Powered By Blogger

MỸ ĐANG LO LẮNG VỀ KHẢ NĂNG GIÁN ĐIỆP CÓ GẮN TRÊN CÁC XE ĐIỆN TQ ĐANG LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG.

Chính phủ Mỹ đang chính thức mở cuộc điểu tra về các xe ô tô Trung Quốc chạy trên đường phố Mỹ, liệu việc này có gây ra rủi ro an ninh quốc gia hay không và ở mức độ nào?? Mối lo ngại của Toà Bạch Ốc là những chiếc ô tô tối tân của TQ, với camera, cảm biến và phần mềm, có thể bị lạm dụng để làm gián điệp và vào các mục đích bất chính khác.

Các cơ quan kiểm tra của Mỹ đang bắt đầu đánh giá vào thời điểm các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc, có được nhà nước TQ hậu thuẫn hay không ? để có khả năng chinh phục thị trường nước ngoài bằng ô tô điện giá rẻ, và và nó thể được trang bị các kỹ thuật tối tân, để phục vụ cho mục tiêu gián điệp. Ở Mỹ, việc các xe ô tô TQ được bán ra không đáng kể, nhưng ở châu Á và châu Mỹ Latinh thị phần này đang tăng lên nhanh chóng. 

EU cũng đã từng bắt đầu một cuộc điều tra chính thức về ô tô điện có nguồn gốc từ Trung Quốc vào tháng 10/2023 để xem, liệu chúng có được sản xuất và có theo đúng qui luật cạnh tranh công bằng trong thị trường kinh tế tự do hay không?? EU nghi ngờ, có sự hổ trợ từ nhà nước TQ vào việc sản xuất xe điện tại TQ. với các khoản trợ cấp không công bằng có thể đưa đến sự phá sản của ngành sản xuất ô tô điện trong phạm vi EU. 

Lo lắng về việc mất các dữ liệu quan trọng có thể xảy ra trên đất Mỹ, nên Toà Bạch Ốc cho rằng ô tô hiện đại ngày nay cũng giống như điện thoại thông minh. , chúng có th liên kết được với hệ thống định vị, cơ sở hạ tầng quan trọng, điện thoại thông minh và các công ty sản xuất chúng. M cảnh báo những phương tiện được liên kết như vậy đến từ Trung Quốc có thể thu thập dữ liệu quan trọng về các công dân Hoa Kỳ và các tổ chức quan trọng xong truyền các dữ liệu này về  Trung Quốc. Những chiếc xe cũng có thể được tắt từ xa và hệ thống có thể được truy cập từ bên ngoài. Toà Bạch Ốc đã chỉ thị cho Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo đưa ô tô điện có trang bị các kỹ thuật thông minh từ các quốc gia được quan tâm vào diện giám sát đặc biệt và thực hiện các bước kiểm tra nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro về an toàn trong phạm trù quốc gia.

Biden cho biết, ngành ckỹ nghệ sản xuất ô tô năng động là trọng tâm của nền kinh tế Mỹ và  Eu. Trung Quốc đang có quyết tâm thống trị thị trường ô tô thế giới và đang có những  biện pháp không công bằng trong quá trình cạnh trình với thị trường bên ngoài TQ. Chính quyền M đang bảo đảm rằng,  tương lai của ngành kỹ nghệ ô tô Mỹ sẽ sử dụng nhũng cơ phận do chính cáccông nhân Mỹ sản xuất.

Các nhà sản xuất ô tô truyền thống ở Mỹ từ lâu đã cảnh báo về sự cạnh tranh của Trung Quốc trên thị trường quốc tế, đặc biệt là đối với ô tô điện. Thêm vào mối lo ngại là các báo cáo cho biết thương hiệu BYD hàng đầu của Trung Quốc và các nhà sản xuất khác đang tìm kiếm địa điểm đặt nhà máy ở Mexico. Điều này có nghĩa là khi TQ  giao hàng đến Hoa Kỳ sẽ được tác động theo các quy tắc của hiệp định thương mại tự do, do đó sẽ chỉ chịu những hạn chế nhập cảng ở lượng nhỏ.

Với sự quan tâm đăc biệt này, chính quyền Biden đang tạo ra một qui tắc nhằm bổ sung cho việc hạn chế thương mại khi nhập cảng các xe ô tô đên từ TQ. Theo giới chính phủ, các hạn chế nhập cảng này, ngay lập tức vẩn chưa xảy ra, nhưng Bộ phụ trách có các biện pháp pháp lý để ngừng nhập cảng các xe TQ, nếu như an ninh quốc gia Mỹ bị đe dọa.

Hiện M vẫn chưa chưa công bố rõ loại xe điện nào đến từ TQ  sẽ là mục tiêu kiểm định của các cơ quan thẩm quyền Mỹ. Ngoài xe BYD, các mẫu xe của Volvo và Lotus cũng có thể bị kiểm tra chặt chẽ hơn. Cả hai thương hiệu đều thuộc về tập đoàn Trung Quốc. Volkswagen sản xuất xe ở Trung Quốc và xuất cảng sang Mỹ cũng có thể nằm trong diệm đặc biệt lưu ý của chính quyền Mỹ.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 1 März 2024

KHI THẰNG CƯỚP CẠN RA TAY NGHĨA HIỆP CHO HOÀ BÌNH CỦA UKRAINE - TQ CỬ MỘT NHÀ NGOẠI ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO UKRAINE !!

Thế giới ngày nay xảy ra rất nhiều chuyện tréo cẳng ngỗng , như: hải tặc TQ đi tìm hoà bình cho thế giới, Cướp cạn Nga thì chỉ trích các nước Mỹ và châu Âu bề hội đồng Putin vì việc nới rộng lãnh thổ cho NATO (?), còn Bắc Hàn thì tuyên bố ngưng không trao đổi kinh tế với Nam Hàn, trong khi dân đói năm này qua năm khác...đến thằng csVN cũng biết nói chuyện về nhân quyền tại LHQ. Trong khi bọn hải tặc và du côn này đã làm trật tự cộng đồng và an ninh khu vực bị xáo trộn và đe doạ thường xuyên bởi sức mạnh quân sự.

Nhưng đám lầy lội, trí trá này lại thích ra tay nghĩa hiệp, đi tìm hoà bình cho thế giới (?), một hiện tượng kỳ quặc của thế kỷ 21 dưới thời của Joe Biden làm tổng thống Hoa Kỳ. Giặc nổi lên tứ phía, loạn lạc khắp nơi, ít nhất là 2 lò thuốc súng đang hoạt động ở châu Âu và Trung Đông, còn lại một nơi thì âm ỉ, chuẳn bị khai hoả.

TQ ĐÒI ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO UKRAINE

Theo một tuyên bố từ Bắc Kinh cho biết: vì mục đích.chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, TQ một lần nữa cử nhà ngoại giao cấp cao Li Hui, đặc phái viên khu vực Á-Âu, đi công du ngoại giao qua châu Âu.

Chuyến đi của Đặc sứ TQ Li Hui sẽ bắt đầu vào thứ Bảy 2/3 tới đây và ông này sẽ đến Ukraine, Nga và Brussels, cùng những nơi khác, để gặp các đại diện EU ở đó. Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã công bố điều này vào thứ Tư 28/2 vừa qua. Các chuyến thăm tới Ba Lan, Pháp và Đức cũng đã được lên kế hoạch.

Ông Mao Ning, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ nỗ lực vì hòa bình: “Trong hai năm qua, chúng tôi chưa bao giờ ngừng nỗ lực hòa bình và không bao giờ ngừng thúc đẩy đối thoại”, DPA dẫn lời ông nói. Đây là “vòng ngoại giao con thoi thứ hai nhằm thúc đẩy giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine”.

Li Hui từng đã tới Ukraine lần đầu tiên vào tháng 5 năm ngoái và tổ chức các cuộc hội đàm tại Moscow. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tiến triển nào.

Tháng 2/2023, Trung Quốc trình bày quan điểm về xung đột Ukraine, kêu gọi tôn trọng chủ quyền, ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình. Bất chấp sự đảm bảo nhiều lần của Bắc Kinh rằng họ cam kết đàm phán, các nhà phê bình vẫn cáo buộc Trung Quốc thực sự ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tóm lại, hiện nay thế giới chỉ dành cho những kẻ cướp và du côn nói chuyện hoà bình, nếu nói theo lăng kính Phật Giáo, thì đây là thời mạt pháp, thời của qủi vương lên làm người như hoàn cảnh của VN từ 1975 đến nay.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 1 März 2024

 TRÙM RINO MITCH MCCONNELL ĐẢNG CỘNG HÒA XIN VỀ VƯỜN LÀM NGƯỜI TỬ TẾ.


Trước sự thắng thế hàng loạt trong vòng sơ bộ của đảng CH, ông Trump hiện là ứng cử viên sáng giá nhất của đảng CH để chạy đua vào Toà Bạch Ốc trong tháng 11 sắp tới.

Điều này đã làm cho hàng đống các tiểu Rino của đảng CH quay xe lên tiếng ũng hộ Trump, việc này đã làm tên đại Rino Mitc Mc Connell lo sợ cho số phận mình tương lai, khi xếp Trump ngồi vào ghế Tổng thống sắp tới, thế nên y đã thông báo việc từ chức của mình, để xin đưọc về nhà làm người tử tế.

McConnell, Người đàn ông quyền lực nhất nhì trên trái đất nhưng hết sức thối tha này, đã buông ra những lời dối trá trắng trợn cho những kẻ bạo loạn ở điện Capitol, chỉ vì ông ta thua cuộc trong cuộc bầu cử. McConnell, sau đó thậm chí còn tiếp tục viết tiếp trong một bài báo dành cho khách mời cho “Wall Street Journal về "Cơn bão ở Điện Capitol.” . Vào thời điểm đó, chiến lược của ông được hiểu là có nghĩa là ông muốn giao cho cơ quan tư pháp nhiệm vụ buộc Trump phải chịu trách nhiệm về việc kích động những người ủng hộ ông: vì nỗi sợ hãi chính đáng đối với những người trung thành với Trump trong chính đảng của ông.

Chúc mừng đảng cộng hoà !!

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 29 Februar 2024

 PHE TA SẮP HẠ PHE MÌNH - NHƯNG NHỜ LỖI KỸ THUẬT NÊN SỰ VIỆC ĐÃ KHÔNG XẢY RA

Xấu hổ, quá xấu hổ!: khi con tàu Hessen của Đức  suýt bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ trong quá trình hoạt động ở Biển Đỏ. Tạp chí tin tức Spiegel của Đức đã đưa tin ngày hôm qua 28/2/2024, nhưng có một điều,  khiến nó không bị bắn hạ là do lỗi kỹ thuật của hoả tiễn phòng không Đức.

Vụ việc xảy ra trước khi con tàu bắn hạ hai máy bay không người lái của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn, những đến nay mới tiết lộ.

Theo đó, tàu khu trục “Hessen” của Hải quân Đức, hiện đang có mặt tham chiến ờ Biển Đỏ với cá đồng minh của mình, suýt bắn hạ một máy bay không người lái MQ-9 Reaper của quân đội Mỹ. Thuỷ th đoàn của khinh hạm Hessen  Đức) đã khai hoả vào máy bay không người lái của Mỹ..

Tuy nhiên, điều khiến điều đáng xấu hổ hơn nữa là chiếc máy bay không người lái này không bị bắn hạ vì do lỗi kỹ thuật của hai hoả tiễn phòng không của Đức, nên hai hoả tiễn này đã rơi xuống biển. 

Suy cho cùng, hải quân Đức không chỉ chịu trách nhiệm về vụ suýt bắn lầm này: Máy bay không người lái này bị khinh hạm Hessen nhắm đến vì hệ thống bay của Mỹ không nằm trong chiến dịch pjối hợp hoạt động quân sự ở biển đỏ. Thủy thủ đoàn của tàu khu trục Hessen đã liên lạc qua radio với các đồng nghiệp Mỹ trong nhiệm vụ. Nhưng họ không biết gì về máy bay không người lái vì nó không nằm trong hoạt động của họ. Máy bay không người lái Reaper có lẽ đang di chuyển như một phần của nhiệm vụ chống khủng bố.

Vì máy bay không người lái đang hướng về phía tàu Hessen của Đức, nên chỉ huy con tàu Hessen quyết định bắn vào nó. Nhưng hoả tiễn phòng vi lỗi kỹ thuật đã rơi xuống biển. Vì vậy, chiếc máy bay không người lái của Mỹ không bị bắn hạ.

Sau vụ biệc này xảy ra, đã đưa đến một sự phối hợp hoạt động quân sự tốt hơn giữa những người tham gia chiến dịch chống lại lực lượng dân quân Houthi do Iran kiểm soát- Từ đó sẽ không xảy ra việc phe ta bắn phe mình.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 29 Februar 2024

KẾ HOẠCH CHO 40 NGÀY NGƯNG BẮN TRONG MUÀ CHAY RAMADAN CÓ THỂ HÌNH THÀNH GIỬA ISRAEL VÀ HAMAS??

Một kịch bản về một lệnh ngừng bắn mới có khả năng thay đổi đáng kể tiến trình cuộc chiến của Israel chống lại Hamas. Israel sẽ gặp một số bất lợi từ một thỏa thuận như vậy - nhưng vẫn có thể đồng ý. Chính phủ Netanyahu không muốn từ bỏ kế hoạch tập trung trong bất kỳ kịch bản nào.

Khi áp lực quốc tế ngày càng gia tăng buộc Israel phải kiềm chế hoạt động quân sự ở Rafah, miền nam Gaza, vì lý do nhân đạo, các nỗ lực đảm bảo lệnh ngừng bắn tạm thời dường như đang được tăng cường. Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden, Israel sẵn sàng chấm dứt các hoạt động thù địch trong mùa chay Ramadan của người Hồi giáo.

Đồng thời, ông hy vọng rằng lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực vào đầu tuần tới, Biden nói trong cuộc trò chuyện được ghi lại hôm thứ Hai 26/2/2024 từ chương trình NBC.

Đã có chuyển biến trên các mặt trận bế tắc giữa Israel và nhóm Hồi giáo cực đoan Hamas kể từ thứ Sáu 23/2/2024 tuần trước, khi các nhà đàm phán Israel gặp đại diện của Hoa Kỳ, Ai Cập và Qatar tại Paris để thảo luận về các phương thức giải thoát các con tin vẫn bị giam giữ ở Gaza.Như hãng tin Reuters đưa tin, dẫn lời một người trong cuộc, Hamas cũng đã nhận được một dự thảo trong các cuộc đàm phán dự kiến ​​đình chỉ mọi hoạt động quân sự trong 40 ngày.

Đổi lại, các con tin Israel sẽ được trao đổi lấy các tù nhân Palestine bị giam giữ ở Israel. Dự thảo kêu gọi thả 40 con tin Israel, bao gồm phụ nữ, trẻ em dưới 19 tuổi và người già trên 50 tuổi, cũng như những người bệnh tật. Theo lệnh ngừng bắn được đề ngh, các bệnh viện và tiệm bánh ở Dải Gaza sẽ được sửa chữa và 500 xe tải chở hàng viện trợ sẽ được gửi đến khu vực này mỗi ngày.

Đại diện của cả hai bên tham chiến hiện đang có mặt tại Qatar, mỗi bên đàm phán riêng với các nhà hòa giải. Tuy nhiên, một đại diện của Mỹ cho biết, các cuộc đàm phán giữa đại diện Israel và Qatar mang lại sự lạc quan. 

Lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh cho biết sau cuộc gặp với Tiểu vương Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, rằng tổ chức của ông hoan nghênh những nỗ lực chấm dứt chiến tranh. Tuy nhiên, ông cáo buộc Israel cản trở tiến trình. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết ông sẵn sàng đạt được một thỏa thuận.

Bây giờ Hamas phải từ bỏ các yêu cầu của mình, ông Netanyahu nói với đài truyền hình Fox News của Mỹ. Câu hỏi đặt ra là liệu Hamas có sẵn sàng đồng ý ngừng bắn trong 40 ngày thay vì chấm dứt hoàn toàn các hoạt động thù địch hay không - và điều đó có ý nghĩa gì đối với diễn biến cuộc chiến trong tương lai.

“Chúng tôi sẽ có thể tiếp tục chiến đấu sau khi ngừng bắn. 40 ngày ngưng bắn chỉ là một cuộc hưu chiến.  Điều này không phải là sự kết thúc của cuộc chiến”, Yossi Kuperwasser, cựu giám đốc Bộ Chiến lược Israel, cho biết. Israel phải hoàn thành sứ mệnh mà mình đã đặt ra. Và điều đó có nghĩa là đánh bại Hamas ở Gaza và tước bỏ khả năng tiếp tục cai trị và thực hiện các cuộc tấn công khủng bố chống lại Israel của tổ chức này.

Hoạt động quân sự thành công của IDF ở Gaza và viễn cảnh Israel cũng có thể chiếm được Rafah đã gây áp lực đáng kể lên Hamas và ban lãnh đạo của tổ chức này. Kuperwasser nói: “Thỏa thuận này cuối cùng cũng có thể thực hiện được vì Hamas dường như nhận ra rằng họ không có quyền đưa ra các điều khoản nào để đàm phán”.

Cuộc tấn công của Rafah vẫn đượIsrael lên kế hoạch, một lệnh ngừng bắn tạm thời sẽ giảm bớt áp lực quân sự cho Hamas và cho phép nhóm này tập hợp lại. Theo Reuters, Israel được cho là đã đưa ra lệnh cấm 8 giờ hàng ngày đối với các chuyến bay bằng máy bay không người lái, điều này sẽ cho phép Hamas di chuyển máy bay chiến đấu quanh dải đất. Lệnh ngừng bắn cũng có khả năng khiến các hoạt động thanh lọc của Israel ở các khu vực Gaza vốn đã bị chiếm đóng trở nên khó khăn hơn đáng kể.

Jerusalem cuối cùng đã chịu hạ nhiệt để bước vào đàm phán để có được một thông lộ cho việc giải thoát các con tin vẫn đang nằm trong tay tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, có vẻ như Israel không sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn hoạt động quân sự ở Rafah, bất kể có đạt được thỏa thuận mới hay không.

Trong mọi trường hợp, Thủ tướng Netanyahu nói rằng cuộc tấn công nhằm vào Rafah vẫn đang được tính đến. Nhưng có một kế hoạch di dân ra khỏi vùng giao tranh. Netanyahu hình như sẽ không có nhượng bộ trước áp lực từ Mỹ. “Chúng tôi đưa ra quyết định của riêng mình,” ông Netanyahu nói. “Chúng tôi đã tiêu diệt 18 trong số 24 tiểu đoàn khủng bố của Hamas và 4 trong số đó tập trung ở Rafah. Chúng ta không thể đơn giản bỏ qua pháo đài cuối cùng của Hamas, tất nhiên chúng ta phải làm điều đó.”

Người phát ngôn IDF Jonathan Conricus cho biết, miễn là IDF không chiếm được Rafah, "Hamas có khả năng tái xuất hiện trên chiến trường và buộc IDF phải chiếm lại các khu vực đã bị chiếm đóng trước đó". “Một khi đường hầm Rafah bị cắt đứt, trận chiến ở Gaza sẽ kết thúc.”

Israel đang có những biện pháp nhằm ngăn chặn buôn lậu vũ khí qua đường hầm -Theo chuyên gia quân sự Kuperwasser, mục đích của Rafah không chỉ là phá hủy thành trì cuối cùng của Hamas. Trong tương lai, Israel cũng sẽ phải kiểm soát dải đất ở biên giới với Ai Cập và xây dựng hàng rào ngầm giống như các phần khác của biên giới. Kuperwasser nói: “Và chúng ta nên ở lại đó để ngăn chặn việc buôn lậu vũ khí từ Ai Cập”.

Kuperwasser cho biết, cả số lượng vũ khí mà Israel tìm thấy ở Gaza cũng như quy mô của các đường hầm đều “vượt quá sức tưởng tượng”. Rõ ràng là Hamas đã buôn lậu phần lớn vũ khí này ra khỏi Ai Cập, bao gồm cả máy khoan đường hầm. Kuperwasser nói: “Chúng tôi phải có cơ sở kỹ thuật ở biên giới để giúp chúng tôi ngăn chặn nạn buôn lậu này”.

Tóm lại, một giải pháp cho việc ngưng bắn 40 ngày có thể hình thành với sự nhượng bộ của Do Thái, tuy nhiên đó không phải là dự thành công từ tài du thuyét của Joe Biden. Mà đó là một nhu cầu trong chính trị đến từ phía Do Thái, theo như lời tuyên bố của Thủ Tướng Netanyahu.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 28 Februar 2024

THỤY ĐIỂN CHÍNH THỨC BƯỚC CHÂN  VÀO NATO

Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine vào tháng 5 năm 2022. Nhưng giờ đây, nhiều người đã thật sự vui mừng vì họ đã có  21 tháng chờ đợi dưới sự ngăn cản của Hungary, cuối cùng rồi hàng rào cản không cho Thuỵ Đìển gia nhập đã được tháo gở.

Thụy Điển, một quốc gia quá nhỏ để có thể đứng một mình trước một biến động về quân sự với Nga. Chúng tôi không thể làm điều đó nếu không có sự hỗ trợ về quân sự của khối Nato.  Sự trung lập của Thuỵ điển đã chấm dứt trong thời Phát xít Putin tồn tại.

Thủ tướng Thụy Điển ông Ulf Kristersson đã thật sự nhẹ nhõm - ngay sau khi quốc hội Hungary không còn gây khó khăn cho Schweden gia nhập vào Nato ngày 26 /2/2024. Như vậy Thụy Điển là thành viên thứ 32 của Nato. Tương lai nếu Ukraine gia nhập vào Nato, thì Nato và Nga  sẽ  là láng giềng có chung đường biên giới với nhau. Đây là điều mà Putin không bao giờ muốn.

Toà Bạch Ốc và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có những phát biểu hoan nghênh việc kết nạp Thụy Điển, nước chưa từng trải qua chiến tranh từ năm 1814. Sự tham gia của Thụy Điển và Phần Lan là lần mở rộng lớn nhất của NATO từ khi khối này kết nạp các nước Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã năm 1991.

Thời sự từ Vũ thái An, người lính VNCH, ngày 28 Februar 2024

KHINH HẠM " HESSEN" ĐẨY LÙI CUỘC TẤN CÔNG ĐẦU TIÊN CỦA HOUTHI Ở BIỂN ĐỎ. 

Lần đầu tiên tàu khu trục Hessen của Đức sử dụng vũ khí trực tiếp ở Biển Đỏ rất thành công. Hôm thứ Ba 27/2/2024, hai mục tiêu trên không của Houthi đã bị tấn công. Chiếc khinh hạm Hessen của Đức đang tham gia chiến dịch quân sự Aspides theo chỉ thị từ quốc hội EU.

Khinh hạm “Hessen” được điều động tơí Biển Đỏ để bảo vệ các tàu buôn đã đẩy lùi cuộc tấn công đầu tiên của lực lượng dân quân Houthi hoạt động từ Yemen. Theo thông tin từ Thông tấn xã Đức, con tàu tham gia chiến dịch quân sự của EU, được mang tên là “Aspide. Đây là lần đầu tiên Hải quân Đức sử dụng vũ khí thật trong chiến dịch bắt đầu vào thứ Sáu 23/2/2024 và được coi là nhiệm vụ nguy hiểm nhất của Hải quân Đúc trong lịch sử Bundeswehr.

Lực lượng dân quân Houthi, liên minh với Iran, muốn chấm dứt các cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza bằng cách pháo kích các tàu buôn ở Biển Đỏ. Hoạt động quân sự của Israel là sự đáp trả vụ tấn công khủng bố của lực lượng Hồi giáo Hamas vào ngày 7 tháng 10.

Tuyến đường biển qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez là một trong những tuyến đường thương mại quan trọng nhất trên thế giới. Do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi, được Iran vũ trang, các công ty vận tải lớn đang ngày càng tránh xa tuyến đường biển ngắn nhất giữa châu Á và châu Âu - gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu.

Ông Pistorius bộ trưởng BQP Đúc mô tả hoạt độngcủa chiến dịch này là một trong những hoạt động “nguy hiểm nhất trong nhiều thập niên sau thế chiến thứ II

Vào thứ Sáu 23/2 vừa qua, quốc hội Liên Bang Đức (Bundestag) đã chấp thuận sự tham gia của Đức vào sứ mệnh “Aspides” của EU. Tàu “Hessen” trước đó đã khởi hành từ Wilhelmshaven tới khu vực tác chiến với mục đích có thể bắt đầu thực hiện mệnh lệnh ngay sau quyết định của Bundestag. Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius cho biết hoạt động này sẽ góp phần ổn định khu vực. Pistorius: “Nhưng chúng ta cũng phải nói rõ: hoạt động của tàu “Hesse” là một trong những hoạt động nguy hiểm nhất đối với Hải quân Đức trong nhiều thập niên”.

Thời sự từ Vũ Thái An, ngươì lính VNCH, ngày 28 Februar 2024.

NHẠC VÀNG DI SẢN VĂN HOÁ VỀ NGƯỜI LÍNH VNCH TẬP I

Cách đây vài năm , đám đầu lĩnh Hà Nộ hung hăng trong chiến dịch Zero Covid.19 trên 3 miền đất nuớc trong những năm 2021-2022, nhưng hoàn toàn thất bại,  cuối cùng đám súc vật này phải chấp tay vái Covid và tuyên bố từ nay phải sống chung với con Virus Covid.19. Câu chuyện diệt Covid ở VN của những ngày tháng cũ, giống như chiến dịch diệt văn hoá "đồi truỵ VNCH" vào những ngày sau 30.4.1975, trong đó có Nhạc Vàng. 

Nhớ lại chuyện xưa, khi người cộng sản đánh chiếm miền nam VN bất hợp pháp vào ngày 30.4.1975, Nhạc Vàng đã bị đảng và nhà nước xử tử hình chung với nền hoá mà "phe thắng cuộc" cho là "văn hoá đồi trụy của" VNCH. Họ đã tìm diệt và đốt cho bằng hết những thứ chướng tai gai mắt này, nhằm xoá bỏ những tàn tích tốt đẹp hơn cái gọi là văn hoá Marx-Lenin gắp trăm ngàn lần. Mục đích tìm thế chính nghĩa cho việc cướp miền nam , để sơn son trét phấn lên bộ mặt nguỵ của đám tộc cối đến từ miền bắc VN.

Đúng ra, nếu có cái còng nào còng được Nhạc Vàng, thì người cộng sản cũng sẽ cố gắng còng đầu Nhạc vàng để đem nhốt vào trại cải tạo, như số phận của hàng triệu quân, cán, chính VNCH.

Tôi, người lính VNCH năm xưa, trong hoài bảo cuối cùng của đời người, tôi sẽ cố gắng ghi lại được tới đâu hay tới đó, những sáng tác về người lính miền nam trước 1975.

Xin mời xem tiếp tập II nơi đường link: https://kimanhl.blogspot.com/

Đ mđầu cho việc bảo tồn kho tàng nhạc vàng, di sản văn hoá VNCH, nói về người lính trân năm xưa, đó là bài hát " Trên 4 vùng chiến thuất của nhạc sĩ Trúc Phương. Một bản nhạc hay, nói về bước quân hành của người lính VNCH. Bốn vùng chiến thuật là vùng lãnh thtrách nhiệm của 11 sư đoàn bộ binh, các lực lược Tổng Trừ bị, Hải quân, không quân, Địa phương quân, Nghiã quan ...Ngoài 4 vùng chiến thuật , quân lực VNCH còn có nhiệm vụ bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa.

Với bản nhạc này, nhạc sĩ Trúc Phương đã lay động trái tim của hầu hết những nguời lính VNCH, không một người nào, mà không ngêu ngao nài này, một lần trong đời lính của mìn

TRÊN 4 VÙNG CHIẾN THUẬT

( Nhạc sĩ Trúc Phương)

Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày,
lửa thù no đôi mắt,
chân nghe lạ từng khu chiến thuật,
áo đường xa không ấm gió phương xa,
nghìn đêm vắng nhà.

Mây mù che núi cao,
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi.


Gio linh đón thây giặc về làm phân xanh cây lá,
Pleime gió mưa mù
Tây Ninh nắng nung người, mà trận địa thì loang máu tươi
Đồng Tháp vắng bóng hồng, tôi yêu ai?

Ân tình theo gót chân, bọn đi xa đánh trận, gặp gỡ trong cơn lốc
xưng tao gọi mày thương quá gần.
Bốn vùng mang lưu luyến bước bâng khuâng của vạn người thân./.

LÍNH TRẬN MIỀN XA

(Nhạc sĩ: Bằng Giang - Anh Châu)


Tôi lính trận xa nhà

Từng đêm từng đêm

Phút vui quyện theo gió

Muốn biết ai yêu hẹn hò.


Lòng người hay đắn đo

Đời đã ban cho

Bạn đường là tay súng

Mến yêu tôi thuỷ chung.


Đi đánh trận trăm miền

Miền xa thật xa

Có ai còn yêu lính

Như những khi yêu người tình.


Gọi rằng em nhớ anh

Trọn kiếp xuân xanh

Để dành riêng cho lính

Với tất cả hồn trinh.

Tôi nơi biên trấn xa xăm

Em phòng kín khuê phòng

Tôi và em đêm từng đêm

Dặn lòng xin chớ quên

Hai đứa ở hai miền.


Tôi lính trận bưng biền

Nguyện đem bình yên

Hiến quê nhà tôi luyến mến

Hỡi em yêu dịu hiền.


Lời thề khi mới quen

Đừng chóng lãng quên

Cuộc đời tôi lính chiến

Nhưng vẫn mộng về em./.


Để nói lên cái tình thật thắm thiết của những thằng lính, chia nhau qua từng từ điếu thuốc, những miếng cơm sấy trên bước đường hành quân, chia nhau nổi vui, nổi buồn của đời người lính...Nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng tác ca khúc “Huynh đệ chi binh” để nói lên những hoàn cảnh cũng như những tâm tình thân thiết của những người lính VNCH - ngoài cái tình đồng đội h còn xem nhau như anh em ruột thịt cho dù với cấp bậc cao thấp nào trong quân ngũ  ….Ca khúc này này được nhạc sĩ Anh Bằng viết nhằm có ý nhắn nhũ với mấy ông “ tướng chỉ huy ”, đừng cóhục hặc với nhau, mà phải cố gắng chung sức chống lại kẻ thù . Bản nhạc được viết trong bối cảnh rối ren của những cuộc đảo chính, chỉnh lý liên miên của các ông tướng trong quân đội, từ sau khi lật đổ ông Diệm.

Các ông tướng cao cấp lúc bấy giờ ít khi đồng lòng với nhau, nên hàng ngũ quân đội bị rối ren... Ca khúc “Huynh đệ chi binh”, mong rằng sẽ đến tai các ông quan lớn nhà binh này, để các ông ngưng tranh chấp mà hướng về việc cứu nước trước hiểm hoạ cộng sản trước mắt:

HUNH ĐỄ CHI BINH

( Sáng tác Anh Bằng)

Huynh đệ chi binh là gì đó anh Hai ?
Huynh đệ chi binh là là huynh đệ chi binh… a la la
Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cùi bắp
Và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh

Lúc sướng có nhau là huynh đệ chi binh
Lúc khó có nhau là huynh đệ chi binh
Giúp đỡ lẫn nhau là huynh đệ chi binh… a la la la
Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cà cuống
Và rồi đi lên Ðại Tướng đều là huynh đệ chi binh

Lúc sống có nhau là huynh đệ chi binh
Lúc chết có nhau là huynh đệ chi binh
Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh..a la la la
Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cà cuống
Và rồi đi lên Ðại Tướng đều là huynh đệ chi binh

Huynh đệ chi binh là gì đó quan Hai ?
Huynh đệ chi binh là anh em nhà lính
Ấy lính là lính lính
Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ chàng Binh Hai còn nhí
Ðằng đằng như ông Thượng Sĩ
Ðều là huynh đệ chi binh

Lúc tiến có nhau là huynh đệ chi binh
Lúc thoái có nhau là huynh đệ chi binh
Tiến thoái có nhau là huynh đệ chi binh
Ấy lính là lính lính
Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cùi bắp
Và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh

Sướng khổ có nhau là huynh đệ chi binh
Giúp đỡ lẫn nhau là huynh đệ chi binh
Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh
Ấy lính là lính lính
Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính
Thương nhau khác chi nhân tình
Từ người deuxième cùi bắp
Và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh

Từ chàng binh hai còn nhí
Ðằng đằng như ông Thượng Sĩ

Từ người deuxième cà cuống
Và rồi đi lên Ðại Tướng đều là huynh đệ chi binh./.

Mấy Dặm Sơn Khê là bài hát được cố đại tá Nguyễn Văn Đông, một nhạc sĩ tài hoa của QL.VNCH, một tên tuổi lớn trong giới nhạc sĩ sáng tác ở miền nam trước 1975, ông chuyên viết về người lính VNCH. Một ca khúc nổi tiếng của người nhạc sĩ này là " Chiều mưa biên giới".Các nhạc phẩm của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được nhiều thế hệ khán giả biết đến là: Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Nhớ Một Chiều Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, Hải Ngoại Thương Ca...Ông còn là giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng là sĩ quan Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu và sau đó là trường Võ Bị Quốc Gia do Chính phủ Quốc gia mở ra tại miền Nam Việt Nam vào cuối thập niên 1940.

"Sau năm 1975, ông gần như không giao du, sinh hoạt với ngoài đời, cũng như không nhận phát biểu hay nói gì về mình. Vào khoảng năm 2006-2008, trong phong trào các trung tâm ca nhạc của người Việt hải ngoại thực hiện các chương trình tác giả - tác phẩm, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được nhiều lời mời đi Mỹ, thế nhưng ông đều từ chối." Ông là một người lính có nhân cách lớn, mà nhiều giới nghệ sĩ trước 1975 đề ngưng mộ và kính nể.

"Điều này được thể hiện trong cách sống của ông. Sau năm 1975, ông cũng từ chối không làm hồ sơ đi H.O và chọn ở lại quê nhà, trong căn nhà nhỏ ở đường Nguyễn Trọng Tuyển. Ít ai biết người đàn ông lúi húi giúp vợ bán bánh mì, là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nổi tiếng, và từng là đại tá, Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó quân lực Việt Nam Cộng hòa." Ong mất ngày  28/2/2018 tại Sài Gòn, thọ 85 tuổi.

MẤY DẶM SƠN KHÊ

(Nhãc sĩ Nguyễn Văn Đông)

Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng
Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê
Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông
Kết trong lòng thế hệ nghìn sau nối nghìn xưa

Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng,
Chờ mùa Xuân tươi sang, nhưng mùa thắm chưa sang
Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,
Chốn phương trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh


Anh như ngàn gió, ham ngược xuôi, theo đường mây,
Tóc tơi bời lộng gió bốn phương,
Nước non còn đó một tấc lòng,
Không mờ xóa cùng năm tháng,
Nhớ ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên,

Khoác lên vòng hoa trắng,
Cầm tay nhau đi anh
Tơ trời quá mong manh
Anh hỡi anh, đường xa vui đấu tranh,
Giữa khung trời gió lộng, nghìn sau tiếp nghìn xưa./.

Một bản nhạc hiếm hoi nói về thời gian thụ huấn 9 tháng của các sĩ quan trừ bị của QL.VNCH,tại trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau khi tốt nghiệp các chàng Sinh Viên Sĩ Quan trường BBTĐ, sẽ được gắn lên vai cấp bậc chuẩn uý - là sĩ quan cấp thấp nhất trong hệ thống sĩ quan chỉ huy trong QL.VNCH.

9 THÁNG QUÂN TRƯỜNG.
( Không rỏ tác gỉa)

Cuộc liên hoan nửa khuya sắp tàn
Mà sao tình mình thêm chứa chan
Siết tay nhau mến trao lần cuối
Viết cho nhau những dòng lưu niệm
Của những ngày trong quân trường mình sống yêu thương
Qua chín tháng phong sương.

Tuổi thư sinh đã qua mất rồi
Giờ chỉ còn lại anh với tôi
Gắn trên vai chiếc lon chuẩn úy
Sáng mai đây giã biệt kinh kỳ
Giây phút này hai đứa mình còn có đêm nay
Để thương nhớ tràn đầy.


Đôi ta là chiến sĩ xa nhà
Mang theo kỷ niệm làm quà mai sau
Mình còn gì cho nhau nữa không bạn đời nhé
Đêm vui đã khuya rồi ta tạm biệt nhau thôi.

Dù hai ta có xa cũng gần
Nên mỗi lần mình nhắc đếnnhau
Nhớ biên thư đổi trao nhiều nhé
Kể nhau nghe những chuyện vui buồn
Ở chiến trường chuyện ân tình mình đã yêu thương
Người em gái hậu phương./.


Không người lính nào, đã từng thụ huấn tại quân trường Quang Trung mà không nhớ đến " Vườn Tao Ngộ, nơi để các tân binh gặp gỡ thân nhân, người yêu vào ngày chú nhật nơi đây. Vườn Tao Ngộ trực thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, một quân trường lớn nhất của vùng III chiến thuật, nơi từng đào tạo các tân binh cho quân lực VNCH. Ngoai ra còn huấn luyên giai đoạn I căn bản cho các sinh viên sĩ quan trường Bộ Binh Thủ Đức, cũng như các anh lính Babilac (sinh viên học đường). 

Vưòn Tao Ngộ là bài hát rất được yêu thích của các chàng trai trẻ miền nam trước 1975 - những anh đã từng sống đời quân ngũ. 

VƯỜN TAO NGỘ
(Tác gỉa Nhật Hạ tức nhạc sĩ Khanh Băng)

Hôm nay ngày Chủ Nhật, vườn tao ngộ em đến thăm anh.
Đường Quang Trung nắng đổ xa xôi.
Mà em đâu có ngại khi tình yêu ngun ngút cao lên rồi.
Ta nhìn nhau bâng khuâng.
Đâu biết rằng chuyện đôi ta sẽ vui hay buồn.
Ngày mai ra đơn vị, đường trần hai lối mộng thôi từ đây biết ra sao?

Nếu chúng mình ước hẹn, ngày tao ngộ xa quá anh ơi!
Thời gian xin lắng đọng đợi chờ.
Để đôi tim ước mộng đem tình thương tô thắm đôi môi hồng.
Đây một phong thư xanh, trao đến người,
để quên đi những đêm quân trường,
sầu cô đơn hiu quạnh, vùi đầu bên chén trà tìm đọc thư em.


Anh ơi, dù non sông cách trở,
Xin anh đừng quên bao kỷ niệm, ngày nao hai dứa mình,
cùng nhau chung mái trường tuổi học sinh đẹp như gấm hoa.
Anh đi ngày mai trên chiến địa.
Nơi đây, tình yêu em vẫn đợi,
Cầu xin non nước mình được yên vui thái bình, tìm trao ước hẹn hò.

Tiếng nói cùng tiếng cười, giờ tao ngộ lưu luyến bên nhau.
Mừng vui chưa nói được cạn lời.
Giờ chia tay não nề ngại ngùng thay chân bước đi không đành.
Vui đời trai phong sương, vai gánh nặng tình non sông bước chân miệt mài.
Dù núi biếc sông dài, dù trời cao đất lạ đừng buồn nghe em./.

Hình ảnh người lính lính về thành phố Sài Gòn thật oai phơng...,là tựa một bài hát về người lính VNCH, thật hay, do nhạc sĩ Trúc Phương sáng tác, đó là bài:
NGƯỜI XA VỀ THÀNH PHỐ.
( Nhạc sĩ Trúc Phương)

Mình về thành phố đây rồi,
chốn ăn, chốn vui lạ mặt người.
Cho bỏ gian lao ngần này phép rong chơi,
rủ phong sương đầy áo mà nghe lòng ước muốn lên cao.
Đi lính xa đánh giặc từng giờ
viết trăm lá thư để hẹn hò,
cho buổi hôm nay đời chỉ có ta thôi,
tiếng yêu chưa lần nói mà đường yêu chân bước vào rồi!


Kín vai sương tóc lệch đường ngôi
đã cho nhau, vì nhau mà tới đợi đêm này
đợi đã bao đêm từ khi chiến đấu mọi miền,
anh mơ yên lành lần hiện diện trên mắt môi em.
Mình trở lại với đơn vị
bén hơi chuyến đi hẹn ngày về.
Nhưng kẻ phương xa đời còn thú vui xa,
những đêm ngang tầm súng vào nửa khuya nhung nhớ ngập lòng.

Đây là một trong những bài hát về người lính nằm trong kho tàng văn học thuộc di sản văn hoá VNCH cần được bảo tồn cho thế hệ Hậu Duệ chúng ta../.

Thắm thoát, thời gian qua mau, lớp nhạc sĩ sáng tác nhạc vàng trước 1975 đã lần lượt người trước, người sau đã ra đi và họ đã để lại một kho tàng văn hoá đồ sộ về những bản nhạc nói về người lính , tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi..thật tuyệt vời, mà ngày nay những dòng nhạc đó, nếu không được giữ gìn và bảo tồn, thì tương lai sẽ bị mai một, đó là điều đáng tiếc cho các thế hệ hậu duệ VNCH.
Trong những nổ lực cuối cùng, tôi người lính VNCH, sẽ cố gắng ghi lại được bao nhiêu hay bấy nhiêu, những dòng nhạc ấm áp này....đã tồn tại hơn 50 năm qua ở trong nước cũng như ở Hải Ngoại. Bản nhạc hôm nay tôi muốn ghi lại là bài " Lạy mẹ con đi", một hình ảnh đẹp của nguời lính VNCH, trước khi xa nhà, xa mẹ hiền, Đã lạy, tạ từ mẹ trước khi ra đi. Bn nhạc đã gói ghém hết tình mẫu tử thiêng liêng, tình nước, tình nhà... được nhạc sĩ tài hoa Anh Bằng diễn đạt trọn vẹn trong một bản nhạc do ông sáng tác trước 1975. Là bản nhạc ưa thích của những người lính VNCH năm xưa.
Mẹ nhìn những đứa con thơ ra đi đối đầu với bao hiểm nguy nơi xa trường, sống chết luôn cận kề, thì có người mẹ nào đành lòng. Thế nên với con chỉ biết “Xin mẹ chớ buồn, nhìn về tương lai” vì “Mẹ ơi! Tổ quốc đang chờ tình con”.

LẠY MẸ CON ĐI
(Sáng tác của Anh Bằng)
Lạy mẹ con đi, ôm ấp linh hồn Việt Nam
Lạy mẹ con đi, nối theo chí hùng ngàn năm
Vắng con mẹ buồn
là bởi ý khiên khơi nguồn
Nhưng còn gì hơn, tình nước vướng trong tình con
Từ nhỏ con chưa xa vắng quê nhà mẹ ơi
Một buổi xa con, nhớ thương chắc mẹ chẳng vui
biết con đi rồi, nhà cửa vắng thêm một người
Ôi mẹ vì con từng hy sinh cả cuộc đời
Mẹ ơi ! biển lớn sông dài là đây
Đỉnh núi non cao ngất trời
không thể sánh tình mẹ thương lúc này
Mẹ ơi! ở bữa cơm nghèo chiều nay
Canh vắng chim non rẽ bầy
Xin mẹ chớ buồn, nhìn về tương lai
Lạy mẹ con đi, ôm ấp linh hồn Việt Nam
Lạy mẹ con đi, nối theo chí hùng ngàn năm
Vắng con mẹ buồn
là bởi ý khiên khơi nguồn
Nhưng còn gì hơn, tình nước vướng trong tình con
Từ nhỏ con chưa xa vắng quê nhà mẹ ơi
Một buổi xa con, nhớ thương chắc mẹ chẳng vui
biết con đi rồi, nhà cửa vắng thêm một người
Ôi mẹ vì con từng hy sinh cả cuộc đời
Mẹ ơi ! Tổ Quốc đang chờ tình con
Đổ tiếng chiên khua trống dồn
Bên nợ bên tình, làm sao vuông tròn
Mẹ ơi! lửa khói dâng sầu biệt ly
Mẹ đón con yêu sẽ về
trong ngày thái bình
Lạy mẹ con đi! ./.

LỜI CHINH NHÂN
( Nhạc sĩ Bảo Thu)

Hai mươi tuổi đời, biết mình là phận trai Trong thời quê chinh chiến tôi lạnh lùng ra đi Mịt mờ ngoài phương xa tìm vui qua trăm miền Chẳng mơ ước chi, ngày đêm súng trên tay lo diệt thù Năm tháng trôi dần, chiến trận còn dài lâu Tôi vẫn vui chiến đấu, không quản ngại gian nan Giờ này người tôi yêu, còn yêu hay quên rồi Thành đô chắc vui, mà đâu mấy ai nhắc tên người yêu

Bao năm rồi miền gió núi đã quen Còn chinh chiến nên tôi vẫn chưa về Từng máu tương tàn vẫn nối nhau Làm sao, làm sao, quên đêm ngọc ngà Đêm nhân tình khóc ướt đôi vai Thôi, thôi hết rồi, kỷ niệm biền biệt thêm Đôi lần nghe nhung nhớ giữa khoảng trời bơ vơ Nguyện cầu ngày quê hương bình yên đưa tôi về Mình lại có nhau, vầng trăng chốn xưa, ru ta ngủ yên./:


BIỆT KINH KỲ

Một trong những bản nhạc vàng trữ tình của nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh sáng tác, ghi những dấu ấn sâu thẳm trong lòng của những người trai miền nam trong thời ly loạn, phải tạm xa nhà, tạm ca người yêu, ngưòi tình để lên đướng nhập ngũ, bảo vệ quê trương.
Lúc mà tình yêu của những người trai miền nam khó có thể chấp cánh bay cao, hàng hàng lớp lớp người trai đang lên đường đi trả nợ sông núi. Đó là những lúc tình yêu lứa đôi bị cách trở....và sẽ không có ai dìu em đi trong chiều lộng gió, thì xin em chớ buồn.
Bạn ơi ! quan hà xin cạn chén ly bôi
Ngày mai tôi đã đã đi xa rồi
Thành đô lưu luyến chắn bước chân tôi
trước giờ chia phôi mấy ai không bùi ngùi
kỷ niệm buồn vui mãi ghi trong lòng tôi.
Rồi đây mai ngày ai hỏi đến tên tôi
Bạn ơi ! hãy nói "khoác chiến y" rồi
Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên
giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền
có về là khi nước non vui bình yên.
Nhớ lúc lên đường đưa tiễn chân tôi,
Thương lên khoé mắt mẹ nhắn đôi lời,
Diệt thù lập công cho xứng tài trai,
Sắt son ghi lòng chớ phai.
Ai đi chinh chiến xây đắp tương lai,
Con đi chinh chiến để nước yên vui
Lời mẹ hiền khuyên nguyền khắc trong tim
bao giờ dám quên.


Bạn ơi ! khi nào ai hỏi đến tên tôi
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời.
Ngày nào khi đất nước hết binh đao
giữa đoàn hùng binh có tôi đi hàng đầu,
trở về thành đô nắm tay ta mừng nhau.
Người đi chiều ấy áo nhuộm bụi đường
Chiều nay về giữa kinh kỳ say hương.


Đời lính với chiếc ba lô trên vai và bên cạnh là người yêu, đó là cây súng dùng để khử bạo. Với bước chân quân hành, người lính lặn lội từ trên đồi núi cao nguyên, xuống tới những vùng rừng rậm
sình lầy để lùng giặc...trên đường hành quân, người lính sẽ nghĩ gi, ước mơ gì? Tác gỉa Hoài Linh sẽ nói về tâm tư của người lính qua một bản nhạc đi cùng năm tháng.....

LÍNH NGHĨ GÌ ??
Tác gỉa Hoài Linh
Tôi là lính xa nhà đi chấn Sơn Khê
Hai mùa mưa mây mù che nẻo đường về
Đêm rừng núi lạnh buốt mái ponsô
Súng cầm canh nhịp từng giờ
Trái châu chiếu xuyên cành lá
Tay ghì súng nghe mùi tang tóc đâu đây
Tâm hồn se vơi chẳng vơi đầy chẳng đầy
Khi vào lính nhận nếp sống đơn sơ
Rơi đàng sau nhiều đơi chờ
Hai màu áo một niềm mơ

Hai năm ru hồn viễn chiến mọi miền
Đội bàng non sông mây núi
Ánh sáng kinh đô tôi chưa lần đến
Ai mơ giấc mộng hoa xa vời
Lính chỉ đơn sơ yêu đời
Thành thật nói tha thiết thôi
Tôi lại nghĩ quê mẹ không phải riêng ai
Không của anh không của em mà của mọi người
Xin gửi đến bằng tiếng nói tim tôi
Không thì rơi ngoài bầu trời
(Trong tình thương người và người)
Cho đời lính một niềm vui


HOA BIỂN: một bản nhạc nói về người lính Hải Quân thuộc QL.VNCH , được sáng tác bởi nhạc sĩ Anh Thy.
Năm 1964, Anh Thy nhập ngũ và theo học tại Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, anh được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý chiến trực thuộc Bộ tư lệnh HảiQuân Việt Nam Cộng hòa.
Từ đó, Anh Thy bắt đầu sáng tác nhiều bài hát về người lính Hải quân VNCH, như Biển tuyết, Hải đăng , Hoa biển, Lời nguyện cầu nửa đêm, Một đêm hải hành, Tâm tình người lính thủy, Trùng dương vương mắt em... Anh Thy là một Hạ sỹ quan VNCH với cấp bậc Trng sỹ.
Trước 1975 Anh Thy có khoảng 33 bài nhạc do anh sáng tác. Bản Hoa Biển thường bị nhầm lẩn là do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác. Anh Thy mất năm 1973.
HOA BIỂN
(Sáng tác của Anh Thy)
Ngày xưa em anh hay hờn dỗi
Giận anh khi anh chưa kịp tới
Cho anh nhiều lời, cho anh bồi hồi
Em cúi mặt làm ngơ
Không nghe kể chuyện
Bao nhiêu chuyện tình đẹp nhất trên trần đời
Tại em khi xưa yêu màu trắng
Tại em suy tư bên bờ vắng
Nên đêm vượt trùng
Anh mong tìm gặp hoa trắng về tặng em
Cho anh thì thầm
Em ơi tình mình trắng như hoa đại dương
Trùng khơi nổi gió lênh đênh triền sóng
thấy lung linh rừng hoa
Màu hoa thật trắng, ôi hoa nở thắm
ngất ngây lòng thêm

Vượt bao hải lý chưa nghe vừa ý
lắc lư con tàu đi
Chỉ thấy bọt nước tan theo ngọn sóng
dáng hoa kia mịt mùng
Biển khơi không mang hoa màu trắng
Tàu anh xa xôi chưa tìm bến
Nên em còn buồn, nên em còn hờn
Sao chưa thấy anh sang
Em ơi giận hờn
Xin như hoa sóng tan trong đại dương./.

Những bài hát rất ấm áp, dể thương của những người trai miền nam trươc 1975, đã đi vào trong tâm thức của người lính VNCH và tồn tại trên 50 năm ở trong nước và hải ngoại.
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH
( Sáng tác của Trần Thiện Thanh)

Nếu em không là người yêu của lính
Em sẽ nhớ ai Chủ Nhật trời xinh
Em sẽ nhớ ai đêm sương lạnh lùng
Và giữa chốn muôn trùng
Ai viết tên em lên tay súng.
Nếu em không là người yêu của lính
Ai sẽ nhớ em chiều dừng hành quân
Ai khẽ nhắc tên em muôn nghìn lần
Để thấy cánh sao gần
Không đẹp bằng hồ mắt giai nhân
Hỡi người em gái Gia Long ơi
Hỡi người em chốn xa xôi
Áo trinh thơm mùi giấy
Có khi anh ngỡ là mình quen nhau từ kiếp trước
Đến bây giờ mơ ước tròn tơ duyên
Để má em thêm hồng
Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em
Ai băng gió sương cho em đợi chờ
Và những lúc anh về
Ai kể chuyện đời lính em nghe
Hỡi người em gái Gia Long ơi
Hỡi người em gái chốn xa xôi
Áo trinh thơm mùi giấy
Nhớ hôm em về


Đường chiều nghiêng nghiêng cầu sắt đó
Khiến cho lòng anh thấy nhiều lo âu
Anh sợ má em phai màu
Nếu em không là người yêu của lính
Ai đem cánh hoa rừng về tặng em
Ai băng gió sương cho em đợi chờ
Và những lúc anh về
Ai kể chuyện đời lính em nghe ./.

Không quân là niềm mơ ước của tuổi trẻ miền nam trong thời ly loạn. Một sáng tác của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Anh chương là tên con trai đầu lòng và cũng là bút hiệu của ơng.
Tuyết trắng là tác phẩm nói về tâm trạng người Pilot không quân VN. Với bộ đồ bay màu xanh xanh, rồi cùng cánh chim sắt vút lên cao, nhìn mây trời mà tưởng như tuyết trắng.......Một bài hát thật trử tình cũa người lính không quan VNCH.
TUẾT TRẮNG
Sáng tác của Anh Chương tức T(rần Thiện Thanh)
Anh biết chiều nay em anh buồn lắm
Đã hẹn nhưng chẳng thấy bóng anh sang
Khi nắng công trường soi bước em
Khi chiều kéo lại bao nhiêu nhớ mong
Khi đường bay chờ anh tung cánh sắt.
Đây áo bay màu xanh xanh như tình ái
Thắt lại khăn ấm chính em đan
Khi gió quay cuồng sau cánh bay
Con tàu thét gầm cho tim ngất ngây
Phi đạo chạy dài anh cất cánh bay lên.

Ngả nghiêng cánh chim
Con tàu xé trời rời xa thành phố rồi
Mây giăng thật thấp
Mây đan lụa trắng
Mây pha màu nắng.
Vượt cao vút cao
Mây trời kết thành một vùng tuyết trắng ngần
Tuyết ơi xin nhuộm trắng trong tâm hồn em gái nhỏ tôi thương.
Khi nắng chiều buông không gian chợt tối
Xóa nhòa vùng tuyết trắng mênh mông
Anh ước sao tình như tuyết trinh
Cho dù chúng mình không gian cách ngăn
Cho dù tuyết trắng đã chìm trong màn đêm./.


RỪNG LÁ THẤP
Sáng tác của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh)
Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì
Tôi là người đi chinh chiến dài lâu
Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu.
Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca:
"Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà"
Giữa rừng già vang tiếng hát thật cao
Nhưng giữa già tôi có thấy gì đâu?
Sao không hát cho người giết giặc trên cầu
Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh
Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
tàn đêm khói lửa,
Giờ chỉ còn hai tiếng "mến anh"
Sao Không hát cho những người còn mải mê
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Sao không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa
Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua./.

Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh.
Đời lính quen yêu gian khổ quân hành
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên
Đánh giặc lâu bền cho non nước bình yên
Lời hát xin gây rung động thật sâu
Đừng hát như chim giữa rừng lá sầu
Xin thật lòng qua câu hát đầu môi
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi ./.

Tạp ghi và thực hiện Thái An Vu, người lính VNCH, ngày 26 Februar 2024.