Powered By Blogger

 AI LÀ NGƯỜI VIỆT TỔ CHỨC ĐÓN GIÁNG SINH ĐẦU TIÊN Ở VN ??

Theo các sử kiện để lại, sau ngày gia nhập Đạo, bà Maria Mađêlêna Minh-Đức Vương Thái Phi đã cho xây dựng nơi bà cư ngụ một ngôi nhà nguyện nhỏ, tọa lạc ngay bên dinh ông Quận công Nguyễn Phúc Khê - con bà, thuộc khu đất vùng Kim Long hoặc miền phụ cận ngoại ô thành phố Huế ngày nay. Đây là nơi tập trung các tín hữu toàn tỉnh hồi đó và các văn bản đều ghi “nơi thờ ấy rất xinh đẹp”. Vậy thì ít ra cũng là ngôi nhà rộng rãi, lịch sự, thông thoáng, có mái ngói, cột sơn son, chạm trổ tinh vi, hoành phi câu đối như kiểu “nhà từ đường” của các dòng họ đương thời.

Chính tại nơi thờ kẻ trên, trong bối cảnh Giáo hội đang gặp khó khăn. Vì áp lực của nhà cầm quyền, cha Đắc Lộ bị trục xuất phải ra đi nên không có một linh mục nào khác có mặt trong xứ. Năm 1643 các thầy giảng tổ chức lễ giáng sinh ở dinh Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê. Không có linh mục hành lễ, chính bà Minh Đức Vương Thái Phi đã nói về ý nghĩa Chúa Giáng Trần.

Lễ Giáng Sinh năm ấy đoàn Thày Giảng đang có mặt tại Kinh đô. Và lịch sử Giáo Hội VN đã được ghi một cuộc mừng Lễ Sinh Nhật khá ly kỳ, tổ chức ngay trong dinh ông Tổng trấn Nguyễn Phúc Khê, con bà Minh Đức. 

Tại đây, thày giảng Anrê, vốn có tài khéo léo dựng nên một hang đá rất đẹp. Máng cỏ ở giữa Thánh Giuse và Đức Mẹ. Giáo hữu khắp vùng lân cận đến viếng Chúa Hài Đồng. Chính ông Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê cùng con cháu, gia nhân đến tham dự buổi lễ mang ý nghĩa ‘‘Vua vinh hiển xuống thế làm người’’. Không có cha, không có thánh lễ, nhưng đặc biệt có một phụ nữ mạnh dạn và sốt sắng lên tiếng trước mặt giáo hữu và quan khách giảng về sự cao cả Chúa giáng trần. Phụ nữ ấy chính là bà Minh Đức, mẹ quan Tổng Trấn, bà dì của chúa Thượng. (Ngươi Chứng Thứ Nhất. tr. 91)

Bà Maria Minh Đức Vương Thái Phi là tiết phụ của chúa Tiên, tức chúa Nguyễn Hoàng, con trai Đại thần Nguyễn Kim, thủy tổ nhà Nguyễn. Bà là dì ruột chúa Sãi Vương, là thân mẫu của Nguyễn Phúc Khê, Nghĩa Hưng Quận Công. Tổng Trấn Nguyễn Phúc Khê là con thứ 6 của Nguyễn Hoàng. 

Trong cuốn ‘‘Lịch Sử truyền giáo tại VN’’ (Q. I tr. 250), tác giả thuật lại lời nhà truyền giáo ghi công ơn bà Minh Đức như sau : Lúc sinh thời bà che chở cho giáo dân trong những cơn bách hại, bà hoạt động truyền giáo rất nhiệt thành. Sau 24 năm trung thành với Đạo Chúa và hoạt động tông đồ, bà từ trần vào cuối năm 1648, thọ hơn 80 tuổi. Giáo đoàn miền Nam thiệt hại rất nhiều vì cái chết của Bà. Một cây cột cái trong nhà giáo đoàn xứ Nam, và là vị lãnh đạo can trường của họ trong thời bị bách hại.


Bà Minh Đức VươngThái Phi (ảnh minh hoạ

Minh Đức Vương Thái Phi: (1558-1649), Bà là vợ tứ 10 của Chúa Nguyễn Hoàng. Lúc sinh Hoàng Khê bà mới 21 tuổi, chúa Nguyễn Hoàng 64 tuổi. Bà được lảnh bí tích Rửa tội vào năm 1625 (lúc ấy bà chừng 51, 52 tuổi) tên thánh là Maria Ma-da-Lê-Na, tại Phước Yên do Cha Francesco di Pina, Dòng Tên người Ý.  

Theo cha Đắc Lộ, người có mặt Lễ Rửa tội của bà Minh Đức, thì trước kia bà là người rất sùng đạo Phật. Khi đã theo Công giáo bà lại đem hết mình phụng sự đức tin mà còn sốt sắng hơn trước nữa. Cha Đắc Lộ đã là nhân chứng về đời sống đạo của Bà: 

“Trong Dinh của bà, bà lập ra một ngôi nhà nguyện rất đẹp, mà bà vẫn cố duy trì trong cơn cấm đạo ngặt nghèo. Bà mở rộng cửa cho các giáo hữu của tỉnh đến cầu nguyện…Bà đã dùng các lời lẽ khôn ngoan làm cho nhiều người rất sùng Phật trong nước trở lại với Đức tin Công giáo trong số đó có cả những người họ hàng với nhà chúa. 

Bà Minh-Đức Vương Thái Phi qua đời vào năm 1649, hưởng thọ 80 tuổi, thủ tiết 36 năm, trong đó có 24 năm lo giảng đạo, làm việc tông đồ mở mang nước Chúa để lại tấm gương nhân đức chiếu rạng khắp triều đình. Hành động của bà ảnh hưởng lớn đến dân chúng và danh tiếng bà luôn ghi dấu trong sử sách.

Bà Minh-Đức Vương Thái Phi còn được các giáo sĩ truyền giáo coi như linh hồn của Đạo Công giáo thời bấy giờ, người phụ nữ có công đầu, xứng đáng xưng tụng là vị tiền hô Công giáo Tiến hành Việt Nam.

Sưu tầm từ Vũ Thái An, ngày 3 Dezemner 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét