Powered By Blogger

TRƯỚC NĂM 1975 THỦ ĐÔ SÀI GÒN CÓ MẤY QUẬN NỘI THÀNH?

Trước năm 1975 Sài Gòn được chọn làm thủ đô của nước Việt Nam Cộng Hoà, có diện tích vào năm 1973 là 173.809 km2. Nước VNCH phía bắc giáp vĩ tuyến 17, có chung ranh giới với VNDCCH, cận nam của nước VNCH là mũi Cà Mau , bao gồm hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa: ngoài ra còn có đảo lớn khác là Phú Quốc....
Thủ đô trước 1975, được phân chia làm 8 quận được đánh số từ 1 đến 8:
Quận 1: vị trí địa lý như quận 1 ngày nay Quận 2: vị trí địa lý như quận 2 ngày nay Quận 3: vị trí địa lý như quận 3 ngày nay Quận 4: vị trí địa lý như quận 6 ngày nay Quận 5: vị trí địa lý như quận 4 ngày nay, phía bắc Kênh Tàu hủ Quận 6: vị trí địa lý như quận 5 ngày nay Quận 7: vị trí địa lý như quận 5 ngày nay Quận 8: vị trí địa lý như quận 4 ngày nay, phía nam Kênh Tàu hủ
Cũng như cách phân chia hành chính ngày nay, dưới quận là phường. Điểm khác biệt lớn của bản đồ Sài Gòn trước năm 1975 là dưới phường là khóm nhưng ngày nay, khái niệm khóm được thay bằng khu phố.


Đến tháng 12 năm 1966 sự thay đổi về hành chính của chế độ VNCH, nên đã sát nhập quận 1 thêm hai phường mới là: An Khánh và Thủ Thiêm. An Khánh được tách ra từ tỉnh Gia Định và quận Thủ Đức. Đến tháng 1 năm 1967, quận 9 được tách ra từ hai phường mới của quận 1 và có hai phường. Do đó nhìn vào bản đồ Sài Gòn trên ta thấy có sự thể hiện của hai quận mới trên.

Đến tháng 7 năm 1969 tổng diện tích bản đồ Sài Gòn là 67,53 km² với dân số chiếm khoảng hơn hai triệu người bao gồm tất cả 11 quận và 60 phường. Trong đó, kể cả hai quận mới được thành lập là quận 10 và quận 11 được tách ra từ các quận 3, quận 5 và quận 6.
Về địa lý hành chính của Sài Gòn thuộc chế độ cũ từ năm 1969 đến 1975 xem như không có gì thay đổi. Bản đồ Sài Gòn có sự thay đổi lớn sau khi đất nước bị thôn tính bởi cộng sản Bắc Việt, từ đó có sự phân chia hành chính của các quận theo định hướng phát triển của quân tạm chiếm: Thủ đô Sài Gòn được quân cướp nước đổi thành TP.HCM, mà người dân Sài Gòn gọi đó là thành phố Hồ Chứa Mưa, vì cứ sau mọt trận mưa rào là cả thành phố sẽ biến thành một bể bơi tập thể, thành phố ngập như sông, đâu đâu cũng thấy nước mưa, nên người dân Sài Gòn gọi đó là hồ chứa mưa là vậy!


Đô thành Saigon trước tháng 2/1967 chỉ có 8 quận, gồm có: Quận Nhứt, Nhì, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy và Tám đây là cách gọi chính xác thời bấy giờ chớ không phải là kêu theo số, dù chúng là quận số.
Tháng 12/1966, xã An Khánh (Thủ Thiêm), quận Thủ Đức, tỉnh Gia Định, được tách ra làm 2 phường An Khánh và Thủ Thiêm thuộc Quận nhứt Saigon.
Thời gian ngắn sau đó 2 tháng, nghĩa là tháng 2/1967 thì một lần nữa xã An Khánh được tách ra và thành lập Quận 9.
Sau năm 1975, Quận 9 được nhập trở về huyện Thủ Đức, rồi lại được tách ra để thành lập Quận 2 cho đến nay.
Riêng Quận 10 và Quận 11 thì sau chiến cuộc năm Mậu Thân, người dân tản cư về Saigon sinh sống hơi đông và để dễ cai quản Toà Đô Chánh, Saigon mới thành lập thêm hai quận nầy vào khoảng tháng 7/1969, nâng số quận tại Đô Thành Saigon thành 11 quận.
Đô Thành Saigon dưới cấp quận gọi là phường, khóm.
Tỉnh Gia Định dưới cấp quận gọi là xã và ấp. Tổ trưởng dân phố ngày nay thì hồi đó gọi là Liên gia trưởng.

Cách gọi về người đứng đầu: Toà Đô Chánh đứng đầu gọi là Đô Trưởng. Quận gọi là quận trưởng. Phường gọi là phường trưởng. Khóm thì gọi là khóm trưởng. Cấp thấp nhất là liên gia trưởng. Dưới cấp trưởng thì gọi là phụ tá. Thời thiết quân lực thì gọi là phụ tá hành chánh.

BẢN ĐỒ SÀI GÒN SAU NĂM 1975
Sài Gòn sau năm 1975 được đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam về cả dân số lẫn kinh tế. Bên cạnh đó, TP. HCM cũng là trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng nhất Việt Nam. Hiện nay, TP. HCM được cộng sản xếp vào đô thị loại đặc biệt trực thuộc trung ương, để dể hốt của cải vật chất đưa về trung ương. Ngân sách Sài Gòn chỉ được giữ lại là 18% cho đến 2021 mới được giữ lại 21%, tức là tăng 3% GDP.
Về vị trí địa lý khi quan sát bản đồ Sài Gòn ngày nay thì Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là về mặt hành chính, thành phố được chia thành 19 quận và 5 huyện. Trong đó có 322 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 259 phường, 58 xã và 5 thị trấn. Vào năm 1995, hệ thống quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 976 địa chỉ, trong đó 47 thuộc trung ương, 73 thuộc thành phố, 549 thuộc các quận, huyện và 307 thuộc cấp phường xã. Các tổ chức đoàn thể, chính trị bao gồm cấp trung ương và thành phố có 291 địa chỉ, các đơn vị sự nghiệp có 2.719 địa chỉ.

Tiếp tục quan sát bản đồ Sài Gòn ngày nay chúng ta có thể thấy TP. HCM có phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế

Riêng các quận mang tên tại TPHCM ngày nay như: Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gò Vấp ,Tân Bình, v.v.. thì trước năm 1975 thuộc tỉnh Gia Định.
Sau năm 1975 thì Quận nhì nhập vô Quận nhứt, và Quận 7 nhập vô Quận 8.
Sự thay đổi của bản đồ Sài Gòn ngày nay được phân chia thành 4 điểm cực như sau: Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Nhằm đáp ứng được sự phát triển về kinh tế thì cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông của TP. HCM là thực sự cần thiết. Do đó, hệ thống đường vành đai, đường cao tốc, đường sắt, đường thủy, đường bộ, … Đặc biệt, sự phát triển hệ thống các tuyến tàu điện Metro đã làm cho hệ thống giao thông của TP. HCM thêm đa dạng. Nhìn vào bản đồ Sài Gòn ngày nay điểm khác biệt rõ nét nhất ngoài hệ thống giao thông là sự thể hiện phân biệt của các khu công nghiệp, bệnh viện, trường học, … cũng là những nét khác biệt lớn giữa hai mẫu bản đồ trước và sau năm 1975. Ngoài ra, chúng ta còn phân biệt được các quận huyện thông qua màu sắc riêng biệt thể hiện trên bản đồ. Đồng thời, khi quan sát bản đồ Sài Gòn ngày nay, người ta còn có thể dễ dàng nhận biết được các địa điểm, địa danh quan trọng như: trường học, bệnh viện, UBND, sân bay, nhà thờ, chùa chiềng, … Bên cạnh đó, bản đồ ngày nay còn giúp cho người xem có thể dễ dàng tìm đường đi cho những ai lần đầu tới TP. HCM.

Qua bài viết trên chắc chắn các bạn đã có thêm thông tin về sự khác biệt về vị trí địa lý, diện tích giữa bản đồ Sài Gòn trước năm 1975 và bản đồ Sài Gòn ngày nay cũng như sự phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, giáo dục của thành phố mang tên "Hồ chứa mưa".

Nguồn bài viết: https://bandovietnamkholon.com/ban-do-sai-gon-truoc-1975-va-ngay-nay-co-gi-khac-biet/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét