Powered By Blogger

CÁC QUỐC GIA CHÂU ÂU TUYÊN BỐ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN

Trong bối cảnh các lãnh đạo trên thế giới đang thúc đẩy hành động chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, năng lượng tổng hợp hạt nhân đang được xem là nguồn năng lượng của tương lai khi mà nó có thể giải quyết đồng thời hai vấn đề nóng của nhân loại: biến đổi khí hậu và bảo đảm năng lượng bền vững trong nhiều triệu năm.

Những cuộc thảo luận về nguồn năng lượng hạt nhân đang được thảo luận sôi nổi trên toàn cầu, sau khi loại phản ứng tạo ra năng lượng tổng hợp hạt nhân này trở thành chủ đề chính tại một phiên họp trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh), do loại phản ứng này có thể tạo ra nguồn năng lượng gần như vô hạn mà không phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, hoàn toàn phù hợp với những tiêu chuẩn về chuyển đổi năng lượng mà thế giới đang hướng đến.

Một Hội nghị thượng đỉnh năng lượng hạt nhân lần đầu tiên được tổ chức tại Bỉ Trên trang web chính thức của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), cơ quan này cho biết sẽ phối hợp với Bỉ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh năng lượng hạt nhân ở Brussels từ ngày 21 đến 22-3-2024.

Đức từ lâu đã nói lời tạm biệt với nguồn năng lượng điện hạt nhân, nhưng khoảng 30 quốc gia cam kết mở rộng năng lượng hạt nhân. tại hội nghị thượng đỉnh Brüssel, và đây chinh là một lập luận:trong việc  bảo vệ môi trường. Một biện pháp tốt thứ hai sau thuỷ điện và phù hợp với các quyềt định mới của EU về việc giảm thải CO2.

Khoảng 30 quốc gia trên thế giới muốn hướng tới việc mở rộng nhanh hơn và tài trợ dễ dàng hơn cho các nhà máy điện hạt nhân. Đây là tuyên bố chung tại hội nghị thượng đỉnh năng lượng hạt nhân quốc tế đầu tiên ở Brussels cho biết: “Chúng tôi cam kết khai thác triệt để tiềm năng của năng lượng hạt nhân”.

Nó cho biết điện từ các nhà máy điện hạt nhân là cần thiết để giảm lượng khí thải CO₂ gây hại cho khí hậu. Cuộc họp có sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ từ Pháp, Hoà Lan và Ba Lan cũng như các đại diện cấp cao của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.

Trong tuyên bố của mình, các chính trị gia lên tiếng không chỉ ủng hộ việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới mà còn ủng hộ việc kéo dài tuổi thọ của các nhà máy hiện có. Họ còn ủng hộ việc khai triển nhanh chóng những lò mới hơn và nhỏ hơn.

Kêu gọi hỗ trợ tài chính

Các chuyên gia trên khắp thế giới đang nghiên cứu các lò phản ứng hạt nhân mới. Chúng sẽ tiết kiệm hơn và an toàn hơn các hệ thống trước đây. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đã đưa ra một kết luận hoàn toàn khác trong một nghiên cứu toàn diện. 

Những người tham gia kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới tăng cường hỗ trợ cho các dự án hạt nhân và chỉ ra rằng, theo quan điểm của họ, các nguồn năng lượng thay thế khác cho đến nay đã được các ngân hàng phát triển ưu đãi. Đức, quốc gia đã dần loại bỏ năng lượng hạt nhân, đã không tham dự cuộc họp.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, có 415 lò phản ứng đang hoạt động trên toàn thế giới để sản xuất điện. Tại Hội nghị Khí hậu Thế giới vào cuối năm ngoái, khoảng 20 quốc gia đã tuyên bố rằng họ sẽ tăng gấp ba công suất sản xuất năng lượng hạt nhân vào năm 2050.

Sự kiện này cũng đi kèm với các cuộc biểu tình. Năng lượng hạt nhân bị chỉ trích chủ yếu vì rủi ro cao, thể hiện qua thảm họa lò phản ứng ở Chernobyl, lúc đó là một phần của Liên Xô và ở Fukushima, Nhật Bản. Các chuyên gia cũng phàn nàn rằng k nghệ này không phù hợp để tạo ra sự khác biệt trong cuộc chiến chống khủng hoảng khí hậu vì thời gian xây dựng các lò phản ứng kéo dài. Ngoài ra, còn có vấn đề chưa được giải quyết về việc xử lý chất thải phóng xạ cuối cùng.

Thời sự từ Vũ Thái An, người lính VNCH, ngày 22 März 2024

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét