suất đặt ở miền Nam vào khoảng 812,9 MW, sản lượng điện khoảng 1.624  triệu kWh.

NHÀ ĐÈN CHỢ QUÁN:

Nhà đèn Chợ Quán là một công trình lịch sử lâu đời hàng trăm năm gắn liền với người dân Sài Gòn xưa như tôi. Người Sài Gòn không mấy ai mà không biết đến địa danh Chợ Quán, nơi đây còn có một nhà thương cho những người bị bệnh điên (tâm thần). Chợ Quán là tên của một xứ đạo hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 18. Nơi vùng này có nhà thờ Chợ Quán xây dựng từ 1887 đến 1896 – một trong những nhà thờ lâu đời nhất tại Sài Gòn. Trước 1975 vùng Chợ Quán thuộc điạ phận Sài Gòn giáp ranh với Chợ Lớn, thuộc 2 quận nhì và quận năm.

Nhà đèn Chợ Quán hoàn thành năm 1896, được xem là một biểu tượng của nền kỹ nghệ tân thời  vào cuối thế kỷ 19, nó còn tiêu biểu một sự tiến bộ của ngành nhiệt điện của người Pháp và là một trong số ít những công trình của dấu ấn về nền kỹ thuật phương Tây sớm có mặt trên đất Đông Dương, thuộc điạ của Pháp.


Năm 1909, công ty này mua lại một công ty điện khác - chính thức trở thành nhà cung cấp điện nước cho Sài Gòn, Chợ Lớn và Phnom Penh.

Nhà máy điện Chợ Quán bắt đầu hoạt động từ năm 1913, để có thể cung cấp điện cho toàn bộ thành phố Sài Gòn, thành phố Chợ Lớn, hai khu vực Tân Sơn Nhứt, Phú Thọ và tỉnh lỵ Gia Định. Theo tờ báo La Presse coloniale illustrée năm 1927, nhà máy điện Chợ Quán có công suất 7.000 CV (tương đương 5.000 kW), gồm máy phát điện xoay chiều với tua bin, tạo ra dòng điện 3 pha 7.000 V.

Thời Việt Nam Cộng hòa, tại miền Nam chính quyền cho mở rộng nhà máy điện Chợ Quán và xây dựng thêm hai nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Trà Nóc (Cần Thơ).

Hiện nay một số các hình ảnh cũ và lịch sử của nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, đều bị cộng sản xoá hết trên Internet. Chỉ còn những hình ảnh sau 1975 được bóp méo về lịch sử hình thành - theo trang web về nhà máy phát điện này, bọn tộc cối đã bố láo là được thành lập năm 1976 bởi Bộ Điện than (?), thật tởm lợm cho sự bốc phét của bọn bắc cộng. Dưói đây là hình ảnh về nhà máy nhiệt điện Trà Nóc  do VNCH xây dựng vào thập niên 1970, nay bọn tộc cối trơ trẻn, khi chúng cho là do Bộ Điện Than xây dựng (?) 

Cuối năm 1974, công suất nhà máy nhiệt điện Chợ Quán đạt 55 MW Nhà đèn Chợ Quán xây dựng vào năm 1922 với công suất đủ dùng cho nhu cầu của Sài Gòn – Chợ Lớn và một số thị trấn phụ cận như Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, đồng thời từ lúc này  hầu hết các đường phố Sài Gòn – Chợ Lớn đều được chiếu sáng bằng điện của “nhà đèn” Chợ Quán. Nguồn:https://kimanhl.blogspot.com/search?q=Nh%C3%A0+m%C3%A1y+%C4%91i%E1%BB%87n+Ch%E1%BB%A3+qu%C3%A1n


NHÀ MÁY ĐIỆN THỦ ĐỨC

Đây là nhà máy phát điện được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1966 ở phiá bắc cách Sài Gòn 15 km, nằm bên canh xa lộ Biên Hoà (bây giờ là xa lộ Hà Nội), thuộc điạ phận quân Thủ Đức cách.

Các Turbin  lần lượt được lắp đặt:

Năm 1966: Turbin hơi nước số 1 đầu tiên hoạt động có công suất 33 MW

Năm 1968: Turbin số 2 có công suất 15,0 MW bắt dầu hoạt động.

Năm 1970: Hai Turbin số 3 và 4 có công suất mỗi turbin có công suất 17 MW đưa vào vận hành phát điện. 

CỘNG SẢN BẮC VIỆT ĐÃ CHÔM CHỈA 2 TURBINE CỦA NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN THỦ ĐỨC SÀI GÒN ĐỂ ĐEM RA BẮC XỬ DỤNG.

Năm 1979 hai turbin số 3 và 4 này đã b tháo gở và đem ra miền Bắc lắp đặt cho Hải Phòng.

Bài viết để vạch trần sự xuyên tạc sai lịch sử về sự cung cấp điện của miền nam trước 1975 của miền nam VN bởi hệ thống tuyên truyền báo chí và truyền thông , truyền hình dưới sự chỉ đạo củ cái gọi là Tuyên Giáo TW. Họ tuyền truyền Không riêng về phạm vi điện, mà tất cả về: kinh tê, chinh trị, giáo dục, y tế.... đều bị bóp méo sai sự thật. Đây là hình ảnh về nhịp sống của Sài Gòn, vùng đất phát triển có GDP hơn Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan và nhiếu nước khác cùng thời so với VNCH vào thập niên 50, 60, 70 của thế kỷ 20

Nhũng hình ảnh và tài liệu về nguồn năng lượng của miền nam trước 1975, có công suất cao hơn miền bắc VNDCCH trong cùng thời gian. Nhưng vì tự thẹn về sự thua kém nên đám đầu lĩnh Pắc Bó đã tuyên truyền xuyên tạc về mạng lưới cung cấp điện ở miền nam. Đây là cái hèn và thô bỉ của bọn bất tài nhưng thích tự tôn là đỉnh cao trí tuệ để bịp người dân cả nước về thành tích khống của đảng  csVN.ở 

Một chuyện nghịch lý và khôi hài nhất, là nguồn điện của miền bắc, thiếu te tua, thiếu trầm trọng sau 1975, nhưng đám đầu lĩnh Ba Đình tuyên bố xây dựng đường dây điện 500 Volt, ngay sau khi chiếm được miền nam VN, để tiếp điện cho miền nam.(?). Sau thấy không gạt được ai, nên tự tháo gở các bài viết về con đường dây điện bắc nam 500 Volt. Chỉ còn để lại con đường 500V thứ hai trên truyền thông và Wikipedia. Những người lón tuổi ở miền nam chắc chưa ai quên được đường dây 500V thứ nhất này.



Tới nay miền bắc vẩn còn thiếu điện trầm trọng, đến nổi các doanh nghip như Nam Hàn than phiền và muốn nhổ neo rời VN. Tuy nhiên với bản chất ngoan cố truyền thống, bọn khốn kiếp EVN và Bộ Công Thương vẩn chứng nào tật nấy, đám bất tàì này tiếp tục gây sóng gio trong việc cung cấp điện cho người tiêu dùng. Muà hè năm 2023 là mùa hè mà bọn súc vật nàyđã cho cúp điện khắp nơi để dằn mặt người dân, một kịch bản để tăng tiền điện. 48 năm điều hành mạng lưới điện quốc gia nhưng EVN đã làm thua lỗ hàng trăm ngàn tỉ trong suốt chiều dài có tđoàn EVN.

Tóm lại, đám đầu lĩnh Pắc Bó, hoàn toàn không có khả năng phát triển và ổn địng mạng lưới điện cung cấp cho 3 miền đất nước từ nhiều thập niên qua sự hiện diện của EVN, chúng đang bào mòn tiều thuế của người dân qua ngân sách nhà nước. Chỉ có tài bốc phét và báo cáo láo. Người viết ghi lại tổng quát về nguồn năng lượng của VNCH để chom các cháu Hậu Duệ VNCH và các bạn nào muốn có thêm tài kiệu để tham khảo về các nhà máy nhiệt điện cũng như thuỷ điện của miền nam trước 1975. Đồng thời để chống sự tuyên truyền xuyên tầâầủ đám đầu lĩnh Pắc Bó về hạ tầng cơ sở của nền kinh tế của VNCH.

Biên khảo từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 10 November 2023.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét