LA DALAT CHIẾC XE HƠI " MADE IN VIETNAM CỘNG HOÀ"
Cách đây hơn 53 năm ( 1970 - 2023) hàng nghìn chiếc xe hơi Made In Việt Nam được sản xuất và lăn bánh tại Saigon. Khác với nhiều hãng ngày nay chỉ nhập cảng và lắp ráp thì La Dalat được sản xuất với hơn 40% kết cấu do người Việt chế tạo với mức giá nhẹ và ít hao xăng khiến cho nhiều hãng lớn của Nhật Bản như Toyota, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Daihatsu… rất vát vả để có thể cạnh tranh với La Dalat trong thị trường VN. Xe được người dân miền nam ưu thích vì giá cả rất hợp với túi tiền của người dân vào thời đó. Đây là những chiếc xe 4 bánh với nhiều mẫu mã khác nhau và rất tiện dụng, để đi du lịch, đi làm hay chuyên chở hàng hoá....Xe được sản xuất tính đến khi miền nam VN lọt vào tay cộng sản Bắc Việt thì đã có 5000 chiếc đũ loại đã được sản xuất.
Sau 1975, nhựng đỉnh cao trí tuệ cộng sản Bắc Việt đã không đũ trí tuệ để có khả năng để có thể sản xuất tiếp. Đến 2019, mới có một doanh nghiệp mang tên Vinfast ra đời với những dòng xe với tỉ lệ nội điạ 1%, là chế tạo được con ốc vít bắt bảng số xe, còn lại đều hàng nhập từ nước ngoài.
La Dalat ra đời với mục đích nhắm tới những khách hàng bình dân tại các nước có nền kinh tế khó khăn, LaDalat có nhiều bộ phận được chế tạo thủ công, xe có giá thành rẻ, ít tốn xăng, dễ sửa chữa cũng như thay thế phụ tùng. Xe có bộ nhún rất tuyệt vời, giãm chấn động (sốc) rất tốt khi qua các đoạn đường gồ ghề làm tài xế và người ngồi trên xe rất thoải mái.
Xe La Dalat được lắp ráp tại nhà máy Citroën đặt tại Sài Gòn, một số bộ phận đơn giản của xe (đèn chiếu sáng, kèn báo hiệu, ghế nệm) được nội địa hóa (tỷ lệ đạt 25-40%), nên một số người tại Việt Nam vẫn coi La Dalat là xe hơi “made in Vietnam”. Giám đốc xưởng lắp ráp La Dalat là ông Cao Thanh Đảnh cựu hiệu trưởng trường Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng Sài Gòn, từ 1961 - 1964.
Chiếc La Dalat ra đời với 4 kiểu dáng khác nhau có phần máy và hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ thắng… nhập cảng từ Pháp, trong khi, các bộ phận như đèn, kén báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải,… được thiết kế và sản xuất ngay tại Sài Gòn.Tuy dựa theo thiết kế của chiếc Baby Brousse, nhưng La Dalat được cải tiến để có thể sản xuất hàng loạt mà không đến cần máy ép thép công nghiệp hạng nặng như Baby Brousse.Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ bộ phận nhập cảng so với bộ phận nội địa là 75/25 và đến năm 1975 khi hãng Citroën ngừng hoạt động, tỷ lệ này là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chỗ ngồi hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
Trong giai đoạn 1970 đến 1975, hãng xe Citroën sản xuất hơn 5.000 chiếc La Dalat, tức là khoảng 1.000 chiếc mỗi năm. Số lượng sản xuất còn quá khiêm nhượng vì không có trang bị dây chuyền sản xuất, hầu hết còn thủ công. Trong khi đó vào năm 1970 Nhật Bản đã sản xuất 4,1 triệu ôtô các loại, song Citroën cho rằng La Dalat là thiết kế phù hợp với thị trường những nước nghèo. La DaLat dùng động cơ 4 thì, 602 phân khối, 31 mã lực, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp. Xe có hộp 4 số tay, truyền động trục bánh trước. Trọng lượng xe đầu tiên là khoảng từ 480 đến 590 kg (tùy theo kiểu), kiểu xe thùng nặng 770 kg.
Tuy tiền thân là gốc Pháp nhưng La Dalat đã để lại dấu ấn không hề nhỏ mang tên Việt Nam. Năm 1973, ngạc nhiên và hài lòng với thành công đáng ngờ của Công ty Xe hơi Sài Gòn, Citroën đã sang Việt Nam lấy 3 chiếc La Dalat về Pháp để mổ xẻ phân tích thiết kế, từ đó họ cho ra đời kiểu khung xe dễ sản xuất mà không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ như chiếc Baby Brousse mui trần thế hệ thứ hai hay chiếc FAF.
Ngày nay giới chơi xe cổ ở Sài Gòn thích săn tìm những chiếc xe cũ để tân trang lại và xử dụng, điều này cho thấy độ bền của nó đã vượt thời gian. La Dalat tới nay vẩn còn nhìn thấy trên đưòng xá ở miền nam tuy không nhiều nhưng là ký ức của khó quên của người miền nam Sài Gòn từng sinh sống trước 1975.
Hình ảnh sưu tầm từ trên Internet.
Vị Mặn Quê Hương ngày 4.7.2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét