TỔNG THƯ KÝ NATO STOLTENBERG: VIỆC UKRAINE ĐẦU HÀNG LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ XẢY RA - VIỆC GIAO TAURUS LÀ VIỆC LÀM HỢP PHÁP
Trong khi NATO kỷ niệm sự gia nhập của Thụy Điển, cuộc tranh luận về viện trợ quân sự tiếp theo cho Ukraine vẫn tiếp tục. Các sĩ quan đã treo cờ Thụy Điển hôm thứ Hai 11/3 ở vị trí thứ 32 trước trụ sở NATO ở Brussels. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra lời kêu gọi ngay trong buổi lễ tiếp nhận , ông nói: "Việc Ukraine đầu hàng" là điều không thể xảy ra - và việc cung cấp hoả tiễn hành trình cho Kiev là hợp pháp, ông nói khi trả lời trong một cuộc tranh luận về Taurus ở Đức.
Stoktenberg nói:Ukraine không nên đầu hàng, người đứng đầu NATO đã gián tiếp bình luận về những tuyên bố của Giáo hoàng Franziscus. Vào cuối tuần qua, Đức Giáo Hoàng gián tiếp kêu gọi Ukraine đầu hàng, điều này gây ra làn sóng phẫn nộ, trên khắp thế giơi.
Trong cơn mưa tầm tã ở Brussels, hai sĩ quan đã giương cờ Thụy Điển kèm theo tiếng hát của bản quốc ca Thụy Điển. Do thứ tự bảng chữ cái, cờ Thụx Điển hiện được treo bên cạnh của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia từng đã trì hoãn việc gia nhập thành viên này trước đây. Thủ tướng Ulf Kristersson đã tới thủ đô của Bỉ cùng với Công chúa Victoria để dự buổi lễ thượng cờ Thuỷ Điển tại trụ sở chính của NATO ở bỉ..
Tổng thư ký Stoltenberg nói về một “ngày lịch sử” sẽ làm cho liên minh xuyên Đại Tây Dương, và làm cho Thụy Điển trở nên mạnh mẽ hơn. Thụy Điển đã chi hơn 2% tổng sản phẩm quốc nội cho ngân sách quốc phòng Nato. Ngân sách 2% GDP là con số tiếu thiểu mà ông Trump từng mong muốn nơi các thành viên Nato phải đóng góp.Đứng trước sự đe doạ này của Donald Trump, là một ứng cử viên tổng thống Mỹ tiềm năng nhất của Đảng Cộng hòa, các thành viên Nato hiện đã đóng góp theo như đề nghị của Donald Trump. Đây chính là lời mà Trump từng tuyên bố: Mỹ sẽ không còn bảo vệ các đồng minh Nato nếu ông thắng cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
TTK Nato, ông Stoltenberg một lần nữa kêu gọi tất cả các nước thành viên tiếp tục hỗ trợ Ukraine về mặt quân sự chống lại Nga. Ông có đề cập đến sáng kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô, nhưng không nhắc đích danh Paps Franziscus, một “sự đầu hàng” của Kiev sẽ không mang lại hòa bình.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Thụy Sĩ Radio Télévision Suisse (RTS), Đức Thánh Cha đã kêu gọi Kiev thể hiện “sự can đảm giương cờ trắng” và đồng ý đàm phán với Nga để chấm dứt chiến tranh. Điều này vấp phải sự chỉ trích khắp nơi trên thế giới.
Ukraine cho đến nay vẫn từ chối đàm phán trừ khi Nga trao lại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Ông Trump thậm chí còn tin tưởng rằng ông có thể kết thúc chiến tranh trong vòng 24 giờ. Vì sự phản kháng của ông, nên các nguồn viện trợ quân sự tiếp theo của Hoa Kỳ cho Ukraine đã bị chặn tại Quốc hội.
ÔNG STOLTENBERG ĐỀ CẬP VỀ VẤN ĐỀ GIAO TAURUS CHO UKRAINE
Tổng thư ký NATO cũng bình luận về cuộc tranh luận với Đức về hoả tiễn hành trình Taurus. Trong khi Thủ tướng Olaf Scholz (SPD) tiếp tục từ chối giao vũ khí cho Ukraine, Stoltenberg ca ngợi Anh và Pháp, những nước đã giao vũ khí tầm xa tương tự cho Kiev.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh: Theo Hiến chương Liên hợp quốc, Ukraine có quyền tự vệ trước cuộc chiến tranh xâm lược của Nga. Chính phũ Na Uy cũng có tuyên bố tương tự: “Na Uy chúng tôi có quyền giúp Ukraine duy trì quyền tự vệ.” Cho tới nay, mặc dù Đức từng cung cấp “và hỗ trợ đáng kể cho Ukraine”, nhưng từ chối không cung cấp Taurus, cho tới giờ phút này.
THỤY ĐIỂN KHÔNG MUỐN CÓ VŨ KHÍ HẠT NHÂN
Hiện tại, Thụy Điển sẽ không tích cực tham gia chính sách răn đe bằng vũ khí hạt nhân của Mỹ. Thủ tướng Kristersson cho biết không cần thiết phải có vũ khí hạt nhân hoặc căn cứ lâu dài của NATO trên đất Thụy Điển trong thời bình. Đồng thời, họ hoàn toàn hiểu rằng mọi khả năng phòng thủ của NATO đều cần thiết, bao gồm cả chiến lược hạt nhân.
Khái niệm chia sẻ hạt nhân của NATO quy định rằng, trong trường hợp khẩn cấp, vũ khí hạt nhân của Mỹ đồn trú ở châu Âu cũng sẽ được thả khỏi máy bay của các quốc gia đối tác và sau đó, chẳng hạn, sẽ loại bỏ các lực lượng đối lập. Theo thông tin chính thức chưa được xác nhận, vũ khí hạt nhân của Mỹ được cất giữ ở miền bắc Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ, Hoà Lan và Büchel ở Rhineland-Palatinate. Bundeswehr có sẵn máy bay chiến đấu để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Thủ tướng Thụy Điển Kristersson nói về hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Tình hình an ninh trong khu vực của chúng tôi chưa nghiêm trọng đến mức này kể từ Thế chiến thứ hai và Nga sẽ vẫn là mối đe dọa đối với an ninh châu Âu-Đại Tây Dương trong tương lai gần".
NATO đã chính thức thừa nhận Thụy Điển là thành viên thứ 32 vào thứ Năm tuần trước. Kristersson đã bàn giao các tài liệu gia nhập cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tại Washington. Theo truyền thống, Thụy Điển không liên kết đã nộp đơn xin làm thành viên cùng với Phần Lan vào tháng 5 năm 2022, gần ba tháng sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. Trong khi Phần Lan gia nhập vào tháng 4 năm 2023 thì việc kết nạp của Thụy Điển bị trì hoãn do sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Đặc biệt, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có những hành động cản trở việc gia nhập của Thuỵ Điển: Vì ông cáo buộc Thụy Điển cung cấp nơi trú ẩn cho “những kẻ khủng bố” thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK). Sau khi Mỹ hứa cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan đã nhượng bộ. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ và cuối cùng là quốc hội Hungary đã phê chuẩn việc gia nhập của Thụy Điển vào đầu năm nay.
Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 12 März 2024
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét