KHẢ NĂNG CẦM CỰ CỦA QUÂN ĐỘI UKRAINE CÒN TÙY VÀO CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NHÀ SẢN XUẤT RHEINMETALL ĐỨC
Một phương tây say ngũ sau khi thế gìới XHCN bị diệt vong từ khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1990, từ đó người châu Âu vui mừng vì thế giới cộng sản đã bị tiêu diệt ở những cái nôi lớn như Đông Đức và Nga. Người châu Âu vẩn cứ yên tâm là mầm móng chiến tranh sẽ không còn có thể bùng phát ở châu Âu, nhưng đó chỉ là ly thuyết.
Tuy chế độ cộng sản bị diệt vong, nhưng con người cộng sản vẩn còn, nên mầm mống chiến tranh xâm lược cũng vẫn còn. Trường hợp điển hình là từ Liên Xô qua Nga, con người sống và lớn lên trong cái nôi cộng sản như Putin vẩn luôn còn tiềm ẩn chủ nghĩa bành trướng của thời gọi là " Quốc tế cộng sản".
Một thí dụ điển hình là Nga thời Putin vẩn chưa bao giờ từ bỏ mộng nuốt chửng đất nước này. Hai lần trong thời gian qua (2014 và 2022), trong chế độ do Putin lãnh đạo đã 2 lần xua quân qua xâm lăng nước này.
Phương tây cư an mà không tư nguy:
Đây chính là bài học cho phương tây về cụm từ " Cư An mà không dự phòng cho Tư Nguy", thế nên mới có việc thiếu thốn đạn dược trầm trọng cho Ukraine trong thời gian gần đây. 32 quốc gia trong khối NATO vàỪ nước trong khối EU, đoàn kết chặt chẻ trong việc chống Nga xâm lăng Ukraine, nhưng cho dù có đoàn kết, vén cạn hết kho đạn để cung cấp cho Ukraine, vẩn không thể đáp ứng cho nhu cầu chiến trường 2 năm qua ở Ukraine. Ly do thật dể hiểu: Phương Tây chưa từng có một chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiêu hao ở Ukraine, nhưng ngược lại Nga thì có. Mối quan tâm chính của tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrskyj từ lâu là việc bị thiếu đạn dược cho các mặt trận của Ukraine.
ý nghĩa của " Cư An Tư Nguy", đây là cụm từ mà các sĩ quan theo học tại trường Bộ Binh Thũ Đức VNCH trước 1975 đều biết , "Đang ở trong lúc yên ổn thì phải nghĩ tới lúc nguy cấp, để phòng ngừa trước", nói nôm na là: phải biết chuẩn bị chiến tranh trong lúc hoà bình. Người châu Âu đang lúng túng, nhốn nháo trước nhu cầu thiếu thốn đạn dược để phòng bị cho chiến tranh.
Đây cũng là trọng tâm của cuộc họp của “Nhóm liên lạc Ukraine” vào hôm nay thứ Ba 26/3/2024 tại Căn cứ Không quân Ramstein của Hoa Kỳ ở Đức. Các đồng minh NATO của Ukraine hứa sẽ cung cấp 180.000 quả đạn pháo, mặc dù chỉ bắt đầu vào mùa hè 2024 và thêm vằo đó là 100.000 quả khác nữa trong trung hạn.
Trước mắt, Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius ( đảng SPD) muốn cung cấp ngay 10.000 quả đạn pháo từ kho dự trữ của quân đội Đuc (Bundeswehr) cho Ukraine. Trong khi đó, số đạn này chỉ là con số mà Ukraine bắn trong vòng chưa đầy một tuần. Sự thiếu hụt đạn dược lớn đến mức không thể tin được.
Trên chiến trường hiện nay cần có hàng trăm loại đạn, cỡ nòng khác nhau, thường khác nhau cho từng loại xe tăng, đạn nổ, đạn khói và pháo sáng. Tuy nhiên, thứ Ukraine thiếu và cần hất là đạn pháo 155 mm.
Các chuyên gia cho rằng Ukraine sẽ không thực hệện viêc tấn công trong năm nay nhưng người Nga vẩn phải lo sợ sẽ bị Ukraine tấn công thình lình bất ngờ. Trong bối cảnh đó đang diễn ra một cuộc chiến phải cần đến khả năng sản xuất đạn dược và vấn đề tiếp liệu nhanh chóng để đáp ứng với nhu cầu chiến trường.
Một công ty Đức ở Düsseldorf sẽ đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề cung cấp đạn dược và vũ khí, đó là Rheinmetall, nhà cung cấp đạn dược số một ở châu Âu và là nhà sản xuất đạn pháo lớn nhất thế giới. Giám đốc điều hành là ông Armin Papperger từng nói với nhóm ký gỉa báo chí là: “Chúng tôi hiện sản xuất quá ít đạn dược ở Châu Âu cũng như ở Hoa Kỳ.
Sự trở lại của chiến tranh thông thường
Theo nhiều ước tính khác nhau, pháo binh Ukraine bắn 2.000 đến 5.000 viên đạn mỗi ngày và pháo binh Nga bắn nhiều hơn khoảng 5 lần. Đồng thời, họ đang tấn công các nhà máy sản xuất đạn dược bằng hoả tiễn của Ukraine. Ngược lại, Ukraine đang cố gắng tấn công nguồn cung cấp của Nga - đó cũng là lý do tại sao nước này muốn có hoả tiễn hành trình tầm xa hơn như Taurus - thứ vũ khí trong mơ của Ukraine, nhưng không được Thủ tướng Đức là Olaf Scholz chấp nhận cung cấp.
Cả Nga lẫn Ukraine, hai bên đều bắn pháo mỗi phút. Theo Guy McCardle, một báo cáo của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt, đã tính toán vào mùa hè năm 2023, Ukraine sẽ bắn số lượng đạn pháo 155 mm - tiêu chuẩn của NATO - trong 5 ngày bằng số lượng đạn pháo mà Mỹ sản xuất trong một tháng.
Kể từ khi chiến tranh bắt đầu cách đây hai năm, Đức đã cung cấp 64.000 viên đạn pháo 155 mm từ quân đội (Bundeswehr) và các kho quân sự. Đó là số tiền Ukraine đốt cháy trong vài tuần.
Một thỏa thuận cung cấp đạn dược như vậy, chắc chắn sẽ kéo dài thời gian cho đến khi hoạt động sản xuất ở châu Âu thực sự tăng tốc. Trước chiến tranh, Rheinmetall sản xuất khoảng 70.000 đến 80.000 quả đạn pháo mỗi năm; bây giờ có lẽ là 350.000 đến 450.000.
Thứ trưởng Quốc phòng STiệp Khắc Jan Jires tuyên bố tại một sự kiện ở Viện Hudson ở Washington rằng công ty Düsseldorf đang sản xuất nhiều lựu đạn hơn ngành kỹ nghệ sản xuất cho nhu cầu quốc phòng Mỹ.
Người Mỹ cũng muốn mở rộng sản xuất. Không rõ nguồn cung cấp của họ lớn đến mức nào và họ có thể dự phòng bao nhiêu?? Chưa kể việc giao hàng gần đây đã gây tranh cãi trong nước và do đó có thể giảm xuống dưới mức tối thiểu quan trọng đối với Ukraine.
Chỉ vài tuần sau khi bắt đầu chiến tranh, chuyên gia về quốc phòng Mỹ ở Ngũ Giác Đài nhận định: “Cuộc chiến này sẽ không hề rẻ. Nhưng nhượng bộ trước sự xâm lược sẽ còn phải trả giá đắt hơn.”
Trong trung hạn, Rheinmetall có thể sản xuất 700.000 viên đạn, thậm chí là một triệu viên nếu bổ sung thêm các nhà máy ở Lithuania và Ukraine. Nammo từ Na Uy và nhà sản xuất vũ khí Diehl của Đức cũng tăng cường sản xuất đạn pháo.
Từ năm 2026, Nga cũng sẽ cảm nhận được sự hao hụt
Chậm nhất là đến năm 2026, người châu Âu có thể cung cấp đủ đạn dược cho Ukraine, bổ sung kho dự trữ của mình và theo kịp Nga? Viện nghiên cứu Rusi của Anh ước tính sản lượng đạn pháo hàng năm của Nga là một triệu viên. Để đạt được mục tiêu này, nước này đã đưa các nhà máy đóng cửa hoạt động trở lại và mở rộng dây chuyền, ca sản xuất.
Các chuyên gia kết luận rằng Putin sẽ cố gắng phá vỡ sự kháng cự của Ukraine vào năm 2025 , nhưng Putin sẽ cần sử dụng hết các nguồn dự trữ và phải liên tục sản xuất đạn dược , nếu không thì cũng sẽ cạn kiệt và chiến tranh sẽ đổi chiều. Yếu tố sống còn bây giờ là đạn dược.
Mối lo ngại của các chuyên gia quân sự trên thế giơí là liệu Ukraine có đữ khả năng để cầm cự các đợt tấn công của quân xa7m lược Nga hay không? cho đến khi được tiếp nhận đầy đũ đạn dược trong mùa hè này?.
Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 26 März 2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét