Powered By Blogger

NHU CẦU ĐÒI HỎI CỦA F-16 CÓ THỂ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI HIỆN TRẠNG CÁC PHI TRƯỜNG UKRAINE



Theo nhận định của giới quân sự Mỹ và phương Tây,  chiến đấu cơ F.16 do các đồng minh của Ukraine cung cấp, có vẻ như không phù hợp cho sự hoạt động của nó ở Ukraine. 

Nếu trường hợp Kiev sử dụng căn cứ không quân của các nước NATO để làm căn cứ cho các máy bay chiến đấu F-16 của phương Tây bàn giao cho Ukraine.  Nga tuyên bố là sẽ có biện pháp đáp trả mạnh mẽ. Theo thông tấn Tass của Nga cho biết, Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán Vienna gần đây đã tuyên bố như trên

Như tổng thống Selensky từng yêu cầu Mỹ và các nước đồng minh phương Tây cung cấp cho máy bay F-16, vì thiếu các chiến đấu cơ F-16 đã gây khó khăn lớn đối với quân đội Ukraine trong việc đối đầu với quân đội Nga. Sự thất bại của  cuộc tấn công mùa xuân vừa qua, đưa đến con số được cho là gần 100.000 lính bị thương vong, dẫn đến tổn thất về sức mạnh quân đội Ukraine, cùng với những nguyên nhân khác là do thiếu sự hỗ trợ trên không. Vì thế, Ukraine từ lâu đã yêu cầu phương Tây và Mỹ hổ trợ các máy bay chiến đấu F-16 để bổ xung cho chiến trường.

Cho đến nay, Đan Mạch, Hoà Lan, Na Uy và Bỉ đã hứa cung cấp máy bay F-16 cho Ukraine - và đợt giao hàng đầu tiên từ Hoà Lan đã đến một trung tâm huấn luyện ở Romania. Các chuyên gia quân sự hiện đang cho biết,  loại máy bay F-16 này có vẻ không phù hợp với điều kiện tại các phi trường Ukraine hiện nay.

Một bài viết chi tiết của Reuters phân tích về khả năng sử dụng F-16 ở Ukraine. Hãng thông tấn này dẫn lời của bà Kelly Grieco, thành viên cao cấp tại Trung tâm Stimson, một tổ chức cố vấn tư của Hoa Kỳ. Bà Grieco cho biết, cửa hút gió của F-16, nằm bên dưới máy bay, không sẽ gây khó khăn cho việc hoạt động của loại chiến đấu cơ này. Bà nói: "F-16 là loại máy bay đòi hỏi đường băng dài và bề mặt đường băng phải thực sự êm ái, vì F-16 không phải là chiếc máy bay có thể đáp ứng với những điều kiện hiện có nơi các phi trườg của Ukraine.

Muốn bù đắp cho điều kiện này, thì lực lượng võ trang Ukraine sẽ phải tiến hành chăm sóc cẩn thận bề mặt đường băng, đây là một nhiệm vụ đòi hỏi khắt khe trong bối cảnh chiến tranh. Business Insider cũng báo cáo vấn đề tương tự:

Justin Bronk, nhà phân tích chiến tranh trên không tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), cho biết trên một tập gần đây của podcast Geopolitics Decanted rằng F-16 có một khe hút gió lớn dưới mũi, "hút mọi thứ trực tiếp từ mặt đất". “Vì vậy, những chiếc F-16 thường cần những sân bay rất sạch sẽ và được bảo trì rất tốt”. (…)

Bronk tiếp tục: “ thế nên, vấn đề làm mới và mở rộng đường băng ở Ukraine, là điều mà cả vệ tinh Nga và các nguồn tin của Moscow trên mặt đất đều có thể ghi nhận được ”.

Đường băng cho F-16 bắt buộc phải sạch sẽ, và luôn được chăm sóc trong tình trạng tốt nhất - nhưng điều này rất khó cho hoàn cảnh chiến tranh hiện nay ở Ukraine. Sau khi xuất hiện chiếc F-16 đầu tiên, Nga có thể sẽ tấn công các sân bay và đường băng tiềm năng của Không quân Ukraine.

Hiện tại, các lực lượng Nga không tích cực nhắm mục tiêu vào các sân bay Ukraine trong chiến dịch của họ. Lý do rất đơn giản: những sân bay này hiện không đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột hiện nay - bởi vì lực lượng không quân Ukraine phần lớn đã không thường xuyên sử dụng, vì hoạt động của không quân Ukraine không mạnh.

Các cuộc tấn công thường xuyên bằng máy bay không người lái kamikaze rẻ tiền vào các căn cứ không quân Ukraine có lẽ sẽ đủ để buộc các phi công dễ bị tổn thương và phải ở lại trên mặt đất.

Do đó, Ukraine có thể cố gắng phóng máy bay tấn công Nga từ bên ngoài không phận của mình. Xe bọc thép và xe tăng hiện đang được sửa chữa và bảo trì ở các nước NATO để sau đó có thể được sử dụng lại chống lại Nga.

Trưởng phái đoàn Nga Konstantin Gavrilov cho biết: “Chúng tôi đã nghe ý kiến ​​rằng trong điều kiện cấu trúc sân bay Ukraine bị phá hủy đáng kể, các máy bay chiến đấu chiến thuật F-16 được chuyển giao cho quân đội Ukraine có thể thực hiện các hoạt động từ các căn cứ không quân ở Ba Lan, Romania và Slovakia”. phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn OSCE. Đây là một vấn đề khó khăn, dẩn tới một cuộc chiến toàn diện giửa Nga và khối Nato có thể xảy ra.

Nếu điều đó thực sự xảy ra, Nga có thể thực hiện lời đe dọa của mình và tấn công trực tiếp vào lãnh thổ NATO bằng các sân bay - điều này có thể đưa đến việc thỏa thuận hỗ trợ tại Điều 5 của Hiệp ước Liên minh NATO.

Điều này có thể có nghĩa là một cuộc đối đầu trực tiếp giữa phương Tây do Mỹ thống trị và Nga mà không có đường vòng thông qua binh lính Ukraine.

Một điểm khác sẽ khiến các quan chức quân sự Nga lo lắng là khả năng mang vũ khí hạt nhân của F-16 - F-16 đóng vai trò là bệ phóng bom hạt nhân.

Gần đây nhất là năm 2021, Không quân Hoà Lan vẫn đang huấn luyện cách sử dụng vũ khí hạt nhân với các máy bay chiến đấu của Mỹ, hiện đã được bàn giao cho Ukraine.

Vấn đề là Nga có thể coi mỗi lần phóng F-16 chống lại lực lượng vũ trang của mình là có mối đe dọa hạt nhân tiềm tàng - và có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng cảnh báo việc sử dụng F-16, loại máy bay mà nước ông coi là “mối đe dọa hạt nhân”.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH ngày 20 Dez. 2023

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét