Powered By Blogger

TÊN CÔN ĐỒ PUTIN SỢ BỊ BẮT VÀ BỊ DẨN ĐỘ NÊN KHÔNG DÁM TỚI THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH BRICS LẦN THỨ 15 TỔ CHỨC TẠI NAM PHI.


Tổng thống Nga Putin từ lâu đã chỉ trích đồng đô la của Mỹ là một công cụ trong cuộc đấu tranh quyền lực chính trị của Washington và ủng hộ việc các quốc gia tiến hành kinh doanh bằng đồng tiền quốc gia. BRICS là tiếng viết tắt của các nước hợp tác về kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brasil (Brazil), Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa). Kể từ năm 2009, chính phủ của các quốc gia thuộc BRICS đã họp hàng năm tại các hội nghị thượng đỉnh chính thức. Lần gần nhất, vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, Nga đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 12 bằng hình thức trực tuyến do đại dịch COVID-19. Cụm từ BRIC bắt đầu được dùng từ năm 2001. Đến năm 2010 thì khối này có thêm Nam Phi, nên được gọi từ đấy là BRICS. Năm nay vì muốn lôi kéo theo một số quốc gia khác, nên Putin đã tổ chức mở rộng ( Brics plus), mời thêm một số quốc gia khác ở phía nam bán cầu tham dự. Tuy là thành viên sáng lập, nhưng lần này Potin đã tránh tới tham dự vì sợ bị bắt vì lệnh truy nả của Toà Án Hìn Sự Quốc Tế. Putin sẽ họp trực tuyến với các thành viên khác.

Định hướng "Brics plus" mới cũng nhằm phân biệt với nhóm các quốc gia G20, bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi cùng với Hoa Kỳ, Đức và Liên minh Châu Âu. Theo Pandor, Brics tập trung vào “hợp tác Nam-Nam”. Với các quốc gia ở Nam bán cầu Putin và TQ đang tìm kiếm giải pháp thay thế vai trò đối lập với Mỹ và Tây phương, tạo ra một thế giới đa cực.”


Đối với Putin, Brics là đấu trường chính trị lý tưởng để ông tìm kiếm quyền tự chủ chiến lược và độc lập ngoại giao. Mặt khác, trong lần nần thứ 15, Putin đã đề nghị Brics mời thêm Belarus, quốc gia lần đầu tiên được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh Brics và có thể trở thành thành viên của Brics trong tương lai.

Các nước Brics có kế hoạch lớn cho hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor cho biết việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho cán cân quyền lực toàn cầu hiện nay nằm trong chương trình nghị sự trước cuộc họp từ ngày 22 đến 24 tháng 8 tại thủ đô kinh tế Johannesburg của Nam Phi. Theo Pandor, mục tiêu là một "trật tự toàn cầu được thay đổi".

Cũng theo đại diện Bộ Ngoại giao, hội nghị BRICS lần này bao gồm hai hội nghị. Hội nghị thứ nhất là BRICS - châu Phi và hội nghị thứ hai là Đối thoại BRICS mở rộng. Việt Nam là một trong 71 nước được nước chủ nhà mời tham dự và dự kiến gửi đại diện đến tham dự.

Từ lâu Nga từng tuyên bố muốn chấm dứt "sự độc tài" của phương Tây do Mỹ cầm đầu. Kể từ bây giờ, năm nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi muốn đứng đầu cuộc chơi, cả về địa chính trị và kinh tế. Chiến thuật của họ: mở rộng nhóm trên quy mô lớn thành "Brics plus".

Nga hiện vẫn đang cung cấp dầu và khí đốt với giá ưu đãi và số lượng rất lớn cho cả Trung Quốc và Ấn Độ. Hai nước này trở thành những khách hàng mua dầu và than đá lớn nhất của Nga, sau khi Mỹ ngưng nhập khẩu và EU hạn chế mua các mặt hàng này từ Nga 4 tháng qua. Theo Reuters, lượng than Ấn Độ mua của Nga từ ngày 27-5 đến 15-6 đã tăng gấp 6 lần và nhập khẩu dầu tăng 31 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Việc Ấn Độ nhập khẩu năng lượng của Nga tăng đáng kể do họ được giảm giá ưu đãi lên tới 30%. Nhiều doanh nhân Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang nói về việc tham gia vào chuỗi bán lẻ của Nga nhằm thay thế những hãng phương Tây đã ra đi. Đặc biệt, việc BRICS không thảo luận các lệnh trừng phạt chống Nga cho thấy các nước trong khối quan tâm tới hợp tác, hơn là chương trình nghị sự có tính đối đầu của phương Tây. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói: tầm quan trọng của BRICS trong lúc này là quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu sau đại dịch. Ông này còn nói tiếp với các thành viên nước BRICS là nên hướng chung về “ quản lý kinh tế toàn cầu ”, và ca ngợi sự hợp tác “thiết thực” trong một số lĩnh vực, như một ngân hàng phát triển chung hay thỏa thuận về vệ tinh. Việc Trung tâm Nghiên cứu COVID được thành lập ở Nam Phi và sự công nhận lẫn nhau các sản phẩm dược bao gồm vắc xin COVID giữa các nước BRICS cũng được Thủ tướng Modi đề cao

Hơn 30 quốc gia đã xác nhận tham dự Hội nghị thượng đỉnh Brics. 67 chính trị gia cấp cao từ Châu Phi và Nam bán cầu đã được mời, cũng như 20 đại diện quốc tế bao gồm Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Phi và các cộng đồng kinh tế khu vực của Châu Phi. Chỉ có một vị khách bị từ chối: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ mong muốn tham dự hội nghị thượng đỉnh - nhưng không nhận được lời mời.

Năm quốc gia Brics từng tuyên bố đã chiếm 42% dân số thế giới, 30% diện tích đất toàn cầu và 24% sản lượng kinh tế toàn cầu. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Pandor, khoảng 40 quốc gia đã bày tỏ mong muốn trở thành thành viên không ràng buộc, 23 trong số đó là cụ thể, bao gồm Argentina, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Algeria, Ai Cập, Iran, Kuwait, Bangladesh, Venezuela và Thái Lan.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đại diện cho người đứng đầu điện Kremlin Vladimir Putin, đang tránh xa cuộc họp để đảm bảo an toàn. Người đàn ông 70 tuổi này đang lo sợ bị bắt như một tội phạm chiến tranh vì tội xâm lược Ukraine theo lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế ở The Hague.

Tóm lại, tuy Brics thành lập 15 năm qua, nhưng việc tiến vào một vị trị có thể là đối trọng với G.7 và G.20 vẩn chưa đũ khả năng. Nhìn chung hội nghị thượng đỉnh là một sự kết hợp trong “tình huống rất bất ổn”, vì các quốc gia thành viên có sự khác nhau rất lớn về các nền kinh tế và các quốc gia này “hầu hết là các chế độ chuyên chế, với nền kinh tế nghiện carbon”. Trong đó Putin và Tập Cận Bình là hai tên đầu xỏ được coi hai tên lãnh đạo của Brics, là những nhân vật không đáng tin cậy.

Tham luận tNgười lính VNCH Vũ Thái An 22-8-2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét