ĂN TẾT VỚI NHỮNG ĐÒN BÁNH TÉT QUÊ NGOẠI TÔI
Ăn Tết là một ngôn ngữ thông thường trong dân gian nói về những ngày cận và trong tết nguyên đán, đó là những ngày đầu xuân. Không gì sung sướng bằng được ăn tết nơi quâ ngoại tôi, miền sông nước Hậu Giang.
Thật ý nghĩa cho cụm từ " Ăn Tết" nếu tách cụm từ này ra, thì sẽ mang ý nghĩa khác nhau. Trước hết chúng ta xét về nghĩa của chử ăn.
ĂN:
Ăn là một động từ, nếu đứng riêng một mình, dùng để đề cập tới việc tiêu thụ thực phẫm, bằng cách như nhai, nuốt, gặm, nhấm.. của tất cả động vật để duy trì sự sinh tồn, trong đó có con người. Nhưng khi ghép chữ ăn với một danh từ khác, thì nghĩa nó sẽ bị biến đổi như:
Ăn cơm, ăn cháo, ăn cám, ăn cỏ, ăn khoai,… là phân biệt được thức ăn một cách cụ thể hơn. Ăn sáng, ăn trưa, ăn tiệc, ăn cỗ,. .. nói về việc ăn trong các thời điểm và bản chất linh đình trong cách ăn hàng ngày, mang kiểu cách khác nhau.
Ăn bớt, ăn bẩn, ăn chặn, ăn cắp,… là cách chỉ đặc tính của những thói xấu về “ăn” được coi là liên quan tới tư cách, phân biệt phẩm chất tốt xấu nơi con người,...
Một số chữ nói về "ăn" còn rất nhièu như ăn chia: chia phần; ăn chơi: chơi bời, tiêu khiển bằng các thú vui vật chất; ăn mặc: mặc hay những vấn đề thuộc về trang phục nói chung; ăn nhậu: nhậu nhẹt, chè chén; ăn tiêu: tiêu pha, chi ra..
Người Việt Nam ăn Tết có nghĩa là bày tiệc, cỗ bàn linh đình, rồi cùng ngồi quay quần với nhau chung quanh bàn tiệc, mời nhau ăn uống người ta chăm lo việc ăn uống cho cả ông bà tổ tiên, những người khuất mài khuất mặt, thần thánh....
TẾT:
Khi nói đến Tết, mỗi người Việt Nam sẽ nghĩ ngay tới Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết ta, Tết Việt, Tết cổ truyền) quen thuộc, hàm chứa nhiều ý nghĩa. như trong các câu tục ngữ:
Ăn như ba ngày Tết lấy gì mà ăn?
Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết..
Ba ngày Tết, bảy ngày xuân
Đói muốn chết ba ngày tết cũng no
CA DAO VỀ TẾT
Mồng một thì Tết mẹ cha,
Mồng hai Tết chú, mồng baTết thầy.
Đi đâu mặc kệ đi đâu
Đến ngày giỗ Tết phải mau về nhà.
Qua một số câu ca dao tục ngữ về Tết, chúng ta thấy nội dung của ngày Tết đều tập trung vào việc tổ chức ăn uống trong mấy ngày đầu năm cho người sống lẩn người thân đã khuất bóng, thần thánh..Và một điều mà người Việt chúng ta cần phải biết phân biết "ăn Tết" là cách tính ngày đầu năm trong lịch Việt khác với cách tính của người Trung Hoa. Các phong tục ngày Tết của người Việt cũng khác với người Trung Hoa.
NHỮNG ĐÒN BÁNH TÉT NGOẠI TÔI NẤU NGÀY TẾT
Nhớ lại những ngày còn bé được ăn Tết nơi quê ngoại, cạnh bờ sông Hậu thành phố Cần Thơ. Thường thì đưa ông Táo về trời là 3 anh chúng tôi đã có mặt ở nhà ngoại, đó là lúc mà nhà ngoại sửa soạn chùi bộ lư trên bàn thờ tổ tiên, trang trí lại nhà cửa và gói bánh tét để cả nhà cùng thưởng thức trong mấy ngày tết, cũng như đem biếu bà con chòm xóm. Thường thì ngoại tôi nấu bánh tét ngoài vườn sau nhà, công việc này kéo dài cả đêm.
Nhìn lúc ngoại gói bánh tét đã thấy thèm, đến khi bánh chín, những chiếc bánh mơí vớt ra khỏi nồi, được để nguội... ngoại liền cắt (tét) bánh cho chúng tôi thưởng thức trước, ngoại tét từng khoanh bánh bằng sợi dây dừa gói bánh. Ngoại tét bánh ở nhà sau mà ở nhà trước đã nghe mùi thơm đặc trưng “bánh tét của ngoại”. Đến bây giờ tôi cũng không biết được ngoại có bí quyết gì mà bánh tét của ngoại có vị béo béo, bùi bùi mà không bánh tét nào có được.
Gắp khoanh bánh tét kèm với miếng thịt kho tàu, thêm miếng củ kiệu nữa thì “ngất ngây hương vị ngày tết” của quê tôi liền. Tôi nhìn từng cặp bánh tét ngoại treo trên cái sào gỗ tôi hỏi ngoại: “ngoại gói bánh tét nhiều quá, ăn sao hết hả ngoại?”. Ngoại mắng yêu: “ vậy chớ ngày mai có người xin thêm cũng không còn đâu à nghen”. Nói vậy chớ năm nào ngoại không “gởi thêm cho ba thằng An vài đòn nữa để chúng tôi mang về Sài Gòn cho Ba, vì ngoại biết ba tôi rất khoái ăn bánh tét ”. Không phải Ba khoái ăn bánh tét thôi đâu, mà bánh tét của ngoại Ba mới ăn nhiều, ăn hoài mà không ngán. Ba tôi cũng là người lính cộng hoà, nên không thường về được nhà ngoại tôi trong những ngày tết vì bận bịu với đời lính.
Năm nay trước thêm năm mới, xuân Giáp Thìn lại về trên quê hương VN, tôi người con xa xứ, nhớ về những ký ức của tuổi thơ, của một thời thanh bình ở cạnh bờ sông Hâu Giang, khi mà chiến tranh chưa mon men tới, chưa có sự phá hoại của bọn cộng sản bắc Việt. Quê ngọai tôi luôn là vòng tay ấm áp ôm lấy tuổi thơ ấu của tôi. Hơn 70 năm trôi qua, mà những đòn bánh tét ngoại tôi nấu vẩn còn đậm nét trong tâm trí tôi.
Viết lại đoạn hồi ức, này để nhớ về ngoại tôi một người phụ nhữ đảm đang của miền sông nước, cảm ơn bà đã để lại trong tôi những kỷ niệm về những ngày ăn tết với bà....những mùa xuân với hương vị tết của miền nam quê ngoại tôi.
Hồi ức, Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày cận tết Giáp Thìn 2024.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét