Powered By Blogger

THEO "CÔNG GIÁO DÂN TỘC": VIỆT LỊCH CÓ TỪ THẾ KỶ 17 DO CÁC  GIÁO SĨ CÔNG GIÁO SÁNG TẠO ??

Vào thời bắc thuộc, nhiều nhà nghên cứu cho rắng Việt lịch bắt nguồn từ lịch Kiến Dần của Trung Hoa, nay lại thấy thêm một tài liệu của cái gọi là " Công Giáo dân tộc" cho ra đời một một bộ lịch do một Giáo Sĩ công giáo thực hiện...Như vậy thì Việt lịch của chúng ta mang tiếng quá (?), hết là bản sao của Tàu rồi tới của Tây (?). Đúng sai, sự thật về Việt lịch của người Việt cổ có xuất xứ từ đâu, chúng ta thử tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của nó. Nói như vậy, người Tây phương là trùm về Âm và Dương Lĩch (?)

VÌ SAO GỌI LÀ ÂM LỊCH ?

Âm lịch có cách tính từ sự tuần hoàn của mặt trăng quay xung quanh trái đất và thay đổi từ lúc bắt đầu tuần trăng mới (new moon) đến trăng rằm, tròn, rồi khuyết dần cho đến mất hẳn để lại bắt đầu tuần trăng mới kế tiếp. Sự chuyển vần theo một chu kỳ gần như nhất định của mặt trăng rất dễ nhận thấy nên từ xưa, người ta đã bắt đầu làm lịch dựa theo chu kỳ của mặt trăng.

Người Trung Hoa từng dùng chữ Nguyệt nghĩa là mặt trăng để chỉ tên tháng. Chữ Month trong tiếng Anh cũng do chữ Moon mà ra (Pogge, Astronomy 161, 07 tháng 1, 2001). Lịch dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, ta gọi theo Trung hoa là âm lịch.

Năm âm lịch thường có 12 tháng, mỗi tháng có 29 (tháng thiếu) hay 30 (tháng đủ) ngày. Như thế một năm âm lịch thường, có từ 353 đến 355 ngày. Trái đất quay quanh mặt trời và quay trọn một vòng trong 365 ngày (đúng ra là 365, 242199 ngày, là một năm thiên văn, astronomic year). Tùy theo vị trí tương ứng giữa trái đất và mặt trời mà sinh ra mùa màng trên trái đất. Ðể mùa màng vẫn xảy ra đúng với ngày tháng âm lịch, nên cứ hai hoặc ba năm lại có năm nhuận. Thường thì trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, có hai tháng trùng tên, tháng thứ nhì là tháng nhuận. Tùy theo tháng nhuận, năm nhuận có từ 382 đến 385 ngày.

Tết tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 23/12 đến ngày 10/1 âm lịch, người Việt chúng ta dùng từ "Tết" thay cho từ "âm lịch" để mừng ngày đầu xuân của năm. Hiện nay, trong tiếng Việt, âm lịch (hoặc lịch ta) thường được dùng để chỉ "nông lịch". Đây là cách tính toán hoàn toàn khác với người Trung Hoa và càng không phải là cách tính của các giáo sĩ công giáo dòng tên. Nông lịch xuất phát từ nước ta và VN được coi là cái nôi của nền văn minh về lúa nước của thế giới.

Và người Trung Hoa từng học cách cấy và trồng lúa nước từ người Việt cổ, chứ không như những sử liệu sai lệch trong quá khứ: là người Việt chúng đã được các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên truyền dạy cách làm ruộng (?), đây là một sự xuyên tạc trắng trợn lịch sử. Nếu, nói 2 tên thái thú Tàu truyền dạy dân Việt ta làm lúa nước, vậy thì bánh chưng bánh giầy cũng là của người Trung Hoa sao? Vì hai loại bánh truyền thống có mặt ở VN trước thời Tích Quang và Nhâm Diên cả ngàn năm và hai loại bánh này, không bao giờ thấy trong ẩm thực ngày Tết của người Trung Hoa, mà chỉ có ở VN.

Âm lịch truyền thống của Trung Hoa lần đầu được khắc trên các mảnh giáp cốt từ thời nhà Thương cách đây trên 3.000 năm.

Nhưng theo báo Công Giáo Dân Tộc từng cho rằng, phiên bản cuối cùng đầy đủ và chuẩn xác nhất, tức bộ âm lịch đang dùng hiện nay ở Trung Hoa và ở Việt Nam được thực hiện vào thế kỷ 17. Bộ âm lịch này là do các linh mục Công giáo thực hiện. Điều này cho thấy đây là một sự ngộ nhận hoàn toàn sai lệch về nguồn gốc của Việt lịch. Cá nhân tôi không biết những người "công giáo gọi là dân tộc", tung bài viết về Việt lịch mang ý đồ gì ? Xem ra cái gọi là "công giáo dân tôc" không có chút gì gọi là dân tộc? Nguồn: http://www.cgvdt.vn/xa-hoi/bo-am-lich-dang-dung-la-do-cac-giao-si-dong-ten-san-dinh_a15978

NGUỒN GỐC ÂM LỊCH VN

Từ lâu người Việt chúng ta thường hay ngộ nhận và cho rằng Tết Nguyên Đán là có nguồn gốc từ cái Tết của người Tàu, một quan niệm hoàn toàn sai lạc với thực tế -  sự thật thì người Trung hoa từng lấy cắp cách tính ngày Tết theo Lịch Vạn Niên của người Việt cổ, còn gọi là Việt Lịch, một phát minh hoàn toàn của người Việt chúng ta, có trước Lịch Tàu. Người Trung Hoa từ xưa tới nay thường đi đánh cắp sáng tạo của nước khác rồi đem về làm chủ sở hữu các công trình đánh cắp này. 

Tổng Thống Trump của Hoa Kỳ đã từng lên tiếng cáo buộc Trung Cộng trước dư luận trong nước và thế giới, ông đã nêu đích danh Trung Cộng là nước đã từng đánh cắp rất nhiều sáng tạo về khoa học , kỹ thuật cũng như các công trình thuộc thời kỳ "cách mạng kỷ nghệ thứ 4.0" của HK và các nước khác trên thế giới - Trung Cộng hiện nay đang bị Hoa Kỳ trừng phạt về cái tội ăn cắp sở hữu trí trí tuệ. Trung Hoa, tức Trung cộng sau này từng ngạo mạn là cái nôi tinh hoa của thế giới (?!), điều này không sai, vì TQ chính là trùm ăn cắp các tinh hoa của thế giới và đang bị thế giới tẩy chay toàn diện về sản phẩm của TQ. 

BẢN CHẤT CỦA VIỆT LỊCH

Tết Nguyên Đán của Việt Nam hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam.

Ngày Tết là dịp để mọi người hân hoan chúc cho nhau những điều tốt lành nhất cho năm mới và bỏ qua hết những xích mích đã làm mất lòng nhau trong năm cũ. Ai ai cũng đều tay bắt mặt mừng và dành nhiều thì giờ đến thăm họ hàng, bạn bè, và bà con lối xóm. Ngày Tết còn là ngày khởi đầu cho một hy vọng mới, một cố gắng mới, và một cuộc đời mới trong tương lai.

Ngày Tết cũng là ngày đoàn tụ. Người đi làm ăn xa xôi đến mấy cũng cố trở về quê, tức là nơi mình được sinh ra hay quê quán của cha mẹ, để ăn Tết và cúng tổ tiên cùng mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, và bà con lối xóm. Mọi người đều nghỉ ngơi và ăn chơi cho bỏ những ngày làm lụng vất vả. Những phong tục truyền thống của ngày Tết, làm sống lại Việt Tình qua cách "tế giao" để có sự hoà hợp với Trời Đất trước bàn thờ Tổ tiên. Việt lịch được các nhà khảo cổ học tìm thấy trên mặt trống đồng đặc thù của người Việt cồ-

Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ , các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một lịch vạn niên của người Việt, hoàn toàn khác với lịch Kiến Dần của người Trung Hoa.

Lịch cổ truyền của người Trung Hoa “kiến Dần”, lấy tháng Giêng – tháng Dần – là chính sóc (sóc = ngày đầu năm mới) và hầu hết các sách báo hiện nay trong nước đều cho rắng âm lịch mà chúng ta đang sử dụng bắt nguồn từ lịch "kiến Dần" của người Hoa. Đó là một điều sai lầm tai hại về Âm lịch Việt và Âm lịch Tàu. 

Các nghiên cứu về Âm lịch Việt có trên mặt trống đồng Đông Sơn, đã phá bõ được các luận điệu của các sử gia Hán tộc, cho rằng nguồn gốc âm lịch của VN bắt nguồn từ thời Hán Vũ đế (140 TCN), còn gọi là lịch "kiến Dần". Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế rất xa. Và nó còn nói lên việc các giáo sĩ công giáo thực hiện, thì lại càng sai lạc về nông lịch của người Việt chúng ta.

Trống đồng Ngọc Lũ của VN đã hiện diện trước thời Hán Vũ Đế 360 năm. Trống đồng Ngọc Lũ có niên đại 2.500 năm cách ngày nay, được xếp vào loại H1 - Heger (theo sự phân loại dựa trên 165 chiếc trống đồng được biết đến thời điểm ấy của học giả F.Héger - người Áo - vào năm 1902), H1 là “loại cổ nhất, cơ bản nhất và từ loại này mà các loại khác ra đời”. Ngọc Lũ là một trong số không nhiều trống đồng xuất hiện từ lâu đời.

Nếu tính về niên đại của các sự kiện về sự xuất hiện của Lịch Kiến dần, thi có sau thời trống đồng trên 2400 năm.  niên đại của Nhâm Diên , Tích Quang vào thời đầu của Bắc Thuộc, thế kỷ thứ nhất, sau thời Lang Liêu ( thời Hùng Vương thứ VII) trên ngàn năm. Tuy không biết chính xác thời vua Hùng, nhưng 18 đi vua Hùng đều có mặt trước Tích Quang và Nhâm Diên phải trên 1000 năm.


Biên khảo từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 2 Februar 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét