Powered By Blogger
CHXHCNVN CÓ VỊ TRÍ UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI (?) -  NHƯNG CHƯA Ở TRONG TẦM NGẮM CỦA BRICS


Hội nghị thượng đỉnh BRICS, được  tồ chức  tại Johanesburg, Nam Phi từ ngày thứ 22 đến 24/08/2023 là sự kiện đang được dư luận quốc tế quan tâm đặc biệt, trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới có nhiều biến động, nhất là đang diễn ra tại hai nước sáng lập Nga và Trung cộng - Hi nghị Thượng đỉnh BRICS được các báo chí thế giới phân tích theo nhiều góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên bài viết này sẽ không đề cập nhiều tới các việc đó, mà chỉ phân tích việc . " tại sao VN vội vàng xin gia nhập Brics", trong bối cảnh nền kinh tế Trung Cộng đang bên bờ sụp đổ và cuộc viếng thăm của Biden để nâng tầm chiến lược- theo như thông tin của hai phía Mỹ Việt.

Về vấn đề đi phó hội Brics lần thứ 15, bà Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu và khu vực, dựa trên cơ sở Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, cũng như thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. 

Các nước Brics muốn mở rộng liên minh lỏng lẻo của họ. Nhưng tại hội nghị thượng đỉnh của họ ở Johannesburg, đã thấy rõ sự rạn nứt ngay từ đầu vì Ấn Độ một nền kinh tế đang phát triển có thể vượt qua mặt TQ nếu như cuộc khủng hoãng ở TQ kéo dài. Thế nên ông Narendra Modtcũng cũng có yêu sách lãnh đạo – và không muốn đóng vai trò thứ hai trước Trung Quốc. Điều này có thể thấy được vào hôm thứ Ba khi máy bay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hạ cánh xuống căn cứ quân sự Waterkloof ở Pretoria - nhưng ông này đã từ chối xuống máy bay. Bởi nước chủ nhà Nam Phi chỉ cử một số bộ trưởng tới sân bay đón tiếp nguyên thủ quốc gia có tham vọng cường quốc.

Đặc biệt là kể từ khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bị ngăn cản tham dự chính xác vì ông đã đón chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đối thủ lớn của Ấn Độ ở châu Á, trước hội nghị thượng đỉnh Brics. Vì vậy, Modi đầy kiêu hãnh đã ngồi trên máy bay của mình và không chịu xuống máy bay - đến khi Tổng thống Nam Phi, ông Ramaphosa cử phó tổng thống của mình đến sân bay, thì ông Modi mới chịu xuống máy bay. Quá nhiều rạn nứt cho tình bạn được ca ngợi nhiều trong nhóm các quốc gia đang có mặt tại Johannesburg được coi là một đối trọng với G7.

BRICS đã họp G.20) tới lần thứ 15, nhưng vẩn chưa thống nhất mục tiêu chung mà họ đã đưa ra từ đầu là:"biến BRICS thành một mặt trận chống phương Tây ( G.7 và" và mở rộng của nhóm. Hiện chỉ có 5 thành viên chính thức :Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi. BRICS xây dựng một khối đồng nhất để hạn chế sử dụng cũng như sự chi phối của đồng đô la Mỹ, nhưng đến nay nhóm này vẩn còn dậm chân tại chổ, chưa gây được một ảnh hưởng nào đến đồng USD. Cho tới thời điểm hiện tại 3 trong thành viên sáng lập lạ đang rơi vào sự lao dốc của nền kinh tế đó là Nga, Trung cộng và Ba Tây, nặng nhất là Nga và TQ đang sát bờ vực thẳm. Và một sự đổi chiều trong nhóm sáng lập về vị trí đầu đàn.

Nhóm Brics đã có kế hoạch bổ sung thêm sáu thành viên nữa trước ngày 1 tháng 1 năm 2024. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết hôm qua thứ Năm 24/8 tại cuộc họp báo chung của năm quốc gia thành viên hiện tại tại Brics rằng nhóm đã quyết định mời Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất làm "thành viên chính thức" của Brics. Hội nghị thượng đỉnh Brics ở Johannesburg. Như vậy trước mắt VN chưa được là thành viên chính thức của năm tới, nhưng sẽ sớm trở thành hai đàn anh lớn Nga Tàu sẽ đở đầu. Như báo cáo của Brics trong những năm trước đây gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Nam Phi chiếm 1/4 sản lượng kinh tế toàn cầu được tạo ra ở các quốc gia này và 42% dân số thế giới sống ở đó. Nhưng con số này hiện nay không còn trước bối cảnh Nga và Trung cộng đang lao dốc. NƯỚC CHXHCNVN LÀ NƯỚC NGHIỆN THAN Một lý do làm VN nộp tham gia nhóm bấp bênh Brics vì VN là một quốc gia nghiện than, nên chạy theo núp bóng các anh em cùng nghiện than như VN, nước nghiện than lớn nhất trong khu vực là TQ, rồi tới Ấn Độ, Nam Phi một trong 3 nước sáng lập Brics đều là những nước có cùng tần số nghiện than như VN. Lý do thứ hai VN làm đơn gia nhập Brics được coi là chiến lược đối ngoạitrong việc làm đòn bẩy cho chính sách đu dây giửa Mỹ và TQ.

Thống kê cho biết TQ và VN hiện đang là nước dùng điện than nhiều nhất trong khu vực, tạo ra sự ô nhiễm môi trường rất đáng quan tâm. Không khí bị ô nhiễm phần lớn do khí thải từ các hoạt động của các nhà máy công nghiệp sản xuất, các phương tiện giao thông vận tải có các động cơ đốt trong và các khí thải từ nhà máy đỉện than gây ra. Lượng Khí CO2 hiện diện trong không khí, từ đó sẽ xâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Theo như thống kê của UBND thành phố Hà Nội mới đây, cho thấy toàn địa bàn thành phố có 17 khu công nghiệp, khoảng 806 làng có nghề, trong đó có 318 làng nghề được công nhận; hơn 7 triệu xe gắn máy và hơn 600.000 ôtô… Đây đều là những nguồn phát thải lượng lớn khí thải bẩn gây ra ô nhiễm không khí. Đánh giá của WHO, Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới. 

VN LỪA ĐẢO CHÂU ÂU VIỆC CHUYỄN ĐỔI NĂNG LƯỢNG THAN

Tại COP26 diễn ra tại Glasgow năm 2021, Thủ tướng cộng sản Phạm Minh Chính bất ngờ thông báo kế hoạch hết sức giật gân:'net zero' vào năm 2050. Việt Nam cũng ký kết và tuyên bố: sẽ theo xu hướng toàn cầu là chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch, theo đó cam kết nhanh chóng tăng cường năng lượng tái tạo và không xây mới thêm nhà máy điện than nào, đó là do Phạm Minh Chính tuyên bố!!

Nhưng theo nhận định của bà Flora Champenois từ tổ chức Global Energy Monitor cho biết ngành điện than của Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh hơn hầu hết các quốc gia khác, không có một dấu hiệu nào giãm - Điện than là loại năng lượng 'bẩn' đóng góp hàng đầu vào việc tăng phát thải khí độc hại CO2 vào bầu khí quyển.



Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ cộng sản Việt Nam từng cam kết và đã loan báo với thế giới là sẽ đưa chỉ số phát thải CO2 về 0 (net zero) đồng nghiã với việc dừng hoạt động các nhà máy điện than vào năm 2050. Nhưng nhìn kỷ lại, người ta không thấy các dỉnh cao  đưa ra một lộ trình nào rõ ràng cho kế hoạch dừng hoạt động của các nhà điện than, ngoại trừ không ngừng kêu gọi các cường quốc trên thế giới, nhất là nhóm G7 và khối  EU hổ trợ tiền và phương tiện trong việc thực hiện kế hoạch chuyễn đỗi nguồn năng lượng than sang năng lượg sạch.  

Được biết, trước đây cái bang Ba Đình đã từng moi được 29 triệu USD về đầu tư điện than ở VN trong giai đoạn 2011 - 2020 (Số liệu từ Global Energy Monito), nhận tiền xong bỏ vào túi, còn việc thực hiện thì từ từ nghiên cứu. Theo báo cáo của văn phòng ngoại giao EU vào 24/10/2022 gửi cho Politico, nếu như VN giãm nguồn điện than, thì sẽ nhận được tài trợ của EU khoảng 5 tỷ USD cho việc làm này. Điều này các nước EU thất vọng trước các quyết định quay xe của VN.  

Theo Politico tính đến năm 2020, điện than của Việt Nam đã tạo ra năng lượng nhiều bằng tất cả các nguồn khác cộng lại. Điện than cũng thải ra 126 triệu tấn CO2, tương đương một nửa lượng khí thải của Việt Nam.

TRỬ LƯỢNG THAN Ở VN

Việt Nam có trữ lượng than 3.360 triệu tấn (chiếm 0,3% trữ lượng than của thế giới), bình quân đầu người là 34,2 tấn/người. Trữ lượng than đá đang cạn dần. Năm 2015, khả năng khai thác than đá đáp ứng từ 96%-100% nhu cầu sử dụng. Năm 2020, khả năng khai thác chỉ đáp ứng được 60% và đến năm 2035, tỉ lệ này chỉ còn 34%. 

VN PHÁT TRIỂN TIẾP TỤC NGUỒN ĐIỆN THAN

Trong bối cảnh các nước văn minh trên thế giới đã và đang đồng loạt tháo gở việc xử dụng nguồn điện than, Việt Nam thì làm ngược lại, họ cho đặt thêm mục tiêu nguồn điện than tăng hơn gấp đôi công suất phát điện vào năm 2030, nhưng lại giảm mục tiêu về nguồn điện sạch đó là điện gió ngoài khơi và điện mặt trời. Điều này cho thắy VN trong tương lai sẽ còn gắn bó dài hạn vào vào nguồn than đá, ít nhất là cho đến cuối thập kỷ này. Việc làm của VN về việc xử dụng nguồn năng lượng điện than đi ngưọc với thế giới. Đây chính là điều khó cho VN trong tương lai với châu Âu, nên phải tìm bè bạn mới cũng nghiện than như mình để giao lưu. Nhưng BRICS vận chưa đưa VN vào tầm nhắm cuả năm 2024. Thế là VN lại phải xách xe không về, chờ quyết định lần thứ 16 năm tới 2024.

Tóm lại, VN sợ bị các nước châu Âu Tẩy chay trong nhiều năm tới, nên đã bắt thêm đầu cầu mới cho đầu ra kinh tế bằng cách xin gia nhập Brics, khi vào được khối này VN sẽ được yên tâm vkhông ai quấy rầy đền việc xử dụng năng lượng than ít nhất là đến 2030, và có thể đến 2050 như dự trù.

Đọc thêm: https://kimanhl.blogspot.com/search?q=N%C4%83ng+l%C6%B0%E1%BB%A3ng+than+c%E1%BB%A7a+VN

Bình luận thời sự từ người lính VNCH Vũ Thái An 25-8-2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét