Powered By Blogger

VN RẤT ÍT HY VỌNG  B ĐƯỢC CÁI GÔNG "NỀN KINH TẾ PHI THỊ TRƯỜNG"  VÀO THÁNG 7/2024 TỚI.

Từ hơn 4 thập niên qua, chxhcnVN dưới sự lãnh đạo của đảng Pắc Pó, luôn hay khoe khoang, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, trong đó có thắng lợi lớn nhất là "đánh cho Mỹ cút về nước", những thành tích mà đám con hoang Ba Đình thường hay lấy ra để loè thế giới và lên lớp với nguời dân trong nước. Trên đà thắng lợi đó, đám đầu lĩnh Ba Đình đã cũng thiết lập cho chxhcnVN một nền kinh tế quốc dân theo mô thức :" Kinh tế thị trường đinh hướng XHCN", một phó bản củanền kinh tế TQ, để thay nền kinh tế tập trung của Marx trong bối cảnh khối XHCN trên thế giới đã tan rã vào năm 1990. Từ đó Nga, TQ và chxhcnVN bị Mỹ đế đưa vào danh sách các nược có nền "kinh tế phi thị trường"

Nó chính là nền KTTT/ĐH/XHCNVN, được mô tả là một nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đó các mô hình kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Với sự thay đổi này, cộng sản VN mong muốn được hoà nhập với nền kinh tế tư bản của thế giới tự do.

Nhưng Mỷ và các cường quốc tư bản không coi đó là nền kinh tế thị trường, mà bị liệt vào loại  "phi kinh tế", không mang tính cạnh tranh công bằng như các nền kinh tế thị trường truyền thống của các nước Tư bản tự do.

Do đó trong nhiều thập niên qua, cái gọi là nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCNVN (KTTT/ĐH/ XHCN), bị xếp bên lề của các nền kinh tế thị trường nơi những nước tư bản, mặc dcác nước này có sự giao dịch thương mại với VN. Từ đó, chxhcnVN bị thua thiệt nhiều trong nhiều vấn đề, nhất là khi khi xảy ra kiện tụng về thương mại, hoặc khi có sự va chạm về các luật thương mại... cũng như các rào cản thuế má....Việc này kéo dài đến ngày hôm nay, làm cho nền kinh tế VN khó phát triển như sự mong đợi của đám đầu lĩnh Pắc Pó. 

Thế nên, để tháo cái gông mà các cường tư bản trồng vào đầu VN, là chỉ coi nền KTTT/ĐHXHCN của VN là một nền" Kinh tế phi trường". Đám đầu lĩnh Pắc Pó, muốn tháo gở việc, nhưng không được dáp ứng, thế nên bọ súc vật này đợi đến khi Mỹ-Việt ký nâng tầm đôi tác chiến lược toàn diện vào tháng 9 nắm 2023, bắt đầu đẩy chiến dịch khẩn cầu năn nỉ Mỹ tháo cái gông nền "kinh tế phi thị trường của VN", để VN vươn tầm thế giớivà hoà được mạng kinh tế thị trường của thế giới.

Để được tháo gở cái gông quái ac này, các đầu lĩnh Ba Đình đã dẹp bớt cái tự ái, tự hào việc đánh cho Mỹ cút, xuống nước, hạ mình khẩn cầu Mỹ công nhận cho nền KTTT/ĐH/XHCN, được xem tương đương như một nền kinh tế thị trường tự do của các nước tư bản. Việc này Mỹ đế còn đang phải cứu xét và sẽ có câu trả lời vào tháng 7/2024.

Nhưng, việc công nhận VN là nền kinh tế thị trường là một việc khó có hy vọng, vì VN đang đứng trước một rào cản quá lớn. Đó là, có hơn 30 nghị sĩ đã nộp đơn, lên chính quyền Biden yêu cầu không công nhận nền "kinh tế phi thị trường" của VN. Như vậy hết nhiệm kỳ của Biden VN không có hy vọng gở bỏ lá bùa nền" Kinh Tế Phi Thị Trường" mà Mỹ đế đã dán lên trán của chxhcnVN. Nếu ông Trump tái đắc cử tổng thống thứ 47, thi VN coi như hết hy vọng cho đến ít nhất là năm 2028 để được tái cứu xét.

Theo đài VOA loan tin: Các nghị sĩ cảnh báo một “quyết định vội vàng … sẽ làm suy yếu việc thực thi luật thương mại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, chỉ càng khuếch trương và tạo lợi thế cho Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam mà thôi”, và làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ cũng như người lao động của họ”.

Hai nhóm nghị sĩ Mỹ với hơn 30 người vừa kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, giữa lúc giới chức Hà Nội cố gắng vận động Washington để sớm chấm dứt cảnh nhiều thập niên nay Việt Nam bị liệt vào hạng kinh tế phi thị trường.

Các yêu cầu của các nghị sĩ được gửi đến Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Gina Raimondo trong bối cảnh bộ này đang xem xét lại quy chế cho Việt Nam, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối tháng 7 tới.

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đại diện bang Massachusettes, người đứng đầu một lá thư có chữ ký của 8 thượng nghị sĩ, nêu quan điểm trong một thông cáo hôm 29/1: “Việc cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam mà các tiêu chuẩn lao động chưa được cải thiện, bao gồm cả việc bật đèn xanh cho hàng hóa có sử dụng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng”.

Các thượng nghị sĩ nhấn mạnh việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức ở Việt Nam cũng như mối quan hệ thương mại ngày càng tăng của nước này với Trung Quốc, đồng thời lập luận rằng việc trao quy chế nền kinh tế thị trường sẽ làm trầm trọng thêm những sự méo mó thương mại đang diễn ra và đe dọa người lao động và các ngành công nghiệp Mỹ, theo bức thư đề ngày 28/1.

Bà Warren nói thêm: “Bộ trưởng Raimondo nên lắng nghe mối quan ngại của người lao động Mỹ, không gây nguy hiểm cho an ninh việc làm của họ bằng chính sách thương mại tồi tệ”.

Tương tự, 25 dân biểu cũng gửi thư chung đến Bộ trưởng Raimondo, lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi tình trạng.

“Chính phủ của chúng ta đã hoàn thành nghiên cứu sâu rộng để xác định rõ vai trò của Việt Nam như là một kênh chuyển tiếp hàng hóa Trung Quốc được buôn bán không công bằng nhằm tránh né luật thương mại đã có từ lâu. Chúng tôi phải đảm bảo luật thương mại của chúng ta không bị xâm phạm”, một thông cáo dẫn lại lời của Dân biểu Rose DeLauro, đại diện bang Connecticut.

Các nghị sĩ cảnh báo một “quyết định vội vàng … sẽ làm suy yếu việc thực thi luật thương mại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, chỉ càng khuếch trương và tạo lợi thế cho Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam mà thôi”, và làm tổn thương các ngành công nghiệp Mỹ cũng như người lao động của họ”.

Các nghị sĩ cũng nhắc lại việc Bộ Tài chính Mỹ gửi tờ trình tới Quốc hội lưu ý rằng chưa có đối tác thương mại lớn nào thao túng tiền tệ của Mỹ, nhưng đã đưa Việt Nam trở lại “danh sách giám sát” về chính sách ngoại hối. Bộ Thương mại Mỹ công bố vào tháng 10/2023 rằng họ sẽ xem xét tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam, quá trình sẽ hoàn tất trong 270 ngày.

Các dân biểu lập luận rằng có bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam vẫn là một quốc gia chuyên chế với sự kiểm soát của nhà nước đối với các khía cạnh quan trọng của nền kinh tế. “Bộ Thương mại phải bảo vệ tính hiệu quả của luật thương mại quốc gia bằng cách duy trì tình trạng nền kinh tế phi thị trường của Việt Nam”, bức thư viết. Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/7472081.html

Thời sự từ Vũ thái An, người lính VNCH, ngày 8 Februar 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét