TRƯỚC CUỘC VIẾNG THĂM HOA KỲ VÀO CUỐI TUẦN NÀY THỦ TƯỚNG ĐỨC TUYÊN BỐ ŨNG HỘ LẬP TRƯỜNG CỦA JOE BIDEN
Ngay trước chuyến đi tới Washington vào cuối tuần này, Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) đã ủng hộ Tổng thống Mỹ Joe Biden về quan điểm bầu cử tổng thống vào tháng 11. Ông này cho rằng: “Tổng thống Mỹ Biden là người đã làm việc rất chăm chỉ cho nền dân chủ Mỹ - và đó là lý do tại sao ông tin rằng Biden ấy có cơ hội”, thủ tướng Olaf Scholz đã cho biết hôm thứ Tư 7/2 tại Stahnsdorf gần Potsdam trong cuộc trò chuyện với người dân.
Tin từ Berlin (dpa) cho biết - Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ công du tới Hoa Kỳ vào cuối tuần này, đây là chuyến thăm thứ ba tới Washington với tư cách là Thủ tướng. Chuyến viếng thăm của Scholz sẽ kéo dài khoảng 24 giờ ở thủ đô Hoa Kỳ.
Chiều thứ Sáu 9/2, thủ tướng Đúc dự kiến có một giờ cho cuộc trò chuyện trực tiếp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington. Lần trước cuộc gặp Biden đã kéo dài khoảng 80 phút. Trọng tâm cuộc gặp lần này sẽ liên quan đến việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cuộc xung đột ở Trung Đông cũng như hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington vào mùa hè 2024.
Thủ tướng Đức đến Hoy Kỳ, đúng vào thời điểm các cuộc bầu cử sơ bộ bầu cử tổng thống Mỹ đã bắt đầu. Các cuộc thăm về Trump là đối thủ có nhiều khả năng thách thức Biden nhất đang làm gia tăng sự lo lắng của Đức và châu Âu. Những cảnh báo về “bước ngoặt” mới trong trường hợp Đảng Cộng hòa giành chiến thắng giờ đây không chỉ đến từ phe đối lập mà còn đến từ phe chính phủ. “An ninh của châu Âu sẽ không còn được bảo đảm từ ngày này sang ngày khác. Tương lai của Ukraine tự do và độc lập sẽ gặp nguy hiểm lớn”, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Michael Roth mới đây phát biểu trên mạng xã luận Đức (RND).
ÔNG TRUMP THẮNG CỬ SẼ LÀ MỐI ĐE DOẠ CHO CHÂU ÂU VÀ NATO
Có những khía cạnh kinh tế đáng quan tâm mà trong nhiệm kỳ trước của ông Trump, ông này thưòng đưa ra những lời đe dọa liên tục của Trump với Đức vẫn còn được ghi nhớ từ năm 2017 đến năm 2021. Nhưng nỗi lo lớn nhất của Đức và châu Âu là về lĩnh vực an ninh khu vực. Liệu châu Âu còn có thể bảo đảm an ninh của mình nếu Trump đột ngột rút quân đội Mỹ hoặc rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu hay ngay lập tức, đó chính là dấu hỏi lớn cho toàn bộ NATO? Và việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ đến từ đâu nếu như Trump cắt nguồn cung cấp của Mỹ cho lực lượng vũ trang Ukraine?
Scholz hiện nay chủ yếu quan tâm đến câu hỏi thứ hai. Đạo luật chính sách đối ngoại đầu tiên của ông trong năm nay là lời kêu gọi khẩn cấp tới các đối tác EU hãy hành động nhiều hơn về mặt quân sự cho Ukraine. Theo tính toán của Thủ tướng, Đức cho đến nay là nhà cung cấp vũ khí quan trọng thứ hai cho Ukraine sau Mỹ và hiện chiếm hơn một nửa lượng đóng góp của châu Âu. Scholz không hài lòng với những ý kiến cho rằng Đức có thể đứng đầu về viện trợ quân sự nếu như Mỹ rút quân. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo "Zeit": “Sẽ không phải là tin tốt nếu Đức trở thành nước ủng hộ lớn nhất cho Ukraine nếu Mỹ ngừng hỗ trợ cho nước này”. Đây cũng là câu từng được cựu thủ tướng Đúc Helmut Schmidt nói “chúng ta (Đức) chỉ là một cường quốc bậc trung.”
Châu Âu nói chung cũng khó có thể bù đắp hoàn toàn cho viện trợ của Mỹ. Và ý tưởng rằng các nước NATO ở châu Âu có thể bảo đảm an ninh của chính họ chỉ sau một đêm được các chuyên gia quân sự coi là một sự ảo tưởng. Mặc dù ngân sách quân sự ở châu Âu tăng lên do chiến tranh Ukraine, Mỹ vẫn chiếm hơn 2/3 (68%) chi tiêu quân sự của liên minh.
ĐỨC CHO ĐẾN NAY VẨN LUÔN TỪ CHỐI ĐỀ NGHỊ CỦA MACRON
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhiề lần thúc đẩy chủ quyền châu Âu nhiều hơn trong lĩnh vực an ninh lâu dài - nhưng cho đến nay điều này ít nhận được sự đồng thuận từ Đức. Ngay từ năm 2020, người Pháp đã đề nghị những người châu Âu khác, nên thảo luận về khả năng răn đe hạt nhân của châu Âu. Pháp và Anh là những quốc gia NATO duy nhất có vũ khí hạt nhân cùng với Mỹ.
Người đứng đầu Hội nghị An ninh Munich, Christoph Heusgen, tin rằng giờ là lúc phải đáp lại lời đề nghị đàm phán của Pháp vgây hoang mang về độ tin cậy của Mỹ với liên minh NATO. Heusgen yêu cầu “Người Anh cũng nên được tham gia vào các cuộc thảo luận này”. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đảng Xanh Joschka Fischer cũng kêu gọi châu Âu thực hiện biện pháp răn đe hạt nhân vào cuối năm ngoái.
THỦ TƯỚNG ĐỨC BÁC BỎ MỌI CUỘC ĐÀM PHÁN VỀ VẤN ĐỀ HẠT NHÂN
Cuộc tranh luận về hạt nhân đã đi quá xa và khiến Scholz lo lắng. “Tôi không biết cuộc thảo luận hôm nay sẽ nói về chủ đề gì,” ông này đã nói với tò báo “Zeit”. Ông tin rằng điều quan trọng là duy trì sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương. “Đó là lý do tại sao chính phủ của tôi quyết định tiếp tục chia sẻ hạt nhân với Mỹ và NATO. Tôi nghĩ đó là cách làm thực tế hơn.” Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trump đơn phương rút quân và rút vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi Đức và các nước châu Âu khác? Nhìn qua việc làm của Thủ Tướng Đức thấy được Scholz vẩn muốn bám Mỹ về quân sự để bảo đảm an ninh cho châu Âu, thay độc lập của châu Âu, không có cây dù NATO.
Người dân Đức không đặc biệt tin tưởng rằng chính phủ liên bang đang chuẩn bị đầy đủ cho kỷ nguyên Trum trong nhiệm kỳ mới. Trong một cuộc khảo sát hiện tại của viện nghiên cứu ý kiến YouGov thay mặt cho Cơ quan Báo chí Đức, 52% nói rằng điều này không đúng.
Trong chuyến thăm Washington, Scholz hết sức tế nhị về các cuộc gặp gở với giới chính trị Hoa Kỳ, nhất là với Trump. Các đại diện của Đảng Cộng hòa của Trump cũng được mời dùng bữa tối với các thành viên Quốc hội ngay sau khi ông đến Wahsington vào tối thứ Năm 8/2. Tuy nhiên, cuộc gặp với chính Trump không được lên lịch trình trong chuyến đi này của Thủ Tướng Scholz. Ông Trump hiện tại không có ý kiến gì về việc này.
Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 7 Februar 2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét